Trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội, pháp luật, pháp chế tuy là những yếu tố quan trọng để điều hành bộ máy nhà nước, quản lý xã hội nhưng bên cạnh đó không thể thiếu kỷ cương. Pháp luật, pháp chế có đầy đủ đến đâu cũng không thể bao quát hết được các quan hệ xã hội mà nó cần điều chỉnh, nên bên cạnh đó, cần có kỷ cương. Kỷ luật, kỷ cương trong xã hội ở chừng mực nhất định được hiểu là trạng thái ở đó xã hội và các quan hệ tương tác giữa người với người nằm trong một trật tự ổn định; đôi khi còn được hiểu chính là những quy tắc, quy định do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh hành vi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm duy trì xã hội hoặc các thành tố của xã hội trong một trật tự nhất định.
Kỷ
cương đóng vai trò quan trọng cho việc vận hành xã hội có nền nếp, trật tự.
Không ai khác, chính nhân dân là chủ thể tạo nên kỷ cương của xã hội. Tuy vậy,
nhân dân không thể đứng ngoài hay đứng trên kỷ cương mà nhân dân cũng phải chịu
điều chỉnh bởi kỷ cương. Không có kỷ cương thì không có sự phát triển của xã
hội và theo đó dân chủ cũng không được phát huy. Kỷ cương được đặt ra để mọi
người cùng tuân thủ, chấp hành, chính là vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi công
dân khi có quyền làm chủ thì phải tự giác thực hiện nghĩa vụ của người làm chủ.
Quyền lợi gắn liền với nghĩa vụ, lợi ích gắn liền với trách nhiệm. Đó là thực
chất của dân chủ.
Trong bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, dân chủ
và kỷ cương là hai mặt thống nhất trong chỉnh thể cơ chế vận hành đúng đắn,
lành mạnh của xã hội, nghĩa là: trong yếu tố dân chủ thực sự đã bao hàm cả yếu
tố kỷ cương và kỷ cương để bảo đảm cho tính dân chủ được vững chắc; trong yếu
tố kỷ cương đã bao hàm cả tính chất dân chủ của nó. Ngày nay, dân chủ và kỷ
cương là hai thành tố (trạng thái) khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó, không thể
tách rời nhau. Dân chủ là quá trình phát triển từ thấp đến cao, tùy từng giai
đoạn nhất định và có giới hạn là kỷ cương, pháp chế, buộc tất cả mọi người phải
tuân thủ. Cũng như dân chủ, kỷ cương cũng phải được định chế bởi pháp luật,
không lợi dụng kỷ cương để can thiệp vào quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, tức là, kỷ cương là nhân tố làm cho dân chủ được phát huy đúng định
hướng, không vượt qua giới hạn được phép.
Như vậy, xét tổng thể mối quan hệ trên, nhân dân là nhân tố
then chốt, quyết định, kết nối các thành tố cấu thành. Bởi lẽ, nhân dân là
trung tâm, là gốc rễ của quyền lực nhà nước, xã hội. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí
Minh kết luận: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới
không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”; “Không ai
chiến thắng được lực lượng đó”. Pháp chế, kỷ cương sẽ không được thực hiện nếu
không có dân chủ, dân chủ không được phát huy, nhân dân không được làm chủ. Tuy
nhiên, thực tiễn cho thấy: Quyền làm chủ của nhân dân có
lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân
chủ với kỷ cương, pháp luật. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội
ít nhiều còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực chưa
nghiêm. Một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo còn thiếu tôn trọng và
phát huy quyền làm chủ của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh
đạo ở một số nơi còn có biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân
chủ hình thức. Ở nơi nào dân chủ không được bảo đảm, thì ở đó, pháp chế, kỷ
cương bị buông lỏng và ngược lại… Do vậy, thực hành dân chủ và tăng cường pháp
chế, bảo đảm kỷ cương xã hội phải được tiến hành đồng bộ, tuyệt đối không được
coi nhẹ mà bỏ qua bất kỳ nhiệm vụ nào, trên cơ sở phát huy cao độ vai trò của
nhân dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét