NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG
VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ
Mục tiêu xuyên suốt không thay đổi của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Có thể khẳng định: Chủ nghĩa đế quốc là
lực lượng đi đầu thúc đẩy chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam rất quyết liệt, bằng
các hoạt động “ngầm”, “mềm”, “sâu” thông qua việc lôi kéo, liên kết, hợp tác để
từng bước “thẩm thấu”, “chuyển hóa”, sử dụng thế lực phản động ngoài nước câu
kết với nhóm phản động và những kẻ cơ hội, chống đối trong nước để chống phá
cách mạng Việt Nam. Cùng với đó, một số đảng viên thoái hóa, biến chất, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng hùa theo các luận điệu của
các thế lực thù địch, phản động, làm cho tình hình an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội ở Việt Nam trở nên phức tạp. Trong bối cảnh hiện nay, nhận
diện đúng và đấu tranh hiệu quả trước các luận điệu sai trái của các
thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và lực
lượng vũ trang hiện nay có ý nghĩa thiết thực, góp phần cùng toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của
các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là thiết thực góp phần
cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Cụ thể trên
lĩnh vực kinh tế
Tuyên truyền
chống phá chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
của Đảng; kêu gọi tư nhân hóa nền kinh tế, thực hiện kinh tế thị trường tự do
theo kiểu phương Tây; triệt để khai thác các vấn đề phát sinh, những bất cập
trong quá trình triển khai các chính sách phát triển đất nước, trong giai đoạn
hiện nay, chúng tập trung Chống phá khu vực kinh tế Nhà nước, thúc đẩy
thành phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa phát triển, hướng lái nền kinh tế
chệch khỏi quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, từ đó làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt
Nam, phủ nhận công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, ngăn cản triển khai các dự án kinh tế. Tuyên truyền, sau hơn 38
năm đổi mới, chế độ Đảng trị ngày càng bất cập, đất nước kém phát triển, đời
sống của người dân không được cải thiện nhiều, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đang tạo kẽ hở để hình thành các “nhóm lợi ích”, tăng tình
trạng tham nhũng, độc lập dân tộc và chủ quyền biển đảo bị đe dọa. Chúng phát
động phong trào, kêu gọi, kích động người dân phản đối, ngăn cản triển khai các
dự án kinh tế, như Bô-xít Tây Nguyên, Sân bay Long Thành.
Lôi kéo, kích
động người dân, công nhân tụ tập tuần hành, đình công, phá hoại tài sản. Các
tổ chức trên đã đẩy mạnh đưa người xâm nhập vào các khu công nghiệp để “xây
dựng” đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên “hỗ trợ đấu tranh bảo vệ quyền
lợi, lợi ích hợp pháp của công nhân”; tổ chức thăm hỏi, tặng quà, phát tờ rơi,
kích động, xúi giục công nhân tổ chức đình công. Sau các hoạt động đình công
của công nhân ở một số khu công nghiệp trên cả nước, chúng cho rằng, đây là
“dấu hiệu đáng mừng”, vì “công nhân bắt đầu quan tâm hơn đến những vấn đề chính
trị, biết tự bảo vệ lợi ích của mình”.
Lợi dụng
các vấn đề nhạy cảm để kêu gọi, tập hợp lực lượng phản đối các quyết sách của
chính quyền. Điển hình, một số tổ chức đã lợi dụng thiếu sót, bất cập trong
triển khai thực hiện Dự án thay thế cây xanh của thành phố Hà Nội; sự cố môi
trường biển miền Trung, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2; hoặc khi Quốc hội
thông qua luật an ninh mạng, luật đặc khu hành chính đặc biệt ... để kích động,
lôi kéo người dân xuống đường tuần hành, biểu tình nhằm hình thành thói quen
phản đối các quyết sách của chính quyền, trước mắt gây thiệt hại về kinh tế, về
lâu dài sẽ tạo dựng phong trào đấu tranh chính trị lật đổ chế độ.
Chúng
xuyên tạc, việc thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn hội nhập sâu rộng làm thụt lùi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”, Việt Nam sẽ rơi vào suy thoái do sự thâu tóm của các
nước lớn. Việc duy trì kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo sẽ làm cho kinh tế
Việt Nam thiếu đi quy luật kinh doanh tự do. Không thể có kinh tế thị trường
gắn với định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình Nhà nước do Đảng “độc quyền” lãnh đạo
đã lỗi thời và bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và tiến bộ
xã hội. Việt Nam cần phải cải cách thể chế chính trị và Hiến pháp theo hướng
tam quyền phân lập để thúc đẩy nền kinh tế phát triển../
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét