Nền tảng tư tưởng của Đảng là một bộ phận quan trọng, là nhân tố căn bản, cốt lõi, tạo cơ sở, tiền đề quyết định mọi hoạt động xây dựng, sinh hoạt và lãnh đạo của một Đảng. Với Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một khi nền tảng tư tưởng thay đổi, tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về mục tiêu, lý tưởng, nguyên tắc lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, phương hướng hoạt động chính trị của Đảng. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là yêu cầu tất yếu để xây dựng và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời đại mới.
Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của sự tổng hòa giữa niềm tin, trí tuệ dân tộc,
và sứ mệnh lịch sử. Từ mốc son 03/02/1930, cả dân tộc đoàn kết, bền lòng chiến
đấu, dựng xây dưới sự lãnh đạo của Đảng, lập nên những kỳ tích vang dội: đất nước
đã nở hoa độc lập, dân tộc kết trái tự do, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Thực tiễn lịch sử đã minh chứng rằng: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là đường
lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Song hành với quá trình hình
thành và phát triển của Đảng ta là sự chống phá điên cuồng, bất chấp thủ đoạn của
các thế lực thù địch. Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của BCT khóa XII về
“tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
4, đặc biệt là công nghệ thông tin, internet đã trở thành không gian xã hội mới
- “không gian mạng”. Khái niệm mới này được sử dụng phổ biến thời gian gần
đây ở Việt Nam, là một phần tất yếu của đời sống xã hội hiện đại; được hiểu là
“mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn
thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều
khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội
không bị giới hạn bởi không gian, thời gian”.
Sự ra đời nhanh chóng của Facebook,
Zalo, Youtube, Twitter, Tiktok, Instagram, Linkedin, Zingme, Google,..… - các
nền tảng kết nối cộng đồng đã xóa nhòa ranh giới giữa không gian thực và ảo,
làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của con người, tự nhiên đi vào đời
sống xã hội, trở thành một phần tất yếu không thể phủ nhận. Bên cạnh những
thông tin tích cực được tuyên truyền, lan tỏa, các thông tin xấu, độc như những
vi rút được thế lực thù địch nuôi cấy công phu, dần thâm nhập và sinh sôi trong
cộng đồng, gặm nhấm các “tế bào xã hội”, gây nhiễu động, rối loạn đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân.
“Việt Nam được đánh giá là 1 trong 20
nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới (chiếm 70% dân số). Khoảng
94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng
trung bình lên tới 6 tiếng mỗi ngày”. Lợi dụng sự quan tâm sử dụng mạng đã trở
thành nhu cầu, ý thức của cộng đồng, các thế lực thù địch đã và đang sử dụng
không gian mạng như một mặt trận chủ lực, biến hóa khôn lường, mang đến không
ít thách thức, khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện kinh
tế xã hội, an ninh phòng nói chung, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói
riêng.
Các quan điểm sai trái, thù địch được
truyền đi dưới dạng những thông tin phản khoa học, phản ánh sai sự thật, mang
đậm ý chí chủ quan của cá nhân người tung tin. Họ thường là những người có quan
điểm đối lập với Đảng, Nhà nước, chủ động xuyên tạc sự thật, bóp méo vấn đề,
bôi đen cuộc sống trên mọi phương diện, làm cho người tiếp cận hiểu sai vấn đề,
lệch lạc trong nhận thức, gây hoang mang dư luận, lâu dần dẫn đến tâm lý chán
ghét chế độ, bất mãn chính trị; thâm độc hơn, họ thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, ý thức xã hội, tiến hành “phi chính trị hóa” lực
lượng vũ trang nhân dân,… gián tiếp làm rối loạn trật tự xã hội,…..
Về đối tượng:
Đối tượng được nhằm đến là những người dân ít thông tin, trình độ nhận thức
thấp kém, một bộ phận giới trẻ thiếu kinh nghiệm sống, hiểu biết hạn chế, một
số ít cán bộ, đảng viên có biểu hiện do dự, dễ lôi kéo, thao túng. Gần đây, đối
tượng thù địch đặc biệt quan tâm đến những nhân vật có tai mắt, có tiếng tăm,
công trạng và tầm ảnh hưởng xã hội nhất định nhưng cái tôi, mưu cầu cá nhân quá
lớn, không đạt được tham vọng,… thành ra bất mãn, quay lưng nói xấu chế độ, nói
xấu cơ quan, đơn vị, đồng nghiệp nơi mình công tác,… gây ảnh hưởng xấu tới dư
luận,… Họ móc nối, lôi kéo các đối tượng cơ hội chính trị có cả cán bộ đương
chức, có tướng lĩnh đã nghỉ hưu và thành phần chống đối trong trí thức, văn
nghệ sĩ tăng cường chống Đảng, cổ xúy cho “dân chủ tư sản”, “xã hội dân sự”,
“xã hội dân chủ”.
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả
muốn mượn khái niệm “thế trận lòng dân” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái
thù địch là nhiệm vụ không của riêng ai, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân. Thế trận lòng dân - thế trận của sự đoàn kết, đồng tâm, nhất
đồng ý chí và hành động vì mục tiêu chung: đấu tranh, phản bác các quan điểm,
sai trái thù địch trên không gian mạng, được xây dựng trên 4 trụ cột quan trọng:
Một là,
phát huy vai trò của các lực lượng nòng cốt, đội ngũ cán bộ tuyên giáo, các
chuyên gia, cơ sở đào tạo chuyên ngành; thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
sâu, trang bị kiến thức, kỹ năng về vấn đề diễn biến hòa bình, các thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch, trong đó chú trọng việc đấu tranh phản bác
quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
Chỉ đạo thành lập, kiện toàn nhân sự và
đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 các cấp, kịp thời tham mưu cấp ủy tăng
cường công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội; tuyên truyền, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch, các luận điệu xuyên tạc đường lối, chủ
trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; âm mưu, thủ
đoạn thổi phồng những sơ hở, yếu kém của Đảng, Nhà nước ta nhằm kích động tâm
lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Chỉ đạo lập và kiểm soát tốt các tài khoản chính thức, là kênh thông tin
chính thống trên mạng xã hội đảm bảo kết nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Xây dựng và quản lý tốt lực lượng Streamer, Youtuber, Facebooker,.. chuyên
nghiệp: là những chuyên gia có tư tưởng chính trị vững vàng, khả năng diễn đạt
tốt, có sức lôi cuốn,… xây dựng chuyên trang để kịp thời thông tin các vấn đề
đến đông đảo đối tượng tham gia mạng xã hội.
Hai là, giữ
vững trận địa tư tưởng với tinh thần mỗi cán bộ, đảng viên là một chiến sỹ, mỗi
tổ chức đảng là một pháo đài tiên phong. Chúng ta chỉ có thể sử dụng công nghệ
để đấu tranh phản bác trên không gian mạng, do đó người tham gia đấu tranh cần
tự trau dồi trình độ tin học, ngoại ngữ, khả năng tiếp cận, khai thác mạng xã
hội và đặc biệt cần “giữ mình” kiên định lập trường, chủ động khéo léo trong
đấu tranh, phản bác, tránh mắc bẫy dư luận, dao động tư tưởng,…
Ba là,
củng cố bộ máy tổ chức, phát huy vai trò nòng cốt của các tổ chức đảng, khuyến
khích sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại cơ quan, đơn
vị.Xác định việc học tập, quán triệt nghiêm túc, triển khai đồng bộ Nghị quyết
số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới” là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, không thể
lơ là, mất cảnh giác. Thực sự coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị, tổ
chức hiệu quả việc học tập, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước để mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân,… tự
tạo dựng cho bản thân nền tảng tri thức chính trị - xã hội đúng đắn, khoa học,
đủ khả năng “tự đề kháng”, đủ trình độ nhận diện và đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái trên các trang mạng xã hội.
Bốn là,
trên trận địa thông tin: cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan báo chí, xuất
bản và trách nhiệm của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ mạng, cơ quan quản lý,
an ninh mạng. Nêu cao tinh thần chiến đấu, sự vào cuộc tích cực, kịp thời của
các cơ quan báo chí, truyền thông chính thống, đây phải là dòng chảy thông tin
chủ đạo, nhạy bén, là căn cứ, cơ sở kiểm chứng để công dân mạng nhận diện thông
tin chuẩn xác, từ đó khơi thông các luồng dư luận trái chiều đang phát sinh
trong đời sống xã hội.
Lợi dụng việc cơ quan báo chí, truyền
thông chính thống luôn có độ trễ về thời gian đăng tin (cần thời gian kiểm
chứng thông tin), các thế lực thù địch thường đi trước, “tung hỏa mù”, gieo
thông tin xấu, trái chiều làm hoang mang dư luận. Cần có biện pháp khắc phục và
hạn chế, rút ngắn tối đa khoảng trống này. Khi nhu cầu thông tin được đáp ứng,
thì nhu cầu tìm đọc các thông tin không chính thống - thông tin sai trái sẽ hạn
chế đi rất nhiều.
Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những
hành vi tham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức
và công dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội,
bảo vệ chế độ và bảo đảm cho kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững.
Trong những năm qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đã thu
được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo
không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong nhân dân. Các thế
lực thù địch liên tục sử dụng những luận điệu lập lờ, hòng biến việc xử lý các
vụ án tham nhũng, tiêu cực và cán bộ sai phạm ở nước ta thành chuyện “thanh
trừng, đấu đá nội bộ, phe cánh chính trị”.
Về hình thức, thủ đoạn: các
đối tượng xấu đã lập và sử dụng hàng ngàn website, blog, tài khoản mạng xã hội,
diễn đàn trực tuyến (với tên miền như *.com, *.org, *.net - đây là tên miền
quốc tế, không đăng ký ở Việt Nam) để tăng độ tin cậy, các trang này thường sử
dụng một số tin tức chính thống từ báo chí trong nước sau đó lắp ghép, thêm
thắt, bịa đặt nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước; hạ thấp uy tín của các nhà lãnh đạo;... Bên cạnh đó, các đối tượng thù
địch cũng không ngừng cung cấp và khuyến khích người dùng sử dụng các ứng dụng
bị nghi ngờ có phần mềm gián điệp cũng là một cách gián tiếp để theo dõi, ăn
cắp thông tin người dùng nhằm phát tán, phục vụ cho mục đích xấu. Thông tin
theo đường dẫn lan truyền dễ dàng và nhanh chóng qua mạng xã hội dễ làm người
dùng bị dẫn dắt, thụ động, và hầu như không có sự thẩm định và phản biện trong
việc tiếp nhận thông tin, dễ tạo tâm lý đám đông để kích động, lôi kéo tập hợp
lực lượng thành lập các nhóm.
Trong “thế trận lòng dân”, mỗi cá nhân,
đơn vị đều có sứ mạng, vai trò nhất định, có đội hình chuyên trách tiên phong,
có hậu phương kiên định, vững chắc. Chúng ta huy động trí tuệ tập thể, sức mạnh
tổng lực, để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không
gian mạng nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Sự nghiệp tranh đấu còn dài, diễn biến còn phức tạp. Vững tin vào sự lãnh đạo
của Đảng, nhất định thắng lợi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét