Sinh hoạt chi bộ là một trong những nội dung hoạt động cơ bản của công tác xây dựng Đảng, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của Đảng và là chế độ được quy định rõ trong Điều lệ Đảng!
Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, làm cho sinh hoạt chi bộ thực sự thiết thực, Đảng viên vui vẻ tham gia, tránh ngán ngẩm vì hình thức trong sinh hoạt là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Để làm được điểu này thì Chi ủy, Chi bộ vừa phải đảm bảo nguyên tắc, vừa phải vận dụng linh hoạt trong điều hành, tổ chức sinh hoạt; vận động có kết quả từng đảng viên tích cực tỏ rõ trách nhiệm để sinh hoạt diễn ra sôi nổi, có chất lượng, góp phần đem lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của chi bộ khu phố...
Sinh hoạt chi bộ là một trong những hoạt động chủ yếu của chi bộ, có tác động trực tiếp đến quá trình lãnh đạo của Đảng và quá trình nhận thức của mỗi đảng viên.
Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thực chất là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng, trình độ mỗi đảng viên và là cơ sở, là môi trường để phát huy dân chủ trong Đảng.
Chi bộ không sinh hoạt thường kỳ xem như ngừng hoạt động.
Chất lượng sinh hoạt thấp thì chi bộ xem như không hoàn thành nhiệm vụ.
Tính Đảng trong mổi chúng ta là hướng đến tiêu chí: "Việc gì có lợi cho dân ta phải cố gắng làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”.
"Đảng không bắt buộc ai vào Đảng cả. Vào thì có nhiệm vụ, có trách nhiệm của đảng viên, nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào hay là khoan hãy vào”như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ bao lần...
Hướng dẫn 9 của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ chỉ rõ tất cả các đảng viên, dù có chức vụ hay không, đều có 1 vai trò trong các cuộc sinh hoạt chi bộ. Vai trò đó thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, dự họp đầy đủ và đúng giờ; xem sinh hoạt chi bộ định kỳ là một nhiệm vụ; không phải cứ đảm bảo dự đủ các kỳ sinh hoạt đóng đảng phí đầy đủ .. để khỏi bị phê bình, nhắc nhở.. mà chính là để thể hiện tư cách đảng viên: Có dự mới nắm đủ tình hình hoạt động của chi bộ, của địa phương; mới cùng nhau nghị quyết về phương hướng hoạt động, mới tự phê bình và phê bình nhau đúng đắn...
Thứ hai, cần sớm chấm dứt trong sinh hoạt: chỉ có chủ trì nói, tập thể chỉ nghe và biểu quyết .. thì cuộc họp tẻ nhạt biết chừng nào...
Rõ ràng, việc không bày tỏ chính kiến thì khác gì đồng nghĩa với việc thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, thấy dở không góp ý, hiến kế, thấy tích cực không động viên, khích lệ... vậy thì vai trò của đảng viên thể hiện ở đâu?
Do đó, trong từng cuộc họp, từng người nên chuẩn bị ý kiến để phát biểu, mạnh dạn thể hiện quan điểm của mình trên tinh thần xây dựng chung, luôn thẳng thắn, có trách nhiệm.
Thứ ba, từ nay chúng ta phải luôn tăng cường tự phê bình và phê bình, nêu cả mặt tốt lẫn chưa tốt của bản thân Chi ủy và của toàn thể đảng viên trong chi bộ trên tinh thần cầu thị, thẳng thắn mang tính chất góp ý, xây dựng, nhằm tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa các hạn chế, thiếu sót...
...nếu không thì chi bộ như là nơi để mọi người “diễn” với nhau hoặc là trả nợ cho xong!
Thứ tư, chấp hành sự phân công theo chỉ đạo của cấp trên, cần có sự phân công cụ thể với từng cá nhân trong chi bộ.
Ai cũng có thể xung phong nhận nhiệm vụ: phụ trách một đoàn thể hoặc công việc chung nhất nào đó mà Chi bộ đang cần...
Chỉ có được như thế Chi bộ Đảng mới đúng như khái niệm của quy chế tổ chức của Đảng:"..Điều 1 Quy định 98/QĐ-TW quy định :" ..chi bộ cơ sở là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở..."./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét