Lợi dụng những khó khăn của Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung, trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những diễn biến phức tạp, xung đột, khủng bố vũ trang, suy thoái kinh tế… diễn ra trên phạm vi toàn cầu; các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị… đã triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để “tung ra” những thông tin sai sự thật nhằm xuyên tạc, chống phá công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam…
Họ xuyên tạc chính sách ngoại giao
và nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của nước ta để nêu lên những “đề xuất”, “kiến nghị”
vô căn cứ như đòi thay đổi chính sách ngoại giao của Việt Nam, cho rằng Việt
Nam “nhu nhược, hèn nhát”, “làm ngơ về Biển Đông”… từ đó với mưu đồ xấu xa chống
phá Đảng, Nhà nước …
Trên thực tế, nhiệm vụ bảo vệ biển
đảo luôn Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bằng đường lối,
quan điểm nhất quán, đúng đắn, phù hợp với luật pháp quốc tế và tình hình thực
tiễn…
Ngay sau khi đất nước thống nhất,
ngày 12/5/1977, Việt Nam đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Tiếp đó, ngày 12/11/1982,
Chính phủ đã ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt
Nam. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiến hành đàm phán giải
quyết vấn đề phân định vùng biển chồng lấn với các quốc gia có liên quan trong
giai đoạn sau này. Những hiệp định phân định ranh giới mà Việt Nam ký kết với
các quốc gia trên thế giới mang ý nghĩa quan trọng, góp phần khẳng định chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; đồng thời, tạo thuận lợi
cho công tác quản lý, khai thác các vùng biển và thúc đẩy hợp tác với các nước
láng giềng. Đây là một minh chứng cho thấy, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan
tâm, chủ động, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Trên thực tế, mỗi khi chủ quyền và
quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông bị xâm phạm, nước ta luôn thể hiện
quan điểm kiên quyết đấu tranh phản đối. Đồng thời, thông qua các diễn đàn, các
cuộc gặp gỡ trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao với các nước trên thế giới
có tiếng nói kịp thời đối với những hành vi vi phạm. Việt Nam cũng luôn chủ
động, tích cực và kiên trì giải quyết những bất đồng tồn tại về biên giới lãnh
thổ trên biển và đất liền với các nước liên quan nhằm thúc đẩy quan hệ hữu
nghị, hợp tác, góp phần củng cố hòa bình, an ninh khu vực; tăng cường vị thế
trên trường quốc tế; Việt Nam luôn phản đối chiến tranh, xung đột dưới bất cứ
hình thức nào, đồng thời nhất quán với quan điểm mọi tranh chấp, bất đồng phải
được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982 và pháp luật quốc tế có liên quan, giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển …
Đồng thời, sẵn sàng về lực lượng,
phương tiện, phương án, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của Tổ quốc, đó là những biện pháp thể hiện sự khôn khéo, mềm dẻo
về sách lược, kiên quyết về mặt nguyên tắc để đạt được mục tiêu đề ra…
Việt Nam cũng luôn quan tâm xây dựng
lực lượng vũ trang cách mạng nói chung, lực lượng bảo vệ biển đảo nói riêng
chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Tổ quốc. Không ngừng quan tâm bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng
hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…
Do đó, mỗi người dân cần nhận rõ,
kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội chính trị… với công tác bảo vệ biển đảo của Đảng,
Nhà nước ta; đồng thời chung tay cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN nói chung, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc nói riêng trong
mọi tình huống./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét