Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, “CHÚNG” LÀ AI?

 


Lâu nay chúng ta vẫn hay nhắc tới cụm từ “các thế lực thù địch” một cách chung chung, nhưng “chúng” là ai, đối tượng nào và tổ chức nào thì có lẽ nhiều người trong số cán bộ, đảng viên lại chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn. Để đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm thù địch vào nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết cần phải nhận diện “chúng” là ai để tránh mơ hồ, mất cảnh giác. Từ thực tiễn đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng đã lộ diện một số “gương mặt” nổi cộm:

Một là, một số “lý luận gia”, chính trị gia tư sản ở các nước phương Tây vốn có sự thâm thù ý thức hệ xã hội chủ nghĩa.

Những người này luôn có tư tưởng chống cộng điên cuồng, bằng mọi giá. Một bộ phận trong số này đang làm việc trong bộ máy chính quyền nhà nước, có điều kiện để tác động vào chính sách đối ngoại hoặc quyên góp, ủng hộ vật chất để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá nước ta. Họ thành lập và dung túng các tổ chức phản động ở nước ngoài, chống phá Việt Nam như cái gọi là: Tổ chức “Theo dõi nhân quyền” (Human Rights Watch - HRW - có trụ sở tại Mỹ); tổ chức “Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới”; “Nhà tự do”… cùng với các tổ chức phản động lưu vong người Việt như: “Đảng Việt Tân”, “Quỹ người Thượng”, “Ủy ban cứu người vượt biển”, “Phong trào đòi trả lại tên Sài Gòn”, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức phản động trong nước như “Khối 8406”, “Con đường Việt Nam”…

Hai là, tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền của cái gọi là “chính quyền Việt Nam cộng hòa” ở nước ngoài, bỏ chạy khỏi Việt Nam sau năm 1975.

Đây là những kẻ phản bội Tổ quốc, có nợ máu với nhân dân. Được sự hà hơi, tiếp sức của các tổ chức phản động nước ngoài, chúng ra sức thành lập hội, nhóm, các đảng phái tự xưng để lôi kéo những người Việt có cái nhìn thiếu khách quan về tình hình trong nước và các thành phần tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền ở nước ngoài. Trong những năm qua, sau khi Liên Xô - Đông Âu tan rã đã có tác động tiêu cực và tạo thuận lợi cho các hoạt động chống phá của các tổ chức, thế lực phản động cả ở trong nước lẫn bọn phản động lưu vong bên ngoài. Chúng cho rằng thời cơ đã đến trong lúc chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và chúng đã hi vọng vào một cuộc "lật đổ" ở Việt Nam. Chính vì thế mà hoạt động chống phá của các tổ chức và các thế lực phản động nhằm cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta cũng có những diễn biến rất phức tạp. Hiện nay có khoảng 200 tổ chức chính trị phản động người Việt lưu vong tại các nước tư bản núp dưới các danh nghĩa khác nhau bao gồm các tổ chức phản động mang tính chính trị rõ nét, các tổ chức tập hợp bọn ngụy quân, ngụy quyền, các tổ chức lợi dụng nhân quyền hoặc núp dưới các danh nghĩa “từ thiện”. Các tổ chức phản động này có cơ sở vật chất tương đối khá gồm 50 nhà xuất bản, 500 tờ báo Việt ngữ, 6 chương trình truyền hình, 10 đài phát thanh.

Description: Không để các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động mất ổn định an ninh  chính trị trên địa bàn

Ảnh: Internet

Ba là, các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn trong nước

Bộ phận này bao gồm một số trí thức, văn nghệ sĩ suy thoái, biến chất, bất mãn chế độ ở trong nước, thậm chí có cả một vài cán bộ cấp cao trong hệ thống chính trị, sau khi nghỉ hưu hoặc bị kỷ luật đã sa vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Những đối tượng này thành lập các câu lạc bộ, hội, nhóm để chống phá đất nước, chĩa mũi dùi tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng bằng những lời lẽ hết sức nham hiểm, phản động. Chúng chính là một số đối tượng “lá mặt, lá trái”, cơ hội chính trị, các phần tử bất mãn, cực đoan quá khích đang sống, làm việc, được hưởng thụ những thành quả cách mạng do Đảng và các thế hệ cha ông mang lại, nhưng lại bí mật liên hệ với các phần từ phản động ở nước ngoài nhằm mưu lợi cá nhân. Các đối tượng này tiếp nhận, phát tán tài liệu có nội dung xấu, móc nối bài viết nói xấu chế độ, chống phá Nhà nước. Hiện nay, các đối tượng này đang có sự mở rộng đáng kể và thường liên kết chặt chẽ với nhau hình thành nên các hội, nhóm, kể cả các nhóm công khai, bí mật trên các trang mạng xã hội. Các hội nhóm này đã và đang thu hút một số cán bộ từng giữ cương vị lãnh đạo trong cơ quan nhà nước và trí thức tham gia. Gần đây, chúng ta biết đến các nhóm như: “Nhóm kiến nghị 72” do 72 người, phần lớn là những đối tượng tự coi là “nhân sĩ, trí thức”, trong đó nhiều người đã từng có vị trí cao trong xã hội và có người đang tại chức đã trao kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với những nội dung chính là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điều 4 của Hiến pháp, đòi chia sự lãnh đạo duy nhất của Đảng bằng cách yêu cầu thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và phi chính trị hóa lực lượng vũ trang; nhóm “Thư ngỏ 61” do 61 người “ký tên” trên mạng năm 2014; nhóm “Thư ngỏ 127” của 127 người gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) và đại biểu dự Đại hội XII. Đó là chưa kể đến nhiều nhóm nhỏ khác trên mạng xã hội mà phần lớn thành viên từng là cán bộ lãnh đạo và trí thức. Ngoài ra còn phải kể đến một số cán bộ cũ, đã từng giữ cương vị quan trọng trước đây cũng tung lên không gian mạng cái gọi là “Thư ngỏ” hoặc “Tuyên bố” từ Đảng. Những thông tin này nhanh chóng được các phần tử trong nước và nước ngoài chia sẻ, phát tán trên các hãng thông tấn báo chí nước ngoài như RFA, RFI, VOA, BBC… để tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng từ nhiều hướng khác nhau.

Bốn là, một bộ phận nhỏ người dân có nhận thức chính trị non kém, thiếu bản lĩnh như trí thức trẻ, sinh viên, thanh niên, nông dân, công nhân…

Những đối tượng này vì nhiều lý do khác nhau đã bị các đối tượng xấu đầu độc bởi thông tin sai lệch, độc hại cũng tham gia chống phá trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Hoạt động chủ yếu là lợi dụng tôn giáo, lợi dụng dân tộc, tình hình biển đảo, đất đai, giải phóng mặt bằng để chống phá. Thậm chí, một bộ phận còn tham gia vào các tổ chức phản động có sự dung túng một số nước tư bản về kinh phí, trụ sở để hoạt động. Trong những năm qua, một số đối tượng cơ hội, bất mãn còn cấu kết với các tổ chức nước ngoài, được các tổ chức nước ngoài cung cấp tài liệu, tiền bạc, vũ khí để tập hợp lực lượng, nhen nhóm tổ chức, tiến hành các vụ gây rối bạo loạn. Một số đối tượng bất mãn viết tin tài liệu nói xấu chống lại Đảng và Nhà nước ta, đòi thay đổi đường lối rồi tán phát qua mạng Internet hoặc phổ biến thông qua các cuộc gặp gỡ với các phóng viên báo chí nước ngoài.

Năm là, các lực lượng phản động ở nước ngoài

Phá hoại tư tưởng là một dạng đặc biệt của chiến tranh lạnh, một hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc chống chủ nghĩa xã hội. Do vậy, lĩnh vực này được các nước phương Tây đầu tư bài bản với hệ thống cơ sở vật chất và nguồn ngân sách đồ sộ. Trong những năm qua các hoạt động phá hoại văn hoá tư tưởng được các bọn phản động nhất là bọn phản động bên ngoài tiến hành chủ yếu thông qua hoạt động của các đài phát thanh, mạng Internet. Hiện tại có nhiều đài phát thanh và chương trình do bọn phản động lưu vong tham gia, trong đó có 5 chương trình, 300 báo được thực hiện ở Mĩ, có 175 tờ báo chống cộng như “Quê mẹ”, “Hoa sen”, “Công luận” hoạt động phá hoại văn hoá tư tưởng được tiến hành theo các chiến dịch, có sự phối hợp giữa các nước đế quốc với bọn phản động và gắn liền với các hoạt động tình báo gián điệp. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm vào xuyên tạc, nói xấu, kích động nhằm gây mất ổn định trong nước.

Như vậy, đấu tranh chống lại các thế lực thù địch chỉ có thể đạt được kết quả khi chúng ta kịp thời phát hiện, nhận diện và nghiêm trị những đối tượng cơ hội, phản động, lấy lại niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Song song với đó, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tránh gây tâm lý hoài nghi, bất an, thậm chí mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; đẩy mạnh đấu tranh, nghiêm trị những phần tử phá hoại núp dưới danh nghĩa “yêu nước”, “nhân quyền”, “dân chủ” để kích động, tạo lập các mầm mống gây bạo loạn, lật đổ… trên tất cả các phương diện, hình thức khác nhau, từ không gian mạng đến các vụ việc cụ thể trong đời sống xã hội.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét