Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI GẮN VỚI BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 


 

Trong những năm gần đây, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế của nước ta đã đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, góp phần củng cố lòng tin, xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tốt đẹp với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của nước ta hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng các hoạt động đối ngoại, khuyến khích đầu tư để phá hoại nội bộ. Một mặt, chúng thông qua các quan hệ kinh tế, giáo dục… để chi phối, chuyển hóa về chính trị, đặt điều kiện trong các thỏa thuận về kinh tế để vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời dùng kinh tế làm biến chất, sa đọa đội ngũ cán bộ; mặt khác, chúng ra sức cổ vũ cho các phần tử thù địch khác thâm nhập về nước để hoạt động chống phá từ bên trong.

Chính vì thế, để thực hiện nhất quán tư tưởng xuyên suốt của Đảng “Chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy”, việc tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại gắn với bảo vệ chính trị nội bộ là một trong những định hướng chiến lược, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới hiện nay.

Thực tiễn sau hơn 35 năm đổi mới với nhiều thành tựu vẻ vang, đáng tự hào đã khẳng định đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại gắn với bảo vệ chính trị nội bộ, thời gian tới trong điều kiện môi trường quốc tế phức tạp, đối tượng, đối tác đen xen, vừa đấu tranh, vừa hợp tác trên cơ sở lợi ích, công tác đối ngoại phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước, quán triệt sâu sắc đường lối Đại hội XIII của Đảng, tạo chuyển biến sâu sắc và sự thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác đối ngoại gắn với bảo vệ chính trị nội bộ; khéo léo tiếp cận có chọn lọc và thiết lập quan hệ rộng rãi, không ràng buộc, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, phải bám sát phương châm “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, đi vào chiều sâu thiết thực, phù hợp và phục vụ cho việc bảo vệ lợi ích an ninh, phát triển và vị thế của đất nước, để làm cho thế giới hiểu rõ hơn về văn hóa, con người của Việt Nam, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ và nguồn lực quốc tế, kết hợp với việc phát huy nội lực, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và lợi ích quốc gia dân tộc. Bên cạnh đó, để công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong đối ngoại quốc tế thật sự đạt hiệu quả cao, cần tăng cường, chủ động hơn nữa trong việc giáo dục chính trị tư tưởng sâu rộng và toàn diện; thường xuyên nghiên cứu, dự báo tình hình; hoàn thiện cơ chế, nâng cao khả năng chỉ đạo, quản lý, phối hợp điều hành thực hiện của các ban, ngành, bộ phận gắn với cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn cài cắm, móc nối của các thế lực thù địch./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét