Mới đây, trên một số trang mạng, các đối tượng phản động đăng bài viết có nội dung đả kích, xuyên tạc, rêu rao rằng: Đội ngũ cán bộ chủ chốt các cơ quan nhà nước đang “nêu gương đạo đức giả" trước người dân; tham nhũng ở Việt Nam diễn ra tràn lan là do hỏng từ đội ngũ cán bộ chủ chốt; đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ “tắm từ vai xuống” và thực chất là “cuộc chiến phe phái”... Cùng với đó, một số bài viết của những kẻ chống phá đã cố tình vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Lợi dụng không gian mạng, chúng tăng cường tung tin: Cán bộ A, cán bộ B đã nhúng chàm, cán bộ C đang bị giam lỏng...
Ở khía cạnh khác,
có đối tượng phản động, bất mãn lại rêu rao: Ngoài hầu hết cán bộ chủ chốt tham
nhũng thì số còn lại do “thế hèn sức mọn” nên cố tình né tránh, không dám
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Chúng còn đưa ra luận điệu vu cáo cuộc đấu
tranh chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là “bỏ sâu to, bắt sâu nhỏ” và “sâu
to bắt sâu nhỏ”(?)... Rồi chúng dùng chiêu bài “phỏng vấn những người yêu nước”
(thực chất là những người đang có tư tưởng bất mãn, phản động) để những người
này bày tỏ ủng hộ những điều vu khống, xuyên tạc, quy chụp của chúng, bịa đặt rằng
“người dân Việt Nam đã mất niềm tin vào đội ngũ cán bộ của Đảng, nhất là cán bộ
chủ chốt”...
Điều ai cũng nhận
thấy là các thế lực thù địch, phản động, bất mãn đều tập trung vu khống, quy chụp,
xuyên tạc, nói xấu đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, bởi âm mưu, thủ đoạn
chống phá của chúng vô cùng nham hiểm, tinh vi: Làm mất niềm tin của cán bộ, đảng
viên và nhân dân vào đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt. Chúng coi đó là biện
pháp hiệu quả nhất, con đường ngắn nhất để làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Chúng triệt để lợi dụng việc nhiều người dân không có điều kiện tiếp
xúc với lãnh đạo cấp cao, khó kiểm chứng thông tin... để tăng cường thực hiện “mưu
hèn kế bẩn” này.
Cán bộ giữ vai trò
quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách
mạng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vị trí, vai trò của đội
ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Người khẳng định, “cán bộ là cái gốc của mọi
công việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém”. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ quan trọng này, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh quan điểm chỉ
đạo: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người
đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Cán bộ và công tác cán bộ không những là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, mà còn là khâu then chốt trong
toàn bộ hoạt động của Đảng ta; điều này đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nhiều lần nhấn mạnh, coi công tác cán bộ là “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Cán bộ chủ chốt là
những người đứng đầu một ngành, một địa phương, một đơn vị công tác, sản xuất
kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị ở
đó, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo cán bộ công chức của mình hoàn thành nhiệm vụ
được giao phó. Có cán bộ chủ chốt giỏi thì đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật,
chuyên môn nghiệp vụ được sử dụng phát huy được mọi khả năng. Cán bộ chủ chốt
giỏi thì tổ chức đó sẽ mạnh, nâng cao được hiệu quả, chất lượng công tác.
Thế những, trong những
năm qua, cùng với những kết quả mang tính đột phá trong công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, có một thực tế đằng sau nhiều vụ tham
nhũng, tiêu cực, nhất là những vụ đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thường có
bóng dáng của một số cán bộ chủ chốt đơn vị, địa phương, ngành, thậm chí cả cán
bộ Trung ương. Đảng, Nhà nước ta đã kiên quyết chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến
hành kiểm tra, thanh tra, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm khắc, triệt để; kiên
quyết không để sót lọt người vi phạm và những cán bộ làm ngơ, dung túng, tiếp
tay, bao che. Trong 6 tháng đầu năm 2024, đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện
Trung ương quản lý; 308 tổ chức Đảng, 11.005 đảng viên; cho tôi giữ chức vụ 14
cán bộ diện Trung ương quản lý, 172 cán bộ diện cấp uỷ địa phương quản lý; kiến
nghị thu hồi 71.432,6 tỷ đồng, 24,9 ha đất; kiên snghị xử lý hành chính 856 tập
thể, 3.862 cá nhân; chuyển đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định
của pháp luật 269 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Mặt khác, tuy Việt
Nam đã xử lý không ít cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt các cấp có hành vi tham
nhũng, tiêu cực hoặc để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị thuộc
phạm vi quản lý của mình, thế nhưng đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”,
hoàn toàn không phải như thông tin mà các thế lực chống phá rêu rao, quy chụp rằng
“hầu hết cán bộ chủ chốt tham nhũng”. Thực tế cho thấy, những cán bộ có vi phạm,
tham nhũng, tiêu cực chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong đội ngũ cán bộ nói chung,
cán bộ chủ chốt các cấp nói riêng. Tuyệt đại đa số cán bộ, nhất là cán bộ chủ
trì, chủ chốt, người đứng đầu các cấp trong hệ thống chính trị đã nỗ lực phấn đấu
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là điển hình
tiêu biểu nhất.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì đáp ứng yêu cầu tình hình
mới, trước hết, cần đổi mới công tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí, sử dụng
cán bộ chủ chốt. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ chủ chốt theo hướng
xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn
các chức danh cán bộ và theo tiêu chí đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn chức
danh, theo hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân
dân. Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ chủ chốt. Trên cơ sở tiêu
chuẩn về trình độ, năng lực, cơ cấu theo quy định của Trung ương, chủ động xây
dựng quy hoạch ngay từ đầu nhiệm kỳ; chú trọng việc tạo nguồn cán bộ, phát hiện
những nhân tố trẻ, điển hình từ phong trào thi đua của các ngành, các cấp, các
lĩnh vực công tác. Thực hiện tốt phương châm “động” và “mở”; xác định quy hoạch
cấp ủy là nội dung trọng yếu trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tăng
cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tạo chuyển biến sâu sắc trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức
danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, coi đây là giải pháp
quan trọng hàng đầu trong thực hiện Chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Nâng
cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, sự gương mẫu, tinh thần vì Nhân dân phục vụ. Làm
tốt công tác luân chuyển cán bộ chủ chốt. Đẩy mạnh công tác luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 của Bộ Chính
trị về luân chuyển cán bộ. Kết hợp luân chuyển, đào tạo cán bộ với việc bố trí
một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý không là người địa phương ở các cấp
trong hệ thống chính trị.
Điều quan trọng nhất,
mỗi cán bộ chủ chốt phải nêu cao tinh thần “tự phê bình” và “phê bình”, kiên
quyết chống chủ nghĩa cá nhân, xem đó là “thang thuốc hay nhất”, “thang thuốc
thánh” để phòng, chống tham nhũng như Bác Hồ đã căn dặn. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác
cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền. Xây dựng, hoàn thiện thể chế để kiểm soát
quyền lực trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm
soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm. Thực
hiện công khai, minh bạch tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự; cung
cấp, trao đổi thông tin và giải trình khi có yêu cầu. Đẩy mạnh công tác kiểm
tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất; theo chuyên đề, chuyên ngành; của cấp
trên đối với cấp dưới; cấp dưới giám sát cấp trên. Coi trọng cả cảnh báo, phòng
ngừa và xử lý sai phạm. Xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ chủ chốt vi phạm
kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng quyền lực để thực hiện những
hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét