Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Bộ Y tế thẩm định giai đoạn đầu vắc xin Nanocovax

Sáng 7/8, Hội đồng đạo đức, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp thẩm định giai đoạn 1, giữa kỳ giai đoạn 2 vắc xin ngừa Covid-19 Nanocovax của Công ty Nanogen. Cuộc họp do GS Trương Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng đạo đức và Y sinh học quốc gia chủ trì.

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vắc xin phòng Covid-19 được mời tham dự.

Trưa cùng ngày, trao đổi với VietNamNet, đại diện Bộ Y tế cho biết, Hội đồng đạo đức đã thống nhất nghiệm thu kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, giữa giai đoạn 2 vắc xin Nanocovax. Bước đầu các chuyên gia đánh giá, vắc xin Nancovax an toàn, có tính sinh miễn dịch khá tốt, đặc biệt ở hàm lượng 25mcg. Vì vậy Hội đồng thống nhất cho phép nhóm nghiên cứu tiếp tục triển khai lâm sàng pha 3.

Bộ Y tế thẩm định giai đoạn đầu vắc xin Nanocovax

Vắc xin Nanocovax bước đầu được đánh giá an toàn, có tính sinh miễn dịch tương đối tốt. Ảnh: Lao Động 

Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, tinh thần chung của Bộ Y tế rất ủng hộ, quyết liệt thúc đẩy các giải pháp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về hỗ trợ chuyên gia, vật chất, trang thiết bị, cơ sở để làm sao các đơn vị sớm nghiên cứu, phát triển thành công vắc xin ngừa Covid-19.

“Bộ Y tế đề nghị khẩn trương thành lập tổ hỗ trợ, giám sát, kiểm tra, phân tích số liệu và quy trình nghiên cứu vắc xin để đảm bảo tính độc lập, độ tin cậy trong thu thập, phân tích số liệu”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng đề nghị nhóm nghiên cứu, nhà sản xuất đưa quy trình thử nghiệm bổ sung tiêm mũi 3 để tăng tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ, đồng thời xem xét nghiên cứu bổ sung hiệu quả vắc xin trên biến chủng Delta vào thời điểm phù hợp. Hiện chủng Delta đang lưu hành phổ biến tại Việt Nam và trên 130 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hội đồng đạo đức cũng đề nghị Công ty Nanogen cần đánh giá hiệu giá kháng thể trung hòa (hiệu quả bảo vệ của vắc xin) trên cỡ mẫu lớn hơn, khoảng 1.000 đối tượng. Trong báo cáo hỏa tốc của Nanogen gửi đi tối ngày 5/8, thử nghiệm đánh giá tính sinh miễn dịch mới thực hiện trên 112 tình nguyện viên tiêm vắc xin.

Thứ trưởng đề nghị các đơn vị nghiên cứu sau khi được thẩm định giai đoạn 1, giữa giai đoạn 2, cần khẩn trương hoàn thiện theo đóng góp của Hội đồng đạo đức.

Giao nhóm nghiên cứu sớm hoàn thiện báo cáo pha 3a (trên 1.000 tình nguyện viên), gửi về Cục KHCN & Đào tạo và Hội đồng đạo đức quốc gia để tổ chức sớm nhất buổi họp đánh giá, dự kiến diễn ra vào ngày 15/8.

Trước buổi họp 1 ngày, Tổ hỗ trợ, giám sát phải hoàn tất xong số liệu.

“Cuối cùng Bộ Y tế đề nghị sau khi có báo cáo pha 3a, nếu kết quả được đánh giá tốt, Hội đồng đạo đức sẽ có các đề xuất hợp lý với các cơ quan có thẩm quyền để xem xét cấp phép khẩn cấp Nanocovax”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.

Vắc xin Nanocovax của Công ty Nanogen sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp. Đây là vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng pha 3 trên 13.000 tình nguyện viên.


Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ những kinh nghiệm vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích một cách toàn diện, sâu sắc và kỹ lưỡng về con đường mà Việt Nam đã đi từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, đồng thời chỉ rõ trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để giải quyết một loạt vấn đề phức tạp, hóc búa. Theo nhà sử học Gerhard Feldbauer, đây là những bài học kinh nghiệm quý báu không chỉ cho Việt Nam mà còn cho nhiều nước trên thế giới.

Ông Gerhard Feldbauer nêu rõ bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến những mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, với sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thành công Cách mạng Tháng Tám, và ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà sử học chia sẻ: “Chúng ta hiện đang sống trong giai đoạn thăng trầm của cuộc đấu tranh cách mạng, trong đó Việt Nam là một ví dụ chỉ cho chúng ta thấy rằng con đường đi đến một xã hội mới-  xã hội mà ở đó không còn cảnh người bóc lột người- nhất định sẽ thành công dù cho phải trải qua bao chông gai chăng nữa”.

Ông Gerhard Feldbauer nhấn mạnh sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã vào những năm 1989-1990, Đảng Cộng sản Việt Nam và những người cộng sản kiên trung đã không chùn bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có hơn 5,1 triệu đảng viên, trong đó 60% là những người trẻ tuổi. Những con số này bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc rằng những người trẻ tuổi ở Việt Nam không còn quan tâm đến chính trị hay chủ nghĩa xã hội nữa.

Nhà báo Feldbauer nhắc lại rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn xác định “phải kiên trì con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn”. Quốc hội Việt Nam cũng đã nhấn mạnh rằng tăng trưởng và phát triển về mặt kinh tế không có nghĩa là xa rời mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là điều hoàn toàn đúng đắn. Người dân Việt Nam đồng tình với quan điểm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, rằng đất nước đang tiến lên trên con đường xây dựng một xã hội “thực sự vì con người, không phải bóc lột và vì lợi nhuận”- một xã hội “tiến bộ và bình đẳng, … nhân ái, đoàn kết, tương trợ vì các giá trị nhân văn”. Cách Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19 cho thấy rõ điều đó. Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia châu Á và trên thế giới, trên cơ sở láng giềng hữu nghị.

Theo ông Gerhard Feldbauer, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy Việt Nam đang trên con đường tiến tới một nền kinh tế công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế do hậu quả của chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới và tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt từ 6-8% thời kỳ trước đại dịch COVID-19, cuộc sống của người dân tốt hơn nhiều, nguồn cung cấp lương thực-thực phẩm được đảm bảo, giới trẻ có đầy đủ cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo, riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có 50 trường đại học và cao đẳng. Kể từ khi thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định song phương và gia nhập các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và gần đây nhất là Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA); duy trì quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại với Mỹ,…

Ông Gerhard Feldbauer cho rằng EVFTA đã giúp Việt Nam mở rộng vị thế là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN. Trong năm 2018, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá hơn 35 tỷ euro sang các nước EU, bao gồm quần áo, điện thoại di động và phụ tùng; đồng thời nhập khẩu hơn 10 tỷ euro hàng hóa từ EU. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ thấp hơn 10 tỷ euro so với tổng khối lượng xuất khẩu của nhóm các nền kinh tế Mercosur (Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay) sang EU trong năm 2018. Điều này cho thấy Việt Nam hoàn toàn không chỉ là nhà cung cấp nguyên liệu thô mà còn là một địa điểm sản xuất hàng hóa quan trọng cho các nước EU.

Về những thách thức mà Việt Nam có thể đối mặt trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nhà sử học Feldbauer cho rằng trong quá trình hợp tác, một số đối tác bên ngoài luôn tìm cách thúc đẩy khu vực kinh tế tư bản tư nhân ở Việt Nam lấn át khu vực kinh tế nhà nước nhằm phá hoại con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam luôn giữ vững lập trường, bác bỏ mọi âm mưu tác động đến quyền lãnh đạo của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế. Đây là yếu tố quyết định, đảm bảo cho sự thành công của Việt Nam trên con đường đã chọn. Bên cạnh đó, tệ nạn tham nhũng cũng là một thách thức, đòi hỏi Việt Nam tiếp tục mạnh tay xử lý triệt để.

Nhà sử học Đức nêu rõ điểm mấu chốt của việc tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa là khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên quyết ngăn chặn mọi ý đồ từ bên ngoài hòng hạ thấp hoặc loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trong tương lai. Đảng cũng cần gắn bó mật thiết với nhân dân trong mọi lĩnh vực. Ông Feldbauer tin tưởng rằng đất nước Việt Nam có một đội ngũ tiên phong, kiên cường chiến đấu theo nghĩa chân thực nhất, và với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đất nước Việt Nam luôn vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử.

Học giả Đức cũng chia sẻ rằng ông đã nhiều lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông nhấn mạnh mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều có vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Bản Di chúc của Người chứa chan tình yêu thương đối với nhân dân, với đất nước; đồng thời thể hiện niềm tin sắt đá rằng cách mạng nhất định sẽ thắng lợi vẻ vang. Ông cũng đề cao tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường, không biết mệt mỏi của nhân dân Việt Nam, coi đây là điều kiện tiên quyết giúp tạo nên những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Nhà sử học Gerhard Feldbauer, sinh năm 1933, nguyên là phóng viên của hãng thông tấn ADN của CHDC Đức tại Hà Nội. Ông đã cùng vợ - phóng viên ảnh Irene- làm việc tại Hà Nội từ năm 1967 đến năm 1970 với tư cách là phóng viên của hãng thông tấn AND. Sau đó, ông làm việc cho ADN ở Rome (Italy) từ năm 1973 đến năm 1979. Ông nhận bằng Tiến sĩ về lịch sử Việt Nam. Năm 1980, ông chuyển sang ngành ngoại giao và là Đại sứ tại Zaire (nay thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo). Ông đã viết 15 cuốn sách (trong đó có 4 tác phẩm về Việt Nam) và nhiều tài liệu khác. Hiện ông tiếp tục cộng tác, viết bài cho nhiều tờ báo ở Đức.

Nga sắp thử tên lửa siêu vượt âm "không thể cản phá" từ tàu ngầm hạt nhân

 Truyền thông Nga cho hay, quân đội nước này sắp thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Zircon từ một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Nga sắp thử tên lửa siêu vượt âm không thể cản phá từ tàu ngầm hạt nhân - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Khoảnh khắc tên lửa Zircon phóng từ chiến hạm Nga trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 7 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga).

Tass ngày 6/8 dẫn nguồn thạo tin cho biết, cuộc thử nghiệm tên lửa Zircon phóng từ tàu ngầm Severodvinsk sẽ diễn ra vào cuối tháng này. Nga dự kiến sẽ thực hiện một vài lần phóng trước khi khu vực Biển Trắng đóng băng.

Tháng trước, Bộ Quốc phòng Nga công bố đã phóng thử thành công tên lửa Zircon từ chiến hạm Đô đốc Gorshkov. Tên lửa siêu vượt âm này đã đạt được tốc độ Mach 7 (gấp 7 lần tốc độ âm thanh) và xuất phát từ Biển Trắng bay tới mục tiêu cách hơn 300 km trên biển Barents.

Khác với các vụ thử từ các bệ phóng cố định, việc phóng tên lửa siêu vượt âm từ tàu ngầm mang lại mối đe dọa đáng gờm hơn rất nhiều, do tàu ngầm thường di chuyển âm thầm dưới lòng đại dương, không rõ vị trí cụ thể. Vì vậy, một tên lửa siêu vượt âm phóng đi từ giữa lòng đại dương với tốc độ cao, đường bay khó đoán định có thể khiến cho việc đối phó với nó trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Nga hiện có đội tàu ngầm 64 chiếc và chúng hầu hết đều được xem là những "sát thủ" trong lòng đại dương với khả năng mang hàng loạt vũ khí tối tân.

Tháng 2/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ tên lửa Zircon có thể đạt tốc độ khoảng Mach 9, với khả năng đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.000 km. Trong bài phát biểu năm 2018, ông Putin từng nhắc tới Zircon như một trong những hệ thống chiến lược có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương và đảm bảo khả năng đáp trả của Nga. Với những tính năng vượt trội, Zircon được xem là tên lửa "không thể cản phá" trước các tổ hợp phòng không hiện tại.

Nga sắp thử tên lửa siêu vượt âm không thể cản phá từ tàu ngầm hạt nhân - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Tàu ngầm Severodvinsk (Ảnh: Quân đội Nga).

Severodvinsk là tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Yasen của Nga. Severodvinsk dài 140 m, có 10 ống phóng ngư lôi và 8 ống phóng tên lửa, mỗi ống có thể mang nhiều tên lửa. Nó có thể mang 32 tên lửa P-800 Oniks hoặc 40 tên lửa 3M-14 Kalibr. Đây đều là các tên lửa hành trình có thể tiêu diệt mục tiêu mặt đất, tàu chiến. Severodvinsk cũng khá im lặng khi nó có thể lặn êm xuống đáy đại dương, giảm nguy cơ bị theo dõi. Năm 2019, các quan chức Mỹ thừa nhận Severodvinsk đã âm thầm di chuyển vào Đại Tây Dương năm 2018 trong nhiều tuần và không bị bất cứ thiết bị nào phát hiện.


Hà Nội: Ghi nhận thêm 36 ca dương tính SARS-CoV-2, có 8 ca tại khu cách ly

Trưa nay, 7/8, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn tiếp tục ghi nhận thêm 36 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 28 ca tại cộng đồng, 8 ca tại khu cách ly.

Các ca dương tính mới ghi nhận thuộc các chùm ca bệnh: sàng lọc ho sốt (một); ho sốt thứ phát (28); Tân Mai, Hoàng Mai (3); liên quan đến Bắc Giang tại công ty S. (2), Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng (một).

2 bệnh nhân thuộc chùm sàng lọc ho sốt

Các bệnh nhân sống cùng địa chỉ tại Hoàng Mai. Ngày 2-3/8, các bệnh nhân có triệu chứng, đến ngày 6/8, được chuyển vào Bệnh viện đa khoa Hà Đông, được làm xét nghiệm sàng lọc cho kết quả nghi ngờ. Ngày 7/8, các bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

28 bệnh nhân thuộc chùm ho sốt thứ phát

Các bệnh nhân có địa chỉ tại: Thanh Trì (2 ca), Đông Anh (17 ca), Hoàng Mai (một ca), Hai Bà Trưng (một ca), Đống Đa (một ca), Thường Tín (5 ca), Sóc Sơn (một ca).

Các trường hợp này đều là người liên quan đến F0 được phát hiện thông qua sàng lọc người ho, sốt trong cộng đồng. Ngày 5-6/8, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

3 bệnh nhân thuộc chùm Tân Mai, Hoàng Mai

Cả 3 bệnh nhân có địa chỉ tại Nguyễn Đức Cảnh, Tương Mai, Hoàng Mai, là F1 (vợ và các con) của bệnh nhân N.C.N., ngày 6/8, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

2 bệnh nhân thuộc chùm Bắc Giang tại công ty S.

Các ca dương tính có địa chỉ tại Bắc Từ Liêm, là nhân viên công ty S., KCN Thăng Long được cách ly tập trung, xét nghiệm nhiều lần âm tính. Ngày 31/7, 2 bệnh nhân có đi cùng xe với F0 P.Đ.T. từ khu cách ly FPT về nhà để tự theo dõi sức khỏe. Ngày 5-6/8, 2 bệnh nhân bị sốt, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Một bệnh nhân thuộc chùm Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng

Bệnh nhân là P.M.C., nữ, sinh năm 2012, địa chỉ tại Thịnh Liệt, Hoàng Mai, là F1 (con) của bệnh nhân P.V.T. Ngày 23/7, bệnh nhân được lấy mẫu lần một (âm tính) và chuyển cách ly tập trung, xét nghiệm lần 2 âm tính. Ngày 6/8, bệnh nhân được lấy mẫu lần 3, kết quả dương tính.

Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội đã có 1.699 trường hợp dương tính, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.027 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 672 ca.

HỎI ĐÁP VẮC XIN COVID-19: NGƯỜI BỊ DỊ ỨNG, CÓ BỆNH NỀN CÓ ĐƯỢC TIÊM KHÔNG?

 

Rất nhiều người thắc mắc rằng bản thân (hay người thân trong gia đình) bị dị ứng hoặc có bệnh nền, huyết áp, tiểu đường... thì có được tiêm vắc xin Covid-19 hay không?

Câu hỏi: Rất nhiều người thắc mắc rằng bản thân (hay người thân trong gia đình) bị dị ứng hoặc có bệnh nền, huyết áp, tiểu đường... thì có được tiêm vắc xin Covid-19 hay không?

Trả lời:

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết những người có bệnh nền mãn tính nặng thuộc nhóm thận trọng khi tiêm. Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử, khám kỹ để đưa ra chỉ định.

Trường hợp bạn đọc ung thư tuyến giáp đã ổn định hỏi có nên tiêm hay không, PGS Cơ khuyến cáo nên tiêm, nhất là những người đã có tiền sử ung thư sau điều trị ổn định càng nên tiêm.

Một trường hợp khác là gia đình của bạn đọc từ đời ông bị hen phế quản, nay anh trai và cháu trai cũng bị hen phế quản, bà Nguyễn Lê Nga, BS Chuyên khoa I, Giám đốc Y khoa vùng hệ thống tiêm chủng VNVC trả lời: Hen phế quản không phải là trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên nếu là hen phế quản cấp thì bạn đọc sẽ tạm hoãn tiêm chủng. Bạn đọc cũng cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử gia đình để được tư vấn cụ thể hơn.

Nhiều người đặt ra câu hỏi dị ứng nặng với côn trùng, dị ứng đậu phộng, dị ứng cua biển, dị ứng thuốc nhuộm tóc, dị ứng nhộng tằm, dị ứng thời tiết... có được tiêm vắc xin hay không?

PGS.TS Đào Xuân Cơ khuyến cáo: Những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt những người từng có biểu hiện phản vệ với thuốc, các chất khác... cần phải được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm.

Trường hợp một bạn đọc hỏi bị dị ứng với tất cả loại thuốc nhuộm tóc, mỗi lần dị ứng nổi hạch rất nhiều ở vùng đầu liệu có được tiêm vắc xin, BS Nguyễn Lê Nga cho biết với tiền sử dị ứng này, bạn hiện nay không đủ điều kiện để tiêm phòng vắc xin Covid 19 AstraZeneca.

Ngoài ra, rất nhiều bạn đọc hỏi có bố mẹ trên 65 tuổi, có bệnh nền liệu có thể tiêm phòng? PGS Cơ cho biết, những người trên 65 tuổi là nhóm cần thận trọng khi tiêm. Nếu đủ điều kiện vẫn hoàn toàn được tiêm ngừa.

Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn tiêm phòng vắc xin Covid-19, phân loại người đi tiêm phòng thành 4 nhóm: Người đủ điều kiện, người cần thận trọng, đối tượng phải trì hoãn và nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19.

Người đủ điều kiện tiêm:

- Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Người không quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc tá dược trong thành phần của vắc xin.

- Người không thuộc 3 nhóm còn lại.

Người cần thận trọng:

Những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, năng lực hành vi.

- Người trên 65 tuổi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường về mạch, huyết áp, nhịp thở.

Người phải trì hoãn tiêm:

- Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù...

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Bệnh nhân từng mắc Covid-19 trong 6 tháng.

- Phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Người không được tiêm:

- Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

- Người chống chỉ định theo công bố của nhà sản xuất.

Theo: dantri

NHỮNG "BÔNG HỒNG THÉP" NƠI TUYẾN ĐẦU

 

Trên tuyến đầu chống "giặc Covid-19" nơi tâm dịch Bắc Ninh thời gian gần đây, chúng tôi rất cảm kích trước tinh thần cống hiến hy sinh của những “bông hồng thép” ở Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm (DCTN) số 1 Bộ Quốc phòng (BQP). Các nữ thầy thuốc ấy không chỉ gác lại niềm riêng mà còn vượt lên bản thân, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

Tổ quốc cần, chúng tôi lên đường

Gần 4 giờ một ngày trung tuần tháng 5, chuông điện thoại reo vang khiến Đại úy Đinh Thị Thu Hiền, Phó chủ nhiệm Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Quân y (BVQY) 354 (Tổng cục Hậu cần) choàng tỉnh. “Giờ này chắc chỉ cơ quan có việc gấp mới gọi”, vừa đưa tay với chiếc điện thoại, ý nghĩ vừa thoảng trong đầu chị Hiền. Đúng như linh tính mách bảo khi hiện trên màn hình là số máy của Đại tá Trần Tuấn Nga, Chủ nhiệm Khoa Xét nghiệm, BVQY 354. Bên kia đầu dây, người chỉ huy thông báo: “Bộ Quốc phòng điều động lực lượng lên tuyến đầu chống dịch Covid-19, đồng chí chuẩn bị quân tư trang cá nhân đến ngay bệnh viện để nhận nhiệm vụ”. Không một giây suy nghĩ, khẩu lệnh “rõ” phát đi từ trái tim người nữ thầy thuốc. Gấp vội mấy bộ quần áo cùng đồ dùng cá nhân, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền đến thẳng bệnh viện. Khi trời sáng tỏ, chị mới gọi điện thoại nhờ bố mẹ chồng sang nhà trông nom, nhắc nhở hai con nhỏ học hành.

Cũng sáng hôm ấy, như thường lệ, Thiếu tá QNCN Cao Thị Quỳ, Điều dưỡng viên Khoa Điều trị bỏng trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Học viện Quân y) cũng đến cơ quan từ sớm. Nhận bàn giao từ kíp trực đêm trước, chị chuẩn bị đầy đủ bệnh án, thuốc men, đang cùng các thầy thuốc điểm bệnh thì nhận được thông báo lên đường theo đội hình của Bệnh viện DCTN số 1 BQP. Chồng chị Quỳ cùng công tác trong bệnh viện, hiểu rõ nhiệm vụ của người chiến sĩ áo trắng trước "giặc Covid-19" nên động viên vợ yên tâm thực hiện nhiệm vụ.

Cùng với chị Hiền, chị Quỳ, trong đội hình Bệnh viện DCTN số 1 BQP còn có hàng chục nữ quân nhân, như: Trung tá QNCN Vũ Thị Thương, Thiếu tá QNCN Hoàng Hà Thanh, Thiếu tá QNCN Trần Thị Thoa, Thiếu tá QNCN Trần Thanh Hà, Thiếu tá QNCN Hoàng Thị Hà Thanh, Đại úy QNCN Vũ Thị Chinh, Trung úy QNCN Trần Thị Thu Nga và lao động hợp đồng Hà Thị Phương Thảo ở BVQY 354; Trung tá QNCN Nguyễn Minh Phương, Thiếu tá QNCN Đặng Thị Ngon, Thiếu tá QNCN Nguyễn Thị Lý, Thượng úy Phạm Thị Huyền Trang, Thượng úy QNCN Hoàng Thị Thắm ở Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác; Thiếu tá Phạm Thị Kim Nhung ở Viện Y học dự phòng Quân đội... Mỗi người một hoàn cảnh nhưng khi Tổ quốc, nhân dân cần, tất cả các chị, các em đều gác niềm riêng để lao vào tâm dịch cứu chữa, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

"Nữ chiến binh" giữa tâm dịch

Chúng tôi đến Bệnh viện DCTN số 1 BQP đã quá 11 giờ trưa, vừa lúc ấy thì kíp trực của Đại úy Nguyễn Thị Hòa, Khoa A3, BVQY 105-Bác sĩ Khoa Điều trị bệnh nhân nhẹ, Bệnh viện DCTN số 1 BQP và hai điều dưỡng viên là Thiếu tá Trần Thị Thoa, Thượng úy Phạm Thị Huyền Trang cũng hoàn thành ca trực ra tới khu đệm.

Quan sát các nữ thầy thuốc cẩn trọng cởi bộ đồ bảo hộ số 4 mới thấy hết sự gian khổ mà họ vừa trải qua. Khuôn mặt ai cũng như "chín" lừ vì được “xông hơi” ở nhiệt độ cao nhiều giờ. Dấu vết chiếc khẩu trang, kính chắn giọt bắn hằn sâu thành rãnh trên khuôn mặt. Bộ quần áo blouse không đủ thấm lượng mồ hôi chảy thành dòng. Nhiều ngày giữa tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh, cũng nhiều lần phải mặc những bộ quần áo bảo hộ vào khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao nên chúng tôi hiểu hơn ai hết ý chí thép trong thân hình mảnh mai của những nữ thầy thuốc.

Đưa ánh mắt cảm thông, thấu hiểu dành cho cán bộ, nhân viên, Đại tá, TS Nguyễn Quốc Khánh, Phó giám đốc BVQY 354, Giám đốc Bệnh viện DCTN số 1 BQP, không quên nhắc nhở chị em chú ý việc sát khuẩn. Quay sang chúng tôi, anh Khánh bảo rằng: “Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, Bắc Ninh, Bắc Giang những ngày hè nắng như đổ lửa. Các bác sĩ và điều dưỡng viên khi làm việc đều phải mặc bộ đồ bảo hộ số 4 trong nhiều giờ nên mồ hôi ra rất nhiều, cơ thể tăng nhiệt và mất điện giải. Trong khi đó, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tuyệt đối không được dùng máy điều hòa nhiệt độ nên anh chị em lại càng vất vả, gian khổ hơn”.

Tìm hiểu công việc ở bệnh viện DCTN, chúng tôi được biết, trong suốt quá trình làm việc, thăm khám, chăm sóc, phục vụ bệnh nhân, tất cả các thầy thuốc, nhân viên không thể nghỉ tay, uống nước... bởi cơ thể luôn kín mít trong bộ đồ phòng hộ. Đối với chị em, điều đó lại càng vất vả. Tất cả các nữ y, bác sĩ phải chuẩn bị chu đáo trước khi bước vào ca trực.

“Có những đêm bệnh viện phải thu dung rất nhiều bệnh nhân. Sau khi đón tiếp, thăm khám, tiến hành các xét nghiệm và ổn định bệnh nhân vào các khoa điều trị thì trời đã gần sáng. Nhiều bệnh nhân là người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người có bệnh nền nên công tác chăm sóc càng khó khăn. Ngoài việc điều trị SARS-CoV-2, các bác sĩ, điều dưỡng viên còn kiêm luôn cả bảo mẫu, người phục vụ bởi ngoài họ không ai được phép vào trong khu điều trị của bệnh nhân truyền nhiễm”, Đại tá Lê Văn Hòa, Phó giám đốc BVQY 105, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện DCTN số 1 BQP nói với chúng tôi.

Tất cả vì sức khỏe và tính mạng nhân dân

Với các thầy thuốc, điều dưỡng viên khoa khám bệnh, điều trị là thế, chị em ở khoa xét nghiệm, chống nghiễm khuẩn và các bộ phận khác cũng không nhàn hơn chút nào. Thượng tá Bùi Thị Kim Quế, Phó chủ nhiệm Khoa Chống nhiễm khuẩn BVQY 354-Chủ nhiệm Khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện DCTN số 1 BQP, cho biết: Việc kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện DCTN yêu cầu chuyên môn rất cao. Đây là yếu tố không chỉ bảo đảm cho bệnh nhân mà còn giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho cán bộ, nhân viên-vấn đề quyết định đến lực lượng chiến đấu của bệnh viện DCTN.

Do đó, ngoài việc kiểm tra, nhắc nhở bệnh nhân mở cửa thông thoáng phòng, thực hiện sát khuẩn bề mặt tiếp xúc, đến việc thu gom rác thải, xử lý quân trang đã qua sử dụng đều đòi hỏi kỹ năng và trách nhiệm của cán bộ, nhân viên Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Khi làm việc trong khu lây nhiễm (khoa khám bệnh, khu điều trị) cán bộ, nhân viên đều phải mang mặc bộ đồ bảo hộ. Các quy định bảo đảm an toàn phải được đặt lên hàng đầu và thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc. “Chính vì thế mà ở bệnh viện DCTN, tất cả các chiến sĩ khi bước vào ca trực là như bước vào một cuộc chiến đấu với "giặc Covid-19”, Thượng tá Bùi Thị Kim Quế nhấn mạnh .

Trong câu chuyện với chị em trong khoảng thời gian ít ỏi giữa hai ca trực, tôi rất xúc động khi nghe kể về chồng Đại úy Đinh Thị Thu Hiền đã mất trong một vụ tai nạn thương tâm. Những năm qua, chị nén nỗi đau nơi sâu thẳm tâm hồn để chăm sóc hai con, phụng dưỡng cha mẹ hai bên, đồng thời luôn trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành tốt công việc cơ quan. Ở vào hoàn cảnh như thế nhưng Hiền không một chút đắn đo, vững bước lên đường chống "giặc Covid-19". Với trách nhiệm trưởng khoa xét nghiệm của bệnh viện DCTN, Hiền không chỉ gương mẫu, đi đầu trong công tác mà luôn gần gũi, quan tâm động viên anh chị em cán bộ, nhân viên. Là một cán bộ mạnh mẽ, quyết đoán nhưng để ý trong đôi mắt chị vẫn ẩn chứa một nỗi buồn sâu kín...

Trên “trận địa” đặc biệt này, ngoài thời gian công tác, chiến đấu với SARS-CoV-2, các nữ thầy thuốc, nhân viên luôn coi nhau như chị em ruột thịt trong gia đình, gần gũi, sẻ chia những chuyện buồn vui. Hôm con gái của Thiếu tá QNCN Nguyễn Thị Lý thi chuyển cấp vào lớp 10, dù kết quả cả 5 năm học THCS cháu đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, nhưng chị rất lo lắng vì không thể ở bên con trong thời điểm quan trọng. Thấu hiểu điều đó, con gái chị luôn động viên mẹ yên tâm công tác, giữ gìn sức khỏe, hứa sẽ cố gắng học hành. Ngày cháu thông báo kết quả trúng tuyển vào Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội) đúng như nguyện vọng, niềm vui của chị Lý cũng là niềm vui chung của thành viên Bệnh viện DCTN số 1 BQP, bởi dù chỉ mới thành lập nhưng họ đã gắn bó như một gia đình lớn.

Trong bộn bề công việc, giữa gian khổ và cả hiểm nguy có thể phơi nhiễm SARS-CoV-2 bất cứ lúc nào, các nữ thầy thuốc nơi đây luôn đoàn kết, gắn bó với nhau. Thượng tá Bùi Xuân Dũng, Phó chính ủy Trường Cao đẳng Hậu cần 1 (Tổng cục Hậu cần)-Chính ủy Bệnh viện DCTN số 1 BQP, kể rằng: “Mỗi khi ca trực phải kéo dài do có nhiều bệnh nhân cần sự giúp đỡ thì ở nhà những phần cơm canh luôn được chị em chu đáo chuẩn bị. Khi ai đó vì nhớ chồng, thương con, lo cho cha yếu, mẹ già, các chị, các em lại cùng nhau chia sẻ. Cảm xúc khiến giọt nước mắt của những “bông hồng thép” có thể rơi trong khoảnh khắc, giây phút nào đó nhưng tuyệt nhiên khi nhân dân cần đến, khi bước vào ca trực, khi phải chiến đấu với SARS-CoV-2, họ lại mạnh mẽ đến không ngờ"...

TUỔI TRẺ TOÀN QUÂN THAM GIA HIẾN MÁU CHỐNG DỊCH

 

   Nhằm xung kích, chung tay bổ sung ngân hàng máu đang dần cạn kiệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ sáng sớm ngày 7/8, 1.200 cán bộ, đoàn viên, thanh niên của nhiều đơn vị trong quân đội đã hăng hái triển khai chương trình hiến máu tình nguyện tại Hà Nội.

   Do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo, Ban Thanh niên Quân đội phối hợp Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đoàn 2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103 tổ chức, chương trình đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của 1.200 cán bộ, đoàn viên, thanh niên quân đội..

   Chương trình được triển khai gắn chặt với các nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh, đồng thời được chia ra hai địa điểm tổ chức. Tại Trường Quân sự Quân đoàn 2, có 586 người đăng ký hiến máu. Trong khi đó, con số này ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Phòng không – Không quân là 536 người.

   Dự kiến, trong ngày 7/8, các cán bộ, đoàn viên, thanh niên quân đội sẽ hiến khoảng gần một nghìn đơn vị máu, nhanh chóng bổ sung vào ngân hàng máu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều chương trình hiến máu không thể diễn ra hoặc buộc phải thu hẹp quy mô.

   Phong trào hiến máu tình nguyện năm 2021 trong tuổi trẻ quân đội được phát động từ ngày 2/3, đến nay đã thu được khoảng hơn 35 nghìn đơn vị máu. Qua phong trào, nhiều đơn vị đã có những cách làm hay, thành tích đáng biểu dương.

   Tiêu biểu, có thể kể đến các Học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Hậu cần, Phòng không – Không quân; các Trường: Sĩ quan lục quân 1, 2, Sĩ quan chính trị, Kỹ thuật quân sự, Sĩ quan công binh, Sĩ quan thông tin; Quân khu 1, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2; các Bệnh viện: 108, 175, 103, 105…

   Đây là phong trào thiết thực, được tuổi trẻ toàn quân triển khai bài bản, sâu rộng, có nền nếp, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện, tính nhân văn sâu sắc, tình cảm, trách nhiệm đối với cộng đồng. Mỗi năm, tuổi trẻ toàn quân hiến được khoảng 35-50 nghìn đơn vị máu./.

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

“Vùng xanh” không gian mạng và trách nhiệm xã hội của người nổi tiếng

“Vùng xanh” là thuật ngữ chỉ vùng an toàn trong các khu vực, địa phương có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Mở rộng “vùng xanh”, thu hẹp “vùng đỏ”, tiến tới khống chế, đẩy lùi dịch bệnh là mục tiêu của cuộc chiến chống dịch hiện nay.

Là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, không gian mạng (KGM) cũng đang bị những “biến chủng” ăn theo Covid-19 tấn công, lây lan nhanh các loại “virus” xấu độc. Việc mở rộng “vùng xanh” cho KGM đòi hỏi phải có sự vào cuộc đầy trách nhiệm của mọi công dân, nòng cốt là lực lượng người dùng mạng xã hội (MXH) có sức ảnh hưởng lớn. Hơn lúc nào hết, những người nổi tiếng cần thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của bản thân đối với đất nước...

Chiến sĩ trên mặt trận văn hóa không gian mạng

“Vùng xanh” trong nhiệm vụ chống dịch được giới hạn bằng vị trí địa lý, còn “vùng xanh” trên KGM thì được định lượng bằng mức độ phủ sóng thông tin tích cực và lượng tương tác của người dùng MXH. Cuộc chiến chống dịch cần sự xung kích của các lực lượng trên tuyến đầu, như: Y tế, quân đội, công an... thì cuộc chiến bảo vệ đất nước trên KGM trong đại dịch cũng cần có các lực lượng xung kích trên tuyến đầu. Họ chính là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, là những người nổi tiếng, người có tiếng nói, có tầm ảnh hưởng xã hội sâu rộng... Đó là mối quan hệ biện chứng, hai mặt của một vấn đề, kết thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng đại dịch Covid-19. Phát huy được sức mạnh từ sở trường của mỗi người và thế mạnh của mỗi lực lượng trên tinh thần đoàn kết, đồng lòng, thống nhất, gạt bỏ những mâu thuẫn, xung đột cá nhân, cục bộ (nếu có) để cùng hướng tới mục tiêu chung, nhất định chúng ta sẽ chống dịch thành công, cả trong cuộc sống thực lẫn KGM. Khi quyền lợi của cá nhân gắn chặt với quyền lợi cộng đồng, sức khỏe và cuộc sống của mỗi công dân gắn liền với vận mệnh đất nước, yêu cầu này không chỉ có tính chất vận động mà còn là bổn phận, trách nhiệm tự thân của mỗi công dân.

Phải thống nhất với nhau tinh thần ấy để bài trừ thái độ bàng quan, vô cảm, vô trách nhiệm, ích kỷ, hẹp hòi... đang tồn tại trong một bộ phận xã hội và là lực cản của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay.

Trong Lời kêu gọi toàn dân phòng, chống dịch Covid-19, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa. Toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng...

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh biểu diễn nghệ thuật phục vụ bà con và lực lượng chống dịch.

Để có sự đoàn kết, đồng lòng, toàn dân tộc muôn người như một theo lời kêu gọi của người lãnh đạo cao nhất Đảng ta, việc tạo môi trường gắn kết, tương tác, thống nhất trên KGM là vô cùng quan trọng. Đó chính là ngọn cờ tư tưởng, là môi trường tập hợp ý chí, tinh thần quyết tâm chống dịch của toàn dân.

Nhìn lại những dấu mốc thành tựu vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước và trong công cuộc kiến thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác tư tưởng văn hóa luôn là “binh chủng” xung kích đi đầu. KGM và tiện ích công nghệ thông minh là lợi thế đặc biệt của công tác tư tưởng văn hóa hiện nay. Với tinh thần “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” theo lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ vĩ đại, hơn lúc nào hết, đội ngũ văn nghệ sĩ, người nổi tiếng trên các lĩnh vực đời sống xã hội phải thể hiện rõ nét vai trò chiến sĩ, lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa KGM.

Những ngày qua, hình ảnh của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh biểu diễn nghệ thuật phục vụ bà con và lực lượng chống dịch trong các khu cách ly, phong tỏa, bệnh viện dã chiến... lan truyền trên KGM đã chạm đến trái tim của đông đảo công chúng. Tiếng kèn của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, tiếng hát của các ca sĩ Phương Thanh, Quốc Đại, Nguyễn Phi Hùng... cùng rất nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động thiện nguyện của giới nghệ sĩ và người nổi tiếng cổ vũ tinh thần chống dịch, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tin, nghị lực, nhân lên sức mạnh cộng đồng chống dịch. Đó là sự thể hiện sinh động nhiệt huyết, trái tim nồng nàn của người nghệ sĩ đối với đất nước, nhân dân trong gian khó, thử thách. Bầu nhiệt huyết ấy rất cần được hâm nóng, thể hiện rõ nét trên mặt trận đấu tranh chống lại cái xấu độc, tiêu cực, phản động trên KGM. Chủ trương dành phần xứng đáng trong gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho các văn nghệ sĩ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, ghi nhận, đánh giá cao vai trò và những đóng góp của văn nghệ sĩ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Trong giới nghệ sĩ, trí thức hiện nay, có rất nhiều gương mặt nổi tiếng. Trang cá nhân của họ trên các nền tảng MXH có số lượng tương tác, theo dõi lên đến hàng chục triệu người. Tầm ảnh hưởng của nhiều người nổi tiếng trong các hoạt động từ thiện, hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn do thiên tai, dịch bệnh vừa qua đã mang lại hiệu quả to lớn về vật chất, lan tỏa các giá trị nhân văn xã hội chủ nghĩa trong cuộc sống. Nếu mỗi nghệ sĩ, người nổi tiếng thể hiện rõ bổn phận, trách nhiệm xã hội, tinh thần yêu nước của mình bằng những phát ngôn, bài viết mang tính xây dựng, truyền cảm hứng, đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động thì hiệu quả đấu tranh, bảo vệ môi trường văn hóa trên mặt trận KGM sẽ rất lớn.

Trên thực tế, trước những thông tin xấu độc kiểu mị dân, mầm mống “dân túy” gây bất ổn đời sống xã hội xuất hiện trên KGM vừa qua, nhiều người nổi tiếng đã lên tiếng bày tỏ quan điểm, phân tích đúng-sai một cách thuyết phục, giúp công chúng hiểu đúng bản chất vấn đề. Các bài viết của những người nổi tiếng về vấn đề này có lượt tương tác, chia sẻ rất lớn. Hàng ngàn bình luận của người dùng MXH đã bày tỏ quan điểm ủng hộ, đồng thời kêu gọi tẩy chay thông tin xấu độc. Đó là những việc làm rất tích cực, hiệu quả, nhằm mở rộng “vùng xanh” trên KGM, đấu tranh, lật tẩy chiêu trò phá hoại của các phần tử phản động, thế lực thù địch.

Trách nhiệm của các hội, đoàn, tổ chức nghề nghiệp

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị (khu vực 2) cho rằng, để củng cố, tăng cường sức mạnh trên mặt trận tư tưởng văn hóa, vai trò của các tổ chức hội, đoàn, tổ chức nghề nghiệp cần phải được thể hiện rõ nét hơn. Khi Chính phủ và nhân dân đã xác định “chống dịch như chống giặc” thì trên KGM, nhiệm vụ chống “giặc” cũng phải được tổ chức bài bản chứ không thể để tình trạng ngẫu hứng tự phát.

Hầu hết các nghệ sĩ, người nổi tiếng ở Việt Nam đều tham gia công tác, sinh hoạt trong những cơ quan công lập hoặc các hội, đoàn, tổ chức nghề nghiệp... Có những người là hội viên của nhiều hội nghề nghiệp, tham gia hoạt động đa năng, đa lĩnh vực. Tài năng, sự cống hiến của họ trong lao động nghề nghiệp đối với đất nước đã được khẳng định trên thực tế. Bản thân họ cũng đã được Đảng, Nhà nước ghi ơn, phong tặng những danh hiệu cao quý, như: Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Nhân dân... Gắn hai chữ Nhân dân rất đỗi thiêng liêng trong các danh hiệu ấy là bởi, họ là tinh túy (trong lĩnh vực công tác) của nhân dân, mục đích lao động, cống hiến là phụng sự nhân dân, cần phải luôn biết ơn và tri ân nhân dân...

Trong bối cảnh đất nước, nhân dân đang đứng trước những khó khăn, thử thách do đại dịch Covid-19, nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân (bao gồm cả cuộc sống vật chất và tinh thần trên KGM) trước sự chống phá quyết liệt, nham hiểm của các thế lực thù địch, cần được nhìn nhận, thể hiện đúng mực, rõ nét.

Với tinh thần ấy, việc một số ít nghệ sĩ, người nổi tiếng vừa qua có những phát ngôn thiếu tinh thần xây dựng, gây bức xúc trong dư luận là điều rất đáng tiếc, cần phải rút kinh nghiệm để tránh tái diễn. Bên cạnh việc xử lý của cơ quan chức năng, các tổ chức hội, đoàn nơi những người này sinh hoạt, cần có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh. Không nên thờ ơ, coi đó là việc làm của cá nhân, là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Phải nhấn mạnh điều này, bởi trên thực tế, vai trò của nhiều tổ chức hội, đoàn khi hội viên của mình mắc khuyết điểm hoặc có những phát ngôn, hành động chưa chuẩn, vẫn rất thụ động, thậm chí có nơi còn ngó lơ, bàng quan. Thực trạng này phần nào lý giải, tại sao ở ta, các tổ chức hội, đoàn có rất nhiều, nhưng giáo dục, định hướng hội viên trong các hoạt động xã hội vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Thậm chí, khi có hội viên công khai lên MXH thể hiện thái độ cực đoan, bất mãn, để các thế lực thù địch lợi dụng, lãnh đạo hội vẫn coi đó là việc cá nhân, không có bất cứ động thái chấn chỉnh nào.

MXH là phương tiện của công dân. Bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân trên KGM là quyền tự do ngôn luận, thể hiện tinh thần dân chủ, nhưng tất cả đều phải trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Tạo những diễn đàn lành mạnh, gác lại những bất đồng, mâu thuẫn, cùng nhau hướng về mục tiêu chung, đó là những việc cần làm ngay để nhân rộng, lan tỏa những “vùng xanh” trên KGM trong cuộc chiến cam go chống đại dịch Covid-19. Vai trò tập hợp, định hướng, khuyến khích, tạo không gian và môi trường cho hội viên, nghệ sĩ, người nổi tiếng thể hiện trách nhiệm xã hội thuộc về các hội, đoàn, tổ chức nghề nghiệp các cấp.

Đừng thụ động, ỷ lại, bởi văn hóa tư tưởng phải luôn đi trước một bước để dẫn dắt đời sống xã hội. Các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng phải là người cầm cờ xung phong. Đất nước đang vào cơn gian khó, đừng ai và đừng lúc nào bộc lộ tư tưởng “Thử xem con tạo xoay vần đến đâu...”.

Mai Năm Mới (Theo QĐND)

Ở nhà "mùa giãn cách": Lấy đâu ra thời gian để buồn

 Nhiều người than thở ở nhà mùa giãn cách tẻ nhạt, buồn chán, dễ stress nhưng thật ra, có vô vàn cách để hâm nóng cuộc sống ở trong nhà... tới mức chẳng còn thời gian để buồn!

Mấy ngày đầu tiên đóng cửa ở trong nhà, quả thật, tôi cũng thấy bí bách và cả... ấm ức nữa. Ở công ty vừa bận vừa mệt nhưng có hội đồng nghiệp vui tính nên tranh thủ buôn dưa, cụng ly trà sữa... thì bao nhiêu stress cũng tan sạch. Ở nhà nào chồng con, nào dọn dẹp nhưng deadline của sếp vẫn "bám đuôi" không ngừng nghỉ, tôi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vô cùng.

Tuy nhiên, khi tâm sự với một cô bạn đang sống ở Úc - người đã trải qua không biết bao lần mở cửa rồi lại... lock down, tôi chợt nhận ra "mùa giãn cách" là cơ hội đặc biệt để hâm nóng cuộc sống!

Ở nhà mùa giãn cách: Lấy đâu ra thời gian để buồn - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh minh họa: Nguyễn Sơn (Vietnamnet).

Cân đối chi tiêu

Đây chắc chắn là việc mọi gia đình, mọi bà nội trợ và cả những người độc thân vui vẻ phải làm ngay khi bước vào những ngày đặc biệt này. Nhiều người bảo "Mùa này còn việc để làm là còn phải ăn mừng!" - đúng thế thật.

Trong thời kỳ giãn cách, làm việc rồi ăn ngủ nghỉ ở nhà cả ngày, tiền điện nước tăng lên.

Thu nhập giảm nhiều, tôi và nhiều bà nội trợ đau đầu khi "đong đếm" các con số trong tài khoản ngân hàng. Nhưng đây thực sự là bài toán thú vị mà không phải lúc nào cũng có cơ hội để... "giải" nên hãy thử ngay từ hôm nay nhé!

Tận hưởng những bữa "chuẩn cơm mẹ nấu"

Cuộc sống thường nhật bận rộn đôi khi đẩy chúng ta xa rời những người thân thương. Yêu thương, quan tâm đôi khi chỉ còn là vài dòng tin nhắn hay cuộc điện thoại ngắn ngủi. "Mùa giãn cách" trở nên đặc biệt khi cho những ông chồng bận rộn cơ hội ở bên các bà vợ luôn đầu tắt mặt tối, giúp những đứa con xa nhà được ở bên cha mẹ nhiều hơn...

Ông xã giúp tôi phân chia công việc cụ thể: lũ trẻ nhặt rau, phơi quần áo, mẹ vào bếp, lo chuyện giặt giũ còn bố rửa bát, lau nhà... Mỗi người một việc, chỉ chốc lát đã đâu vào đấy mà cả nhà như gắn kết và hạnh phúc hơn nhiều!

Học thêm vài kỹ năng

Thời thơ ấu, tôi mơ ước trở thành họa sĩ; anh mong muốn trở thành một nhạc công; bạn hoài bão là cô thợ làm bánh vừa xinh vừa đảm... Nhưng cơm áo gạo tiền đôi khi cuốn phăng những giấc mơ đẹp đẽ ấy.

Trong tuần đầu làm việc tại nhà, tôi và cô con gái nhỏ đã hoàn thành bức tranh thêu chữ thập. Sau đó, ông xã cùng cậu con trai lại tận dụng nan tủ cũ để làm thành chiếc khung tranh rất "cute" và trưng ở phòng khách.

Tối tối, bọn trẻ lại vây quanh bố để học đàn guitar. Tôi vẫn trêu là "bố con anh bật bông vui quá" khi bản thân tranh thủ nhồi bột, chuẩn bị mẻ bánh mì ngon lành cho cả gia đình.

Trong một bài viết từng đăng tải trên VietNamNet, các bạn đã viết: Mùa dịch là dịp để học cách san sẻ, cho đi và nhận lại. Gia đình không giàu có, tôi chỉ có thể đóng góp chút chút vào Quỹ Vắc xin và một vài bếp ăn từ thiện trong TPHCM. Nhưng tôi muốn san sẻ năng lượng tích cực từ gia đình tới với bạn bè, để mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn trong "mùa giãn cách".

Chỉ mong ai cũng thấy đây là cơ hội chứ không phải điều khó khăn để cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Hôm nay cứ mỉm cười, và ngày mai sẽ tươi cười chào đón bạn!

Theo Quỳnh Anh

Ưu tiên giải quyết chính sách với lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

 "Cần chú trọng lĩnh vực lao động, việc làm, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến đời sống nhân dân", ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam lưu ý ngành LĐ-TB&XH tỉnh.

Ngày 5/8, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc với Sở LĐ-TB&XH để đánh giá tình hình thực hiện công tác lao động, người có công trong 7 tháng đầu năm; định hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam, trong 7 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 149 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hơn 175.000 người tham gia BHXH bắt buộc, hơn 161.000 người tham gia BHTN và hơn 20.000 người tham gia BHXH tự nguyện.

Ngành LĐ-TB&XH đã tổ chức 16 phiên giao dịch việc làm; trợ cấp thất nghiệp hơn 6,7 nghìn người với tổng kinh phí hơn 95 tỷ đồng.

Ưu tiên giải quyết chính sách với lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi làm việc.

Tính đến 31/5, tổng số tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp toàn tỉnh hơn 8.700 người; hơn 600 quân nhân xuất ngũ được tuyển sinh học nghề.

Tỉnh Quảng Nam cũng đã tiến hành giải quyết, thực hiện chế độ chính sách người có công với hơn 43.000 trường hợp; điều dưỡng tập trung đối với hơn 3.700 người có công với cách mạng.

Tính đến 31/7, toàn tỉnh có hơn 1.700 hộ nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững, 650 hộ cận nghèo đăng ký thoát cận nghèo bền vững; cấp miễn phí hơn 42 nghìn thẻ BHYT cho người nghèo...

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam đã triển khai nhiều chương trình, chính sách kịp thời, đúng đối tượng, có hiệu quả.

Các lĩnh vực về bảo trợ xã hội, trẻ em, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng chống tệ nạn xã hội tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện.

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh mới, bà Trương Thị Lộc - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam đã kiến nghị UBND tỉnh tập trung chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Bà Trương Thị Lộc cũng kiến nghị tỉnh bổ sung một số nội dung vào Đề án hỗ trợ đào tạo lao động tỉnh giai đoạn 2021-2026 như: hỗ trợ học văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp, hỗ trợ đào tạo lao động trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng...

Ưu tiên giải quyết chính sách với lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu giải quyết lao động, việc làm trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Ảnh minh họa).

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành LĐ-TB&XH trong những tháng đầu năm 2021. Mặc dù trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh, thiên tai nhưng các chương trình, chính sách của ngành LĐ-TB&XH vẫn được triển khai kịp thời.

"Cần xác định nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi đột phá của ngành là gì, triển khai thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Trong đó, chú trọng lĩnh vực lao động, việc làm, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân" - ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh để nghị ngành chức năng chú trọng công tác xác định nguồn cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh, chất lượng nguồn lao động hiện nay; triển khai đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm; cần thiết lập kênh quảng bá, giới thiệu việc làm thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tập trung công tác xóa đói giảm nghèo, trong đó ưu tiên nguồn lực cho vùng núi và các vùng khó khăn khác.

"Trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ngành cần chủ động triển khai nhiệm vụ đã đề ra, phù hợp, thiết thực theo tình hình thực tế; chuẩn bị phối hợp triển khai thực hiện Nghị định 68 của Chính phủ kịp thời, đúng đối tượng", ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

Công Bính

Vì sao thịt heo vẫn bán giá "trên trời", có phải dân buôn… ăn dày?

 Giá heo hơi bán tại chuồng đã giảm rất mạnh nhưng giá thịt heo bán lẻ vẫn cao ngất ngưởng do chi phí ở khâu phân phối quá lớn.

Heo hơi rất rẻ nhưng thịt lại... rất đắt

Ông Thắng, một người chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai cho biết, ông vừa bán một đàn heo với giá 55.000 đồng/kg, đây là giá heo hơi thấp nhất trong 3 tháng qua.

"Đầu tháng 6, giá heo hơi vẫn ở mức 69.000 - 70.000 đồng/kg nhưng khi dịch bùng phát mạnh thì giá heo hơi giảm dần. Đến tháng 8, mỗi ký heo hơi đã giảm 15.000 đồng so với trước" - ông Thắng nói.

Vì sao thịt heo vẫn bán giá trên trời, có phải dân buôn… ăn dày? - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Giá heo hơi đã giảm mạnh trong 3 tháng qua (Ảnh: Đ.V).

Không chỉ ở Đồng Nai, giá heo hơi tại các tỉnh như Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu… cũng giảm mạnh.

Trong khi đó, thịt heo bán lẻ tại các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi tại TPHCM vẫn có giá cao ngất ngưởng. Cụ thể, thịt đùi heo được bán với giá từ 140.000 -150.000 đồng/kg, nạc dăm 160.000 đồng/kg, thịt cốt lết 150.000 đồng/kg, sườn non 240.000 đồng/kg…

Vì sao thịt heo vẫn bán giá trên trời, có phải dân buôn… ăn dày? - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Giá thịt heo ở các siêu thị, cửa hàng tại TPHCM vẫn đang rất cao (Ảnh: Đại Việt).

Giá thịt heo của các điểm kinh doanh online cũng tương đương với siêu thị, dù chi phí vận hành thấp hơn.

Chị Dương Hoa, chủ một điểm kinh doanh thịt heo online tại Tân Bình, chia sẻ chị đang nhập thịt heo mảnh với giá 95.000 đồng/kg. Sau khi lóc thịt, chị bán lẻ với giá từ 120.000 - 160.000 đồng/kg. Mỗi ngày, chị bán qua mạng khoảng 80 - 90 kg.

Bà Lưu Thị Bảy (quận 3) kể những ngày dịch bệnh, gia đình bà vẫn phải mua thịt heo với giá rất đắt đỏ, trong khi thu nhập của cả nhà đều bị sụt giảm.

Bà Bảy cho rằng, giới kinh doanh thịt heo đang "ăn dày", bởi giá heo hơi giảm mạnh nhưng giá bán lẻ lại không giảm.

"Dịch bệnh, người kinh doanh có nhiều chi phí phát sinh nhưng theo tôi là không nhiều đến thế. Bởi, khi thịt heo hơi 70.000 đồng/kg thì thịt đùi giá 110.000 đồng/kg nhưng đến khi thịt heo hơi giảm còn 55.000 đồng/kg thì thịt đùi lại có giá 150.000 đồng/kg" - bà Bảy dẫn chứng.

Vì sao thịt heo có giá "trên trời"?

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai - thừa nhận, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh đã xuống mức 55.000 - 58.000 đồng/kg nhưng giá thịt heo bán lẻ tại Đồng Nai và TPHCM vẫn còn ở mức rất cao.

Theo ông Công, nguyên nhân giá thịt heo vẫn ở "trên trời" là do khâu phân phối bị ảnh hưởng nặng nề, hàng trăm khu chợ truyền thống phải tạm đóng cửa, trong khi các siêu thị chỉ đáp ứng được 35 - 40% nhu cầu thịt heo của người dân.

Việc lưu thông, vận chuyển thịt heo cũng gặp nhiều khó khăn, các thương lái phải qua nhiều bước trung gian hơn và tốn nhiều chi phí hơn so với trước. Với  chi phí phát sinh, thương lái buộc phải cộng thêm những khoản tiền này vào giá bán cho người tiêu dùng. Điều này khiến giá thịt heo vẫn "neo" ở mức cao dù giá heo hơi đã giảm sâu.

"Với giá heo hơi như hiện nay thì giá bán lẻ thịt heo khoảng 100.000 - 110.000 đồng/kg là người kinh doanh đã có lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, dịch bệnh phức tạp, chi phí phát sinh lớn đã khiến giá thịt heo chưa thể giảm", ông Công nói.

Vì sao thịt heo vẫn bán giá trên trời, có phải dân buôn… ăn dày? - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Chi phí phân phối thịt heo tăng mạnh là nguyên nhân kéo giá thịt heo lên cao (Ảnh: Đại Việt).

Còn theo ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, ngày bình thường thị trường TPHCM tiêu thụ khoảng 10.000 con heo/ngày. Tuy nhiên, khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì lượng thịt heo về thành phố giảm mạnh. Mỗi ngày, thành phố chỉ tiêu thụ khoảng 5.000 - 6.000 con.

Ông Phương nhận định, giá heo hơi giảm mạnh nhưng giá thịt heo bán lẻ vẫn còn cao là do chi phí phát sinh của các đơn vị phân phối quá lớn. Chi phí xăng dầu, chi phí phòng chống dịch và chi phí vận hành điểm bán tăng khiến giá thịt heo cũng tăng theo.

"Các điểm phân phối thịt heo có F0 đến thì phải tạm đóng cửa, nhân viên phải cách ly, điểm bán phải khử khuẩn. Một số nhân viên khác nằm trong vùng phong tỏa, không thể đi làm, buộc doanh nghiệp phải tuyển thêm người mới. Ngoài ra, tài xế vận chuyển thịt heo cũng thiếu trầm trọng vì tài xế ngại đi làm mùa dịch.

Các đơn vị phải tuyển thêm nhân sự liên tục, trả tiền làm ngoài giờ, trả tiền xét nghiệm Covid-19, mua bảo hiểm cho nhân viên... Những chi phí này khiến cho giá thịt heo vẫn ở mức cao", ông Phương nói.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, khi các chợ truyền thống mở cửa bình thường lại, các thương lái hoạt động rầm rộ thì giá thịt heo sẽ phải giảm theo đúng quy luật của thị trường.

Đại Việt

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đàm phán mua vắc xin do 4 hiệp hội đề xuất

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức ngay việc đàm phán với đối tác để mua và cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo đề xuất của 4 hiệp hội.

Vừa qua, 4 hiệp hội gồm: Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) có văn bản kiến nghị "Chính phủ đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin hoặc hỗ trợ doanh nghiệp mua vắc xin khẩn trương và hợp pháp để tiêm miễn phí cho người lao động của các ngành hàng xuất khẩu".

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đàm phán mua vắc xin do 4 hiệp hội đề xuất - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân Sài Gòn "chong đèn", tiêm vắc xin vào ban đêm (Ảnh: Phạm Nguyễn).

Theo văn bản của 4 hiệp hội, trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại và trở nên nghiêm trọng tại các nhà máy, khu công nghiệp, đặc biệt tại khu vực phía Nam, 4 hiệp hội kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện nhanh nhất và nhiều nhất lượng vắc xin để tiêm cho người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp của 4 ngành hàng xuất khẩu để tiếp tục vừa duy trì sản xuất vừa chống dịch.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ hỗ trợ các hiệp hội được mua vắc xin từ nguồn cung tự tìm kiếm để tiêm miễn phí cho người lao động.

Các hiệp hội cho biết đã chủ động tìm nguồn cung vắc xin từ một tập đoàn tại UAE và kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế chủ trì đàm với đối tác hoặc chỉ định đơn vị nhập khẩu Việt Nam có đủ điều kiện triển khai thủ tục nhập khẩu, ưu tiên hỗ trợ các hiệp hội thực hiện việc tiêm chủng cho người lao động. Mọi chi phí để triển khai các hoạt động trên sẽ do các doanh nghiệp của các hiệp hội ngành hàng trực tiếp chịu trách nhiệm.

Xét kiến nghị trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức ngay việc đàm phán với đối tác để mua và cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu bật sự đổi mới trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ông Kenny Coyle, Ủy viên Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Anh nhận định, bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu bật sự đổi mới, sáng tạo trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam không những đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn vận dụng thành công vào thực tiễn xã hội Việt Nam và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Ông Kenny Coyle cho rằng bài viết đã lý giải những thành công của Việt Nam và nêu bật sức sống của một nước Việt Nam hiện đại.

Mai Năm Mới (ST)