Có những kẻ cố chấp ôm mộng “cờ vàng” dù đã trải qua gần nửa thế kỷ cái thây ma Việt Nam Cộng hòa đã bị ném vào sọt rác lịch sử mà vẫn khăng khăng ảo tưởng rồi tung hô những “niềm tự hào” rất vô lý. Mới đây một số kẻ u mê ấy lại “vớt lên” thông tin để rồi “tự sướng” với nhau.
Chẳng là vừa rồi trên trang
facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân có bài viết: “Chuyện ít người biết về mã
số quốc tế +84 vẫn còn tồn tại đến hôm nay” của tác giả Phương Lê nào đó. Tên
này hào hứng với một niềm tự hào rất chi là nực cười: “Mặc dù chế độ Việt Nam
Cộng Hòa đã sụp đổ trong sự kiện 30/4/1975 và đến ngày 2/7/1976 Việt cộng đã
đổi tên các đường phố ngõ ngách ,Sài Gòn thành TPHCM… Tuy nhiên có những cái mà
chúng không thể thay đổi được mà thế giới đã công nhận trước đó. Đó là mã số
vùng điện thoại của Việt Nam 84 chính là mã số vùng của Sài Gòn ngày xưa”. Thực
ra, đó là chuyện rất bình thường chẳng có gì đáng tự hào một cách vô lối như
thế cả. Tra cứu theo những chỉ dấu lịch sử, năm 1951, dưới quyền của Bảo Đại –
người đứng đầu của cái gọi là chính quyền Quốc gia Việt Nam (nhiệm kỳ của thủ
tướng Trần Văn Hữu), Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức viễn thông quốc tế
(ITU), gồm các lĩnh vực vô tuyến, viễn thông. Cũng từ lúc đó, Việt Nam được
phân bổ cho đầu số viễn thông là (84). Đầu số này được sử dụng cho tới tận ngày
nay (mã vùng điện thoại quốc tế), tức là các mạng viễn thông ở nước ngoài liên
hệ với Việt Nam qua đầu số 84 này.
Được biết, ITU có tiền thân là
Liên minh Điện báo quốc tế – International Telegraph Union, thành lập năm 1865
ở Paris. Ngày 15 tháng 7 năm 1947, ITU đã chính thức trở thành tổ chức chuyên
môn của Liên Hợp quốc, trụ sở đặt tại Genève, Thụy Sĩ. Sau năm 1955, chính
quyền VNCH ở miền Nam kế thừa tư cách thành viên ITU và mã quốc gia 84 từ chính
quyền Quốc Gia Việt Nam trước đó. Năm 1976, vị trí thành viên ITU đã được Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp nhận cho đến ngày nay. Như vậy mã quốc gia
(84) mà Việt Nam đang được sử dụng là kế thừa từ năm 1951. Các hoạt động của
ITU bao trùm tất cả các vấn đề thuộc ngành Công nghệ Viễn thông và Thông tin
gồm có điều phối các quốc gia trên toàn cầu trong việc chia sẻ và sử dụng các
tài nguyên Viễn thông như tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các nước đang phát triển và xây dựng các
tiêu chuẩn chung trên thế giới về kết nối các hệ thống liên lạc. ITU cũng đang
tham gia nghiên cứu và tìm giải pháp cho các thách thức chung trên toàn cầu
trong thời đại hiện nay như biến đổi khí hậu và bảo mật, an toàn thông tin.
Nói thêm rằng, có nhiều người
thắc mắc là vì sao lại chọn cho Việt Nam đầu số 84, nó có ý nghĩa gì? Thực ra
các quốc gia không được quyền chọn lựa đầu số này mà nó được gán theo vùng.
Theo đó Việt Nam thuộc về vùng số 8, gồm các nước Đông Á, trong đó 81 là Nhật,
82 là Hàn Quốc, 84 Việt Nam, 853 Macau, 855 Campuchia, 856 Lào, 86 Trung Quốc,
866 Đài Loan… Như vậy có nghĩa là đầu số 84 gần như được “mặc định” sẵn cho
lãnh thổ Việt Nam. Nếu các thực thể chính trị trước đây như Quốc gia Việt Nam
hay Việt Nam Cộng hòa không gia nhập ITU thì đến sau 1975 khi nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia tổ chức này thì vẫn là đầu số 84 mà thôi. Hoàn
toàn không có ý nghĩa kế thừa hay là di sản thừa kế gì mà cái thây ma Việt Nam
Cộng hòa để lại như những lời lẽ hân hoan vô lối mà Phương Lê kia tuyên truyền
trên trang facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân.
Câu chuyện Sân bay Tân Sơn Nhất
với mã IATA (Hiệp hội vận tải quốc tế): SGN cũng tương tự như vậy. Không phải
chúng ta tiếc thương hay sợ hãi gì những “di sản” của cái thây ma Việt Nam Cộng
hòa mà vấn đề là phải linh hoạt để hội nhập.
Cũng cần phải nói thêm rằng, do
nhu cầu hội nhập quốc tế cũng như phát triển đất nước nên có những lĩnh vực
chúng ta đành phải tiếp nối những nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm thậm chí là
những khoản nợ của “cái thây ma” Việt Nam Cộng hòa để lại. Theo các chuyên gia,
về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam Cộng hòa là một thực thể
chính trị có tồn tại trong một thời gian không ngắn (1954-1975). Có thể khi còn
đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là
chuyện thường tình, song chính trị thì có thể thay đổi nhất là khi đất nước đã
được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để
phát triển hùng cường và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc.
Đang có những luồng ý kiến từ
các nhà khoa học lịch sử cũng như công pháp quốc tế cho rằng việc công nhận
Việt Nam Cộng hòa như một thực thể từng tồn tại trong khoảng thời gian
(1954-1975) có lợi trong việc tiếp nối các mối quan hệ quốc tế mà lợi ích lớn
nhất là việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung
Quốc. Và đây nữa theo những thông tin được tìm hiểu, cho đến khi sụp đổ Việt
Nam Cộng hòa còn nợ Hoa Kỳ 145 triệu USD. Theo Wikipedia, các khoản cho vay lớn
của Hoa Kỳ là để giúp Việt Nam Cộng hòa đóng tiền gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(4 triệu USD năm 1956), đổi mới hệ thống viễn thông (6,8 triệu USD năm
1958-1959), phát triển đội tàu hỏa (9,7 triệu USD năm 1959, 9,7 triệu USD năm
1961), mở rộng hệ thống dẫn nước từ sông Đồng Nai về Sài Gòn (17,5 triệu USD
năm 1960), xây dựng một nhà máy nhiệt điện ở Thủ Đức (12,7 triệu USD năm 1961),
hỗ trợ chương trình Người cày có ruộng (5 triệu USD năm 1970). Theo thỏa thuận
giữa hai bên, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trả ngay cho Hoa Kỳ
một khoản “downpayment” hơn 8,5 triệu USD tiền lời trong vòng 30 ngày kể từ
ngày hai bên ký thỏa thuận. Sau đó Việt Nam trả đều đặn số nợ còn lại từ tháng
7 năm 1997, đến cuối năm 2019 thì hết. Từ khi thiết lập bang giao với Việt Nam
vào năm 1995 cho đến nay, Hoa Kỳ tài trợ cho Việt Nam hàng trăm triệu USD cho
nhiều dự án, chương trình nhưng từ chối xóa món nợ vừa nêu. Đó cũng là một
trong những điều kiện để họ chấp nhận bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Chúng ta đã đứng trước những bài toán khó không chỉ đơn giản vì tiền mà còn rất
tế nhị trong những vấn đề về lịch sử cũng như công pháp quốc tế.
Để bình thường hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta đã phải rất uyển chuyển để có những cách làm phù hợp thậm chí là phải trả giá bằng tiền như “phải đứng ra gánh khoản nợ của VNCH để trả cho Mỹ”. Bởi thế những niềm tự hào kiểu như “Việt Cộng không dám xóa bỏ đầu số 84 hay mã sân bay SGN” là hoàn toàn ảo tưởng của những kẻ u mê giờ vẫn còn mộng “cờ vàng, phục quốc” mà điểm hình là Phương Lê cũng như đám người bệnh hoạn của tổ chức khủng bố Việt Tân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét