TƯ TƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
“Lấy dân làm gốc” là một trong những triết lý
sâu sắc trong kho tàng tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đó
đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta qua nhiều thời kỳ.
Tại
Đại hội XIII, tư tưởng lấy dân làm gốc đã được đúc kết thành bài học, với những
nguyên tắc cơ bản, định hướng mọi chủ trương, sách lược của Đảng trong giai
đoạn mới “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu
sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm lấy “dân làm gốc”; thật sự tin tưởng, tôn
trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm
“dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là
trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi
chủ trương, chính sách phải thật sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với
nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân
làm mục tiêu phấn đấu; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Điểm
mới trong Nghị quyết Đại hội Đảng XIII so với Nghị quyết Đại hội Đảng XII về tư
tưởng “lấy dân làm gốc” chính là “dân thụ hưởng”. “Dân thụ hưởng” nghĩa là
người dân có quyền được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới; khi
người dân được thụ hưởng, được thỏa mãn những lợi ích chính đáng, sẽ tạo thành
động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân dân hăng hái cống hiến và đóng góp nhiều hơn vào
sự phát triển của đất nước; thể hiện sự quan tâm thiết thực của Đảng và Nhà
nước đến đời sống của nhân dân; là sự phát triển trong nhận thức của Đảng, là
động lực để Đảng ta hoàn thiện các chủ trưởng, đường lối trong tiến trình phát
triển, lãnh đạo đất nước.
Qua
các giai đoạn cách mạng, tư tưởng “lấy dân làm gốc” không ngừng được bổ sung,
phát triển. Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm quan điểm lấy dân
làm gốc. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát
từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Dân
làm gốc chính là phải phát huy và bảo đảm tốt hơn, thực chất hơn quyền làm chủ
của nhân dân. Để chủ trương “lấy dân làm gốc” của Đảng ta đi vào cuộc sống thì
Đảng, Nhà nước cần quan tâm, chăm lo, đặt lợi ích của nhân dân lên trước hết và
trên hết trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách. Nhân dân được thụ
hưởng thành quả của quá trình phát triển. Bài học “lấy dân làm gốc” sẽ trở nên
sâu sắc và ý nghĩa hơn khi chủ trương này được thực thi một cách hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét