Hiển thị các bài đăng có nhãn BANCHUYENNUOC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BANCHUYENNUOC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI GẮN VỚI BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 


 

Trong những năm gần đây, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế của nước ta đã đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, góp phần củng cố lòng tin, xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tốt đẹp với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của nước ta hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng các hoạt động đối ngoại, khuyến khích đầu tư để phá hoại nội bộ. Một mặt, chúng thông qua các quan hệ kinh tế, giáo dục… để chi phối, chuyển hóa về chính trị, đặt điều kiện trong các thỏa thuận về kinh tế để vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời dùng kinh tế làm biến chất, sa đọa đội ngũ cán bộ; mặt khác, chúng ra sức cổ vũ cho các phần tử thù địch khác thâm nhập về nước để hoạt động chống phá từ bên trong.

Những dấu hiệu cơ bản nhận biết thông tin xấu độc trên mạng xã hội

 


 

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóa, trước sự bùng nổ của hệ thống mạng xã hội, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể dễ dàng tham gia sử dụng mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau. Ngày 15/7/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, trong đó tại Điều 5, khoản 1 quy định các hành vi đưa thông tin lên mạng bị cấm, Điều 10 quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet. Sử dụng mạng xã hội giống như một con dao hai lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khôn lường. Do đó ngoài những lợi ích mà mạng xã hội mang lại, mỗi cá nhân chúng ta khi tham gia cần phải trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức nhằm nhận diện đúng những thông tin xấu độc để tránh xảy ra những hệ lụy không đáng có.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

THỰC HIỆN LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ - NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM THIÊNG LIÊNG VỚI TỔ QUỐC

 

                


 

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta; việc tham gia vào lực lượng quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân, đã được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, hằng năm có hàng vạn thanh niên trên cả nước hăng hái xung phong lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự trong không khí vui tươi, phấn khởi, tự hào. Tuy nhiên, cũng vào dịp này, trên không gian mạng xuất hiện nhiều luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động và những kẻ cơ hội chính trị xuyên tạc về ngày Hội tòng quân và trách nhiệm của thanh niên với Tổ quốc.

Phê phán quan điểm: “Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại sẽ thay thế cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”

 


 

Xã hội loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều có sự thay đổi sâu sắc về bản chất của trình độ sản xuất, do các phát minh đột phá của khoa học và công nghệ. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ đột phá trên nhiều lĩnh vực, tác động toàn diện tới tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh của Việt Nam.

CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, “CHÚNG” LÀ AI?

 


Lâu nay chúng ta vẫn hay nhắc tới cụm từ “các thế lực thù địch” một cách chung chung, nhưng “chúng” là ai, đối tượng nào và tổ chức nào thì có lẽ nhiều người trong số cán bộ, đảng viên lại chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn. Để đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm thù địch vào nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết cần phải nhận diện “chúng” là ai để tránh mơ hồ, mất cảnh giác. Từ thực tiễn đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng đã lộ diện một số “gương mặt” nổi cộm:

Cải cách tiền lương – bước tiến lớn trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

 


Trong những ngày qua, một trong những chủ đề nóng được nhiều người đặc biệt quan tâm chính là vấn đề cải cách tiền lương. Mới đây, tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về kỳ họp lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra, tập trung nêu rõ: “Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại Kỳ họp lần thức Sáu, Quốc hội Khóa XV”.

HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA ĐÔNG ĐẢO CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH VÀ NHÂN DÂN TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

                 

                                

 

Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch không phải đến thời điểm này mới đặt ra mà đây là cuộc đấu tranh bền bỉ kể từ khi Đảng ta ra đời, đảm nhận vai trò lãnh đạo Nhân dân thực hiện các cuộc cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước. Nền tảng tư tưởng của Đảng ta chính là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch trong tình hình mới hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp và khó khăn. Yêu cầu cấp thiết trong cuộc đấu tranh này ngoài sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của cả hệ thống chính trị còn đòi hỏi có sự tham gia đông đảo của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh và Nhân dân nhằm huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với lĩnh vực này.

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - HƯỚNG TỚI CÁC GIÁ TRỊ TIẾN BỘ VÀ NHÂN VĂN

 

Cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dày gần 500 trang, gồm tập hợp hệ thống 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay. Ngay sau khi ra mắt, cuốn sách đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, bởi đây là những tác phẩm đã đúc kết thành tựu phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn mới nhất của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

PHÁT HUY VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

 


 

Người đứng đầu, dù đứng đầu ở tổ chức nào trong hệ thống chính trị cũng là cán bộ của Đảng, là người đại diện cho Đảng để lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chủ truơng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, họ là đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thực tiễn phản bác luận điệu bôi lem quyền tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số

 Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản, quan trọng của con người, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng và ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, nhu cầu của người dân, trong đó chú trọng quyền tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Vậy nhưng với mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch đã đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc vấn đề này.

Bác bỏ luận điệu phủ nhận công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

 

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện những ý kiến của thế lực thù địch, cơ hội chính trị cho rằng, chỉ có kinh tế thị trường (KTTT) tư bản chủ nghĩa (TBCN) mới bảo đảm công bằng xã hội, còn với chủ nghĩa xã hội (CNXH) chỉ có sự “bình quân, cào bằng” và “bất công xã hội”. Từ đó, họ ra sức phủ nhận nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Đây là luận điệu xuyên tạc sai trái cần đấu tranh bác bỏ.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

“Nước mát thao trường” dành cho chiến sĩ

 

Những ngày qua, trên địa bàn đóng quân của Sư đoàn 309 (Quân đoàn 4), nắng nóng khắc nghiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chiến sĩ mới.

Ngọc sáng từ tâm

 

Hơn 40 năm công tác trong lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), từng có mặt tại nhiều điểm nóng vùng biên, nay đã về hưu nhưng Thiếu tướng Lê Như Đức, nguyên Phó chủ nhiệm Chính trị BĐBP vẫn không nghỉ làm việc. Ông tham gia và được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) TP Hà Nội. Giữa năm 2020, ông được cử tri bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 với số phiếu tín nhiệm cao. Tìm hiểu những việc Thiếu tướng Lê Như Đức đã làm, tôi như chạm vào những viên ngọc bích long lanh từ cái tâm trong sáng, tầm hiểu biết của một con người luôn lấy cống hiến làm trọng.

Giải pháp tăng cường thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân

 


Một là, tăng cường giáo dục chủ nghĩa quốc tế cho đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là cán bộ, đảng viên đang giữ trọng trách lãnh đạo, quản lý. Mỗi cán bộ đảng viên cần nhận thức rằng, tuy sức mạnh tự thân là yếu tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng ở từng quốc gia, nhưng không đội ngũ cộng sản nào, không quốc gia xã hội chủ nghĩa nào có thể một mình đi lên chủ nghĩa xã hội được. Sự nghiệp ấy nhất định phải là một sự nghiệp mang bản chất quốc tế sâu rộng.

Hai là, chủ động tích cực hợp tác quốc tế đạt hiệu quả

 Hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời giảm thiểu các tác động bất lợi từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thực hiện các cam kết quốc tế, góp phần cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khi hậu, bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu.  Cần phải tăng cường thông tin tuyên truyền để đảng viên và quần chúng hiểu biết kịp thời, đầy đủ, đúng đắn, khắc phục tình trạng thiếu thông tin và chống các luận điệu xuyên tác của các thế lực thù địch. Mỗi tổ chức của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể cần chủ động, sáng tạo chia sẻ thông tin qua các phương tiện truyền thống và các phương tiện hiện đại để làm rõ đường lối đổi mới của Đảng và giúp bạn bè ngày càng hiểu biết và gần gũi.

Ba là, trong quá trình xây dựng cương lĩnh, đường lối, chính sách và trong hoạt động, phải đảm bảo tôn trọng lợi ích của toàn bộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới, phòng tránh các xu hướng cục bộ hẹp hòi, tuyệt đối hóa lợi ích riêng của nước mình.  Mặt khác cần phòng tránh các bểu hiện của chủ nghĩa tả khuynh, biệt phái…, nảy sinh trong thực tế hiện nay.

Bốn là, ủng hộ và bảo vệ chủ nghĩa xã hội cần trở thành nhiệm vụ chung quy tụ, tập hợp, gắn kết và đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cộng sản toàn thế giới. Tạm gác lại một số mâu thuẫn, bất đồng, khác biệt để ưu tiên nhiệm vụ và lợi chs chung là bảo vệ chế độ xã hộ chủ nghĩa, ủng hộ các trào lưu – xu thế đi lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay.

Năm là, Việt Nam tích cực tham gia và chủ động sáng tạo thêm các cơ chế, thiết chế và diễn đàn quốc tế phù hợp để tăng cường hiểu biết và quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới hiện nay.

 

Xây dựng chính sách khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khát vọng xây dựng phát triển đất nước phồn vinh.

 


Xây dựng chính sách khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khát vọng xây dựng phát triển đất nước phồn vinh. Tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy tài năng, trí tuệ, phẩm chất, giá trị, sức mạnh con người Việt Nam, có cơ chế đào tạo, trọng dụng nhân tài, khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Phát huy cao hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong những thách thức của an ninh phi truyền thống hiện nay.

Tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết 36, Chỉ thị 45 về công tác đối với người nước ngoài, khuyến khích tạo điều kiện để đồng bào ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tăng cường xây dựng thế trận lòng dân; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc, làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

 Quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, để nhân dân được ấm no, hạnh phúc, yên tâm, tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của “thế trận lòng dân”;

 Chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp theo hướng:gần dân, chăm lo cho nhân dân; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

Tăng cường công tác giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc

 


Tăng cường công tác giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ

 Cụ thể hóa thành các chính sách và phong trào thi đua yêu nước với hình thức, nội dung phong phú trên tất cả các lĩnh vực;

  Không dừng lại ở việc tuyên truyền, kêu gọi thông thường mà phải chỉ dẫn các hành động cụ thể. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá các môn học trong nhà trường, đặc biệt là môn lịch sử, giáo dục công dân;

  Đẩy mạnh học tập suốt đời theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với việc làm hằng ngày của mỗi người dân.

Thực hiện chủ nghĩa quốc tế là để phục vụ cho đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

 


Thực hiện chủ nghĩa quốc tế là để phục vụ cho “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia- dân tộc” trên lập trường của giai cấp công nhân.

Thực hiện chủ nghĩa quốc tế phải “gắn kết chặt chẽ quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp, huy động tiềm năng của toàn xã hội”; qua đó “tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN, nền văn hóa và lợi ích quốc gia – dân tộc”

Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một, ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin

 


Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” là cơ sở lý luận và thực tiễn để Việt Nam thực hiện chủ nghĩa quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Với nhận thức rằng: “Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn. Cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác, thỏa hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng…”

Trong bối cảnh hiện nay thực hiện chủ nghĩa quốc tế là khó khăn, phức tạp nhưng không thể buông bỏ. Chính chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra bản chất, quy luật và định hướng cho những sáng tạo khi vận dụng lý luận này. Với tư tưởng chỉ đạo rằng “giúp bạn là tự giúp mình”, “muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của Dân tộc mà làm”; thực hiện chủ nghĩa quốc tế là để “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”. Theo đó thực hiện chủ nghĩa quốc tế là biện pháp tích cực để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Quan điểm về chủ nghĩa yêu nước chân chính của giai cấp công nhân

 


Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển của dân tộc, tinh thần yêu nước, tự hào, ý chí tự cường và lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội.

Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên.

Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ đảng viên, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân, Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Sự gắn bó giữa lợi ích giai cấp công nhân với lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại.

 


Trình độ phát triển và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trong thế giới đương đại đã đạt đến mức mọi vấn đề cụ thể đều có tầm vóc toàn cầu và mọi vấn đề toàn cầu đều chi phối những giải pháp cụ thể. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân không là ngoại lệ. tất cả các đảng cộng sản và công nhân đều coi việc bảo vệ lợi ích chân chính của quốc giia- dân tộc là một bộ phận trong cương lĩnh hành động của mình.

Trong đời sống chính trị hiện đại, có một thực tế là trong giai cấp cầm quyền ở một số quốc gia hiện nay có một bộ phận lớn bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, xuất hiện không ít đảng phái say mê với “lợi ích quốc gia - dân tộc” cực đoan. Toàn cầu hóa kinh tế đã kích thíc nhiều nhân tố tiêu cực vốn tiềm tàng bấy lâu, trong đó tiêu biểu là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Tình trạng này càng trở lên đậm nét hơn khi các nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, phúc lợi xã hội bị cắt giảm, cuộc sống của người lao động trở lên khó khăn, thiếu thốn.

Nhưng cũng có một thực tế là, nhân loại hiện nay đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu, bức thiết mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được nếu không có sự hợp tác đa phương. Những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhiều năm qua đã đưa lại một số kết quả, nhưng tính chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề toàn cầu tiếp tục đòi hỏi các nước phải tích cực phối hợp, hợp tác một cách hiệu quả, thiết thực trong nhiều khuôn khổ.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự gắn bó giữa lợi ích giai cấp- dân tộc – nhân loại hienj nay đối lập với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nó vượt qua chủ nghĩa nhân đạo chung chung và chủ nghĩa biệt phái. Biểu hiện tích cực nhất của nó chính là quá trình liên hiệp lại để giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, để từ quá trình đó xây dựng một thế giới mới hòa bình, công bằng, bình đẳng, dân chủ và hữu ái.