Trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ phải thực hiện đồng bộ các khâu: quy hoạch, nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển; trong đó, quản lý, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ là những khâu quan trọng nhất. Quản lý chặt chẽ, đánh giá cán bộ đúng thì mới quy hoạch, sử dụng đúng; trách nhiệm này thuộc về cấp ủy, tổ chức đảng nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá. Quá trình nhận xét, đánh giá cán bộ, cấp ủy các cấp phải bám sát Quy định số 89-NQ/TW, ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đồng thời, phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, uy tín để làm thước đo chủ yếu, đảm bảo thực chất, khách quan, minh bạch, công khai kết quả; chống chủ quan, cảm tính, phiến diện. Trên cơ sở nhận xét, đánh giá đúng cán bộ, cấp ủy các cấp chủ động rà soát, lựa chọn đưa vào quy hoạch, chuẩn bị nguồn đưa đi đào tạo tại các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội; tập trung nguồn trong quy hoạch, nguồn cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược, nguồn sau đại học và nguồn đào tạo ở nước ngoài; kiên quyết đưa ra khỏi nguồn những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn. Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải theo quy hoạch và hướng sử dụng; gắn kết quả học tập, kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao với tuyển chọn, bổ nhiệm, đề bạt nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, trước hết là bản lĩnh chính trị, năng lực tư duy, tính Đảng, tính nguyên tắc trong công tác. Cùng với đó, theo phân cấp quản lý cán bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ; nắm chắc lịch sử chính trị và vấn đề chính trị hiện nay, chú trọng xem xét về lập trường quan điểm, tư tưởng, phát ngôn, động cơ, thái độ chính trị, đạo đức, lối sống; chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, không để bị lợi dụng móc nối, lôi kéo; phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp cơ hội, bất mãn chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cần kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực và kiên quyết phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đây là giải pháp hết sức quan trọng, đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm việc “Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền,…”4 và Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị (khóa XIII), bảo đảm mọi quyền lực, quyền hạn đều được kiểm soát chặt chẽ và được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn. Quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm quy trình công tác cán bộ, bảo đảm công khai, minh bạch tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nâng cao vai trò người đứng đầu trong công tác cán bộ; quản lý chặt chẽ, hiệu quả đội ngũ cán bộ theo các quy định của Trung ương. Tăng cường kiểm tra, sàng lọc, xử lý, thay thế, miễn nhiệm, cho từ chức người đứng đầu yếu kém về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tín nhiệm thấp, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc trong chỉ đạo, điều hành công việc. Đồng thời, xử lý nghiêm mọi biểu hiện tiêu cực, nhất là hiện tượng chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định trong xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh tiến lên hiện đại, đòi hỏi tiếp tục được nghiên cứu thấu đáo cả về lý luận và thực tiễn, bảo đảm cho đội ngũ này có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên từng cương vị, chức trách, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét