VIỆT NAM LUÔN ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NHÂN DÂN
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn
giáo với hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo (chiếm 27% dân số), hơn 58.000 chức
sắc, 148.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo tôn giáo và 16
tôn giáo.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của
mọi người. Các quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo khuôn khổ
pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ
thể:
Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các
tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Như vậy, việc theo hay
không theo tín ngưỡng hoặc tôn giáo nào là quyền tự do của mỗi cá nhân, mỗi
công dân Việt Nam được Hiến pháp 2013 thừa nhận.
Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và cần
thiết phải điều chỉnh pháp luật về tôn giáo trong bối cảnh hội nhập quốc tế và
tình hình tôn giáo tiếp tục có những biến động, mở rộng không chỉ hoạt động tôn
giáo mà cả các hoạt động xã hội, ngày 18/11/2016, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIV đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo thay thế Pháp lệnh Tín ngưỡng,
tôn giáo. Theo đó, ngày 30/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín
ngưỡng, tôn giáo, tiếp tục tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã đánh dấu son
cho quá trình hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Cụ thể
hóa chủ trương nhất quán của Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Có ý
nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, phù hợp với chủ trương cải cách
thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện nay ở Việt Nam, đảm bảo lợi ích
của quốc gia, dân tộc và các tổ chức tôn giáo. Đồng thời, thông qua đó cũng
khẳng định với quốc tế, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm
trong việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Đây cũng chính là minh chứng rõ nét nhất để chống lại luận điệu xuyên tạc
của các thế lực xấu, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền dân chủ nhân quyền tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét