Giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày nay có một mối quan hệ
nồng ấm trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Thật sự khó có thể hình dung được
điều này nếu quay trở về thời điểm nửa sau thập niên 1960 – khoảng thời gian
đen tối nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Đó là giai đoạn mà các lực lượng quân sự Hàn Quốc dưới
chế độ độc tài Park Chung Hee đã tham gia và gây nhiều tội ác trong cuộc chiến
do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Theo giáo sư người Hàn Quốc Heonik Kwon, tác giả
của nhiều cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, đã có trên 43 vụ thảm
sát đẫm máu do binh lính Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam được ghi nhận, trong
đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người.
Giờ đây, chương lịch sử u ám đó đã được khép lại,
nhưng không có nghĩa là nó sẽ bị lãng quên vĩnh viễn. Các thế hệ sau cần ghi
nhớ khoảng tối lịch sử này như một bài học đắt giá để biết trân trọng mối quan
hệ mình đang có, cũng như để những câu chuyện đau buồn không còn có cơ hội xảy
ra trong tương lai.
Vụ thảm sát Thái Bình
Vào một buổi sáng sớm của tháng 2/1966, một toán quân
thuộc Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ của Hàn Quốc đã tiến vào làng Thái Bình (tỉnh
Quảng Nam) trong một cuộc càn quét các du kích Giải phóng.
Tuy vậy, chúng chỉ tìm thấy trong ngôi làng 68 người,
hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những con người vô tội và không có khả
năng kháng cự này đã trở thành đối tượng để “Mãnh Hổ” trút giận. Bằng hàng loạt
phát súng và cả một quả lựu đạn, lính Hàn Quốc đã giết hại dã man 65 người.
Ba người may mắn sống sót trong vụ thảm sát sau đó đã
trở thành nhân chứng tố cáo tội ác của Sự đoàn Mãnh Hổ.
Vụ thảm sát Diên Niên – Phước Bình
Vào sáng ngày 9/10/1966, một trung đội lính Hàn Quốc
thuộc Tiểu đoàn 3 – Lữ đoàn Rồng Xanh bắt đầu tập kích từ căn cứ đồi tranh
Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vào thôn Phước Bình.
Sau đó, chúng đổ quân càn quét, lùng sục tất cả nhà dân và hầm chống phi pháo,
cưỡng bức nhân dân xóm Bình Trung (thôn Phước Bình) tập trung về sân trường học
của thôn.
Sau khi tập trung dân, chúng bắt đầu xả súng và ném
lựu đạn vào nhóm dân thường. Vụ giết chóc này làm 68 người dân thôn vô tội ngã
xuống, trong đó có 21 cụ già, 47 phụ nữ và trẻ em.
Vụ thảm sát Bình Hòa
Ngày 3/12/1966, nhằm trả đũa các hoạt động du kích của
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, lính Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc càn
quét tại xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Tổng cộng, trong thảm sát Bình Hoà, lính Hàn Quốc đã
giết hại 430 người, trong đó có 269 phụ nữ (12 phụ nữ bị cưỡng hiếp đến chết),
104 người già, 174 trẻ em. 3 gia đình bị giết sạch không còn một ai.
Vụ thảm sát Bình An
Ngày 23/1/1966, quân Hàn Quốc bất ngờ tổ chức một cuộc
tấn công vào Bình An (Nay là xã Tây Vinh – Huyện Tây Sơn – Tỉnh Bình Định).
Chúng bao vây từ 4 phía với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng của ta, nhưng
đã bị đánh trả quyết liệt.
Tức tối vì không đạt được mục đích, ngày 7/2/1966, các
đơn vị lính Hàn Quốc bắt đầu tiến hành một chiến dịch tấn công tàn bạo bằng vũ
khí hạng nặng.
Chúng tìm kiếm các hầm trú ẩn của dân ven làng, thả
lựu đạn cay bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát. Ngay trong ngày
đầu chiến dịch, 58 người dân đã bị giết hại.
Những ngày sau đó, cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng
mở rộng qui mô và sự dã man. Trong ngày 12/2, 109 người đã bị giết hại. Ngày
23/2, tại khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh, lính Hàn đã dồn 90 người
dân tới, dùng súng trung liên hạ sát toàn bộ.
26/2 là ngày đẫm máu nhất, khi lính Hàn Quốc dồn tất
cả những người chúng bắt được ở các nơi về Gò Dài (thôn An Vinh). Chúng đã giết
hại 380 người bằng những hành động man rợ như hãm hiếp rồi dùng lưỡi lê đâm vào
cửa mình phụ nữ, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em…trên 1.000 dân lành bị giết
hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em. Sự sống ở Bình An gần
như bị hủy diệt hoàn toàn.
Vụ thảm sát Cây đa Dù
Sáng mùng 4 tháng Giêng năm Mậu Thân (12/2/1968),
người dân các làng Phong Nhất, Phong Nhị ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã bị
đánh thức bởi tiếng đạn pháo và súng máy. Sau đó, lính Hàn Quốc xuất hiện và áp
giải rất nhiều phụ nữ, người già, trẻ em đến cây đa Dù ven quốc lộ 1A. Tất cả
những người này sau đó đã bị hành quyết một cách dã man.
Theo các báo của của Mỹ, từ 70 – 80 người dân không có
vũ khí đã thiệt mạng. Đơn vị gây ra tội ác chiến tranh này là Lữ đoàn Thủy quân
Lục chiến số 2 của Hàn Quốc.
Vụ thảm sát Hà My
Tờ mờ sáng 26 tháng Giêng năm Mậu Thân (25/2/1968),
nhằm cưỡng bức người dân vùng bám trụ vào ấp chiến lược, hai đại đội lính của
Lữ đoàn Rồng Xanh đã kéo đến bao vây làng Hà My (xã Điện Dương, huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam).
Chúng gom người già, phụ nữ, trẻ em về xóm Tây ở ba
điểm: Trước nhà ông Nguyễn Điểu (42 người); hầm nhà bà Lê Thị Thoại (16 người)
và nhà ông Nguyễn Bính (74 người). Sau đó, chúng dùng súng tiểu liên, cối, lựu
đạn, bắn và ném xối xả về phía người dân. Man rợ hơn, sau khi tàn sát, chúng
phóng hỏa đốt thiêu, thịt cháy khét, chỉ còn xương chất thành đống, chẳng ai
còn gương mặt để nhận dạng. Vụ thảm sát đã khiến 135 người bị sát hại, trong đó
chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.
Vụ thảm sát Duy Trinh
Sáng 14/8/1968, lính Hàn Quốc đóng tại Hòn Bằng, cách
làng Duy Trinh (Quảng Nam) chừng 400 m bắt đầu càn vào làng. Vừa đi chúng vừa
bắn. Phần lớn người ở lại là người già, trẻ con và phụ nữ chạy xuống hầm trú
ẩn.
Tổng cộng, 32 đồng bào đã bị giặc giết trong vụ thảm
sát ở làng Duy Trinh.
Nếu như sự tàn bạo của lính Mỹ với thường dân Việt Nam
đã hứng chịu sự trừng phạt của dư luận Mỹ và quốc tế chỉ sau một thời gian
ngắn, thì những vụ việc tương tự do lính Hàn Quốc gây ra đã không được nhắc tới
sau một thời kỳ dài.
Trong vài thập kỷ sau chiến tranh, do chính sách của
các nhà cầm quyền, người dân Hàn Quốc hầu như không có thông tin gì về các hoạt
động trong quá khứ của binh lính Hàn Quốc tại Việt Nam. Phải tới đầu những năm
2000, những bằng chứng về tội ác mới bắt đầu được truyền thông Hàn Quốc đưa ra
qua tiết lộ của các cựu quân nhân Hàn Quốc ở Việt Nam.
Những tiết lộ này đã phơi bày chi tiết sự tàn nhẫn
trên một mức độ khó tưởng tượng của binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt
Nam, gây ra một cú sốc trong dư luận về vai trò của người Hàn Quốc trong cuộc
chiến tranh Việt Nam.
Trong một cuộc thăm dò dư luận do Uỷ ban Hoà Bình của
Tổ chức đoàn kết quốc tế của Hàn Quốc (KHIS) tiến hành, 77,9% người tham gia
cho rằng, chính phủ Hàn Quốc cần xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn
nhân Việt Nam vì những tội ác mà các đội quân của chế độ Park Chung Hee đã gây
ra.
Thế nhưng một đám ba càng xưa kia bám gót Mỹ bên kia
bán cầu Tây, vẫn ung dung tri ân, tưởng niệm chính những kẻ mà cha ông chúng
từng rước hàng chục quốc gia, trong đó có lính Nam Hàn từng ra tay sát hại đồng
bào mình như vậy? Đúng thật là khốn kiếp!./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét