Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

CHIÊU TRÒ “THUA LẠI XUYÊN TẠC LỊCH SỬ” CẦN PHẢI CẢNH GIÁC

 


Vừa qua, lực lượng phản động tại Hải ngoại đã phát hành bộ phim "Cảm tình viên" (The Sympathizer). Nội dung lấy bối cảnh Việt Nam trước năm 1975 được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết hư cấu cùng tên của nhà văn Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt. Cuốn tiểu thuyết kể về hành trình của một người tình báo cộng sản nằm vùng trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước 30/4/1975 tiếp tục hoạt động tình báo (theo nội dung chính là trốn sang Hoa Kỳ cùng cấp trên là Tướng của mình trong bộ máy chính quyền Sài Gòn khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang dần sụp đổ). Khi sống trong cộng đồng người tị nạn, tiếp tục bí mật theo dõi cộng đồng và báo cáo lại cho đơn vị tình báo trong nước. Nhân vật này có sự thay đổi nhận thức khi vào trong trại cải tạo, lung lạc tinh thần và cuối cùng là trốn chạy sang Mỹ.

Phim được đầu tư và phát sóng trên HBO, phát trực tuyến trên Max, thời gian khởi chiếu vào ngày 14/4/2024, quy tụ nhiều ngôi sao điện ảnh trong đó có cả người Việt trong nước và hải ngoại, được cộng đồng hải ngoại đón chờ. Với nội dung xuyên tạc như vậy, bộ phim không được phép bấm máy ghi hình ở trong nước mà phải như nhiều bộ phim về lịch sử Việt Nam do đơn vị nước ngoài sản xuất khác là bấm máy tại Thái Lan và Mỹ.

Bộ phim được công chiếu ngay sát thời điểm nhạy cảm, kỷ niệm chiến thắng 30/4 giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước của ta với rất nhiều ý đồ đan xen. Một số nguồn tin không chính thức cho rằng "hiện nay không thấy bất kỳ tờ báo nào trong nước nhắc đến bộ phim này" là sai, đã có một số tờ báo lớn trong nước mà chúng tôi thường xuyên nhắc tên có bài viết về bộ phim này.

Phim "Cảm tình viên" (The Sympathizer) xuyên tạc sự thật khi thể hiện cái nhìn không mấy hồ hởi, phấn khởi của người dân Sài Gòn khi đoàn quân Giải phóng tiến về Dinh Doc Lap - Independence Palace. Trái lại, người dân Sài Gòn phải tháo chạy. Điều này đã được chứng minh bằng rất nhiều tài liệu Video lịch sử vào khoảnh khắc ngày 30/4 đó, khi bộ máy chính quyền ngụy Sài Gòn liên tục xuyên tạc về hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân khi tiến vào Sài Gòn. Một bộ phận người dân "chịu sức ảnh hưởng của người Mỹ tại Nam Việt Nam trước ngày 30/4/1975" đi theo họ mà họ gọi đó là "di tản", nhưng thực chất là lưu vong. Trong nhiều tài liệu lịch sử, Video, tranh ảnh được các phóng viên chiến trường người nước ngoài ghi nhận được chúng ta có thể thấy người dân Sài Gòn hồ hởi, phấn khởi, reo mừng chào đón đoàn quân giải phóng tiến vào thành phố, thậm chí còn dẫn đường, chạy theo quân giải phóng.

Thời gian qua, việc một số bộ phim do nước ngoài sản xuất đã được cơ quan chức năng kiên quyết xử lý, cấm phổ biến tại Việt Nam vì có nội dung xuyên tạc lịch sử, vi phạm chủ quyền quốc gia đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình và đánh giá cao của dư luận trong và ngoài nước. Đối với khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ cần nâng cao cảnh giác trước những thông tin sai lệch liên quan đến lịch sử Việt Nam được các thế lực thù địch tuyên truyền thông qua các tác phẩm điện ảnh. Cần xác định việc nâng cao nhận thức về chủ quyền quốc gia là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, nhất là với giới trẻ. Bởi khi bị chính khán giả phản đối, quay lưng lại, các sản phẩm điện ảnh có nội dung sai lệch, thiếu lành mạnh sẽ không thể tồn tại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét