Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

Chuyến công tác đáng nhớ của bác sĩ trẻ dân tộc Tày

Sau 75 ngày đêm xung phong nơi tuyến đầu chống dịch bệnh Covid-19, hỗ trợ cho miền Nam thân yêu trong việc điều trị người bệnh Covid-19, bác sĩ trẻ Chu Văn Bắc, người dân tộc Tày đã vượt qua bao khó khăn, vất vả, hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở về với công việc khám chữa bệnh hàng ngày. Nhưng chuyến công tác đặc biệt này đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc và những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời làm nghề y của anh.

Bác sĩ trẻ Chu Văn Bắc, dân tộc Tày, sinh năm 1989, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình. Anh vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ thành phố (TP) Hồ Chí Minh chống dịch. Mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, vào giữa những ngày hè tháng 7-2021, bác sĩ Chu Văn Bắc gác lại những niềm riêng, tạm xa gia đình, xung phong lên đường vào thành phố mang tên Bác để chống dịch Covid-19.

Trong số 77 cán bộ của ngành y tế xung phong tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch, Bắc được chọn cùng 32 cán bộ y, bác sĩ của Lạng Sơn tham gia chi viện cho TP Hồ Chí Minh. Hành trang lên đường của Bắc cùng những người đồng đội chỉ là chiếc ba lô nhỏ, nhưng với tâm thế xung kích, tình nguyện, bằng tất cả tâm sức để lên đường “Nam tiến” nhằm hỗ trợ TP sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.

Vào TP Hồ Chí Minh, Đoàn cán bộ y tế Lạng Sơn được giao nhiệm vụ làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 6, tại Khối chung cư R1.A, phường An Khánh, TP Thủ Đức. Các y, bác sĩ được phân công làm việc tại khoa C2, Bắc được phân công nhiệm vụ Phó khoa, mỗi ngày, Bắc cùng các đồng đội khám chữa bệnh cho khoảng 100 bệnh nhân. Mỗi ca trực gồm 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng, công việc hàng ngày của Bắc tại khoa bao gồm: Tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân, điều trị, chăm sóc toàn diện tất cả các trường hợp bệnh nhân suy hô hấp mức độ trung bình - nặng. Bệnh nhân gồm nhiều đối tượng, phần lớn là người cao tuổi có bệnh lý nền phức tạp và nhiều bệnh nhân có suy hô hấp.

Không chỉ làm nhiệm vụ cứu chữa cho các bệnh nhân, anh cùng đồng nghiệp còn là nguồn động viên khích lệ tinh thần cho người bệnh vì không có người thân bên cạnh. Sự sẻ chia, động viên mà y, bác sĩ dành cho người bệnh cũng là “liều thuốc” tinh thần quý giá giúp họ vượt qua bệnh tật và vượt lên chính mình.

Trong thời gian làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 6, anh cùng các y, bác sĩ đã điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ròng rã 75 ngày đêm chiến đấu giữa tâm dịch, mỗi ngày làm việc liên tục 6 giờ trong bộ đồ bảo hộ, trong thời tiết rất nóng bức, môi trường nguy cơ lây nhiễm cao, có lúc thiếu vật tư y tế, thiếu cả nhân lực khi nhiều bệnh nhân nặng, diễn biến nhanh, phức tạp, các thành viên trong đoàn tự nguyện tăng giờ, tăng ca, có người đã ngất xỉu trong phòng bệnh do làm việc quá tải và áp lực vì phải giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân cùng lúc.

Nhận xét về bác sĩ trẻ Chu Văn Bắc, bác sĩ Chuyên khoa II, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn, Trưởng đoàn y tế Lạng Sơn chi viện TP Hồ Chí Minh Đặng Huy Du cho biết: “Bác sĩ Bắc là một cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Bác sĩ Bắc được Sở Y tế, UBND TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Lạng Sơn tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch”.

Hoàn thành nhiệm vụ, chiến thắng trở về, những “chiến sĩ áo trắng” như bác sĩ Bắc đã phải trải qua nhiều áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực, nhưng họ vẫn lặng thầm “gánh trên vai” sứ mệnh cao cả - chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc, giành lấy sự sống cho người bệnh. Dù biết khó khăn, gian khổ, nhưng họ vẫn lao vào “cuộc chiến” đầy cam go, với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì đất nước, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Khủng hoảng an ninh châu Âu, căn nguyên từ khủng hoảng khoa học chính trị



1. Chúng ta đang chứng kiến cuộc khủng hoảng an ninh ở châu Âu với cuộc chiến Nga - Ukraine, một cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng mà ít người đề cập đó là cuộc chiến xảy ra giữa lúc thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng về khoa học chính trị, mà ở lĩnh vực hẹp hơn là chính trị quốc tế, trên phạm vi toàn cầu.

Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh dân tộc thiểu số được học tập, phát triển về mọi mặt

Thời gian qua, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, BĐBP Sơn La đã triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội hướng về đồng bào nghèo, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn biên giới, trong đó, nổi bật là Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”. Từ sự giúp đỡ chân thành, ấm tình yêu thương ấy, nhiều trẻ em ở khu vực biên giới có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã có cơ hội được học tập, rèn luyện để có tương lai tươi sáng hơn.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP Sơn La đã triển khai Chương trình “Nâng bước em tới trường” từ năm 2016 và “Con nuôi đồn Biên phòng” từ năm 2019. Tuy nhiên, trước đó, từ năm 2012, Bộ Chỉ huy BĐBP Sơn La đã tổ chức giúp đỡ các cháu học sinh nghèo ở khu vực biên giới của tỉnh bằng nhiều hình thức như: Mô hình “Bữa sáng cho em”, “Hũ gạo tình thương”, kết nghĩa, nhận đỡ đầu học sinh...

Đối với các cháu được hỗ trợ trong Chương trình “Nâng bước em tới trường”, lãnh đạo BĐBP Sơn La đã nhận đỡ đầu ít nhất 2 cháu/đồng chí; các phòng, văn phòng nhận đỡ đầu từ 1-2 cháu, mỗi đồn Biên phòng từ 1-3 cháu và 1 cháu là học sinh nước Lào ở khu vực biên giới đối diện. Mức hỗ trợ là 500.000 đồng/tháng/cháu và được thực hiện đến khi các cháu học xong lớp 12. Sau đó, nếu các cháu thi đỗ và theo học các trường đại học, cao đẳng thì sự giúp đỡ tùy vào khả năng của mỗi đơn vị. Đối với các cháu được hỗ trợ trong mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”, hiện nay, có 10 cháu được BĐBP Sơn La trực tiếp nhận nuôi dưỡng tại 5 đồn Biên phòng.

Để có kinh phí tổ chức các hoạt động, đơn vị đã phát động các đơn vị tiết kiệm các nguồn quỹ tăng gia sản xuất và cả đóng góp của các cán bộ trong đơn vị. Bên cạnh đó, với ý nghĩa của các chương trình, nhiều tổ chức, nhà hảo tâm đã hỗ trợ vật chất, tặng quà, xe đạp, bàn ghế, tủ sách..., cùng các đồn Biên phòng chăm lo cho các cháu được nhận đỡ đầu, giúp đỡ trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”. Qua đó, các cháu có điều kiện học tập tốt hơn.

Hiện nay, tất cả các cháu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” đều là con em đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới có hoàn cảnh khó khăn, nhiều cháu đặc biệt khó khăn vì mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc không nơi nương tựa do cha mẹ bỏ rơi... Từ khi được BĐBP giúp đỡ, nhiều cháu không còn tự ti, nhút nhát, rụt rè như trước. Các cháu yêu thích được đến trường học tập, phát triển về mọi mặt, không chán nản muốn bỏ học giữa chừng như trước nữa. Đặc biệt, qua quá trình thực hiện, kết quả học tập của các cháu đã có nhiều tiến bộ, trong đó, tiêu biểu như cháu Giàng Động Tủa sau khi tốt nghiệp kỳ thi trung học phổ thông năm 2021 đã đỗ vào đại học...

Nhận diện cái gọi là “Pháp môn Diệu âm”

“Pháp môn Diệu âm” còn có tên gọi khác là Hội Thiền Định quốc tế Master Ruma; người sáng lập là Trần Tâm còn có các tên gọi khác: Saint John, Trấn Yăn Tom, Trần út Huỳnh Long, Tom Trần, Master Ruma, sinh ngày 22/10/1972 tại Kiên Giang, là Việt Kiều Mỹ. Trần Tâm là “sứ giả” của “Thanh Hải Vô Thượng sư”, nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tuyên truyền phát triển “Thanh Hải Vô thượng sư”.

Về nguồn gốc, “Pháp môn Diệu âm” được tách ra từ “Thanh Hải Vô thượng sư” - là một hiện tượng tôn giáo mới có nguồn gốc hình thành từ Ấn Độ, được một tu sĩ đạo Silk ở Ấn Độ truyền giảng, sau đó Thanh Hải kết hợp với giáo lý của Phật giáo, Công giáo, pha tạp và tạo nên “Thanh Hải vô thượng sư”.

Trụ sở chính của “ Pháp môn Diệu âm” ở Campuchia đứng đầu là Trần Tâm, xây dựng hệ thống chân rết ở nhiều quốc gia. Về nghi thức, “Pháp môn Diệu âm” tuyên truyền ăn chay, ngồi thiền, nhập tâm những điều sư phụ dạy, nhằm cảm nhận âm thanh, ánh sáng xung quanh mình, biến nó thành những điều kỳ diệu có thể rũ bỏ ưu phiền, chữa lành các loại bệnh. Tín đồ thực hiện ăn chay, ngồi thiền.

Số tín đồ theo “Pháp môn Diệu âm” đẩy mạnh tuyên truyền, phát triển đạo thông qua việc phát báo miễn phí, bán băng đĩa, tặng ảnh, lôi kéo số đông tín đồ “Thanh Hải vô thượng sư” tham gia. Tại một số tỉnh, thành phố, chính quyền địa phương phát hiện có một số hoạt động của nhóm này tại Công ty cổ phần N tại Cần Thơ - Công ty này hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Vào năm 2007, chủ tịch hội đồng quản trị công ty đến thăm công ty và chỉ đạo giám đốc công ty, tổ chức cho nhân viên ăn chay ít nhất mỗi tuần 1 ngày (thứ hai hàng tuần), ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, đồng thời cử người hướng dân cho nhân viên cách ngồi thiền theo “Pháp môn Diệu âm”. Hoạt động “Pháp môn Diệu âm” ở Công ty này là bắt buộc. Theo đó, hầu hết cán bộ, nhân viên không ai muốn theo và đã có rất nhiều người đã xin nghỉ việc ở Công ty, trong đó có giám đốc chi nhánh.

Hoạt động của “Pháp môn Diệu âm” tại tỉnh Bắc Giang diễn ra chủ yếu tại một số nơi thuộc các huyện: Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa... với hoạt động chủ yếu là xuất cảnh ra ngoài để “Thọ ấn”, tham gia “Cộng tu” do ông Trần Tâm trực tiếp giảng dạy.

Mục đích trục lợi về kinh tế; có màu sắc chính trị; chia rẽ tôn giáo, dân tộc, lợi dụng uy tín và những mối quan hệ trước đây, lúc đang là đệ tử cho “Thanh Hải vô thượng sư”, Trần Tâm móc nối lại vói các đối tượng để phát triển tổ chức. Thành phần tin theo chủ yếu là những người trung và cao tuổi, những người kinh doanh nhỏ lẻ.

Kiên quyết giữ vững và bảo vệ ngọn cờ soi đường chỉ lối của Đảng

    Tổng kết quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng XHCN và xây dựng CNXH, nhất là những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công bố tác phẩm rất quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”.

    Từ sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới của thời đại, tác phẩm của Tổng Bí thư đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn, khẳng định bản chất cách mạng và khoa học trong nhận thức và hành động thực tế xây dựng CNXH ở Việt Nam, làm rõ CNXH là gì và đi lên CNXH bằng cách nào, từ phương châm, hình thức, bước đi phù hợp để hoàn thiện đường lối quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Điều đó đòi hỏi xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và tính đặc thù.

    Tác phẩm đã làm rõ hơn nội dung và khả năng bỏ qua chủ nghĩa tư bản, kế thừa những thành tựu, giá trị văn minh nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Tác phẩm nhấn mạnh yếu tố bảo đảm xây dựng thành công CNXH là phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản chân chính cách mạng dựa trên học thuyết cách mạng, tính khoa học và cách mạng triệt để của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Tác phẩm của Tổng Bí thư có giá trị lý luận căn bản và ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc, toàn diện đưa Việt Nam tiến tới một nước XHCN hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc.

    Tác phẩm có sự đóng góp xứng đáng vào kho tàng lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH mà các nước trên thế giới đang hướng tới. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng đặt ra yêu cầu cần thiết phải học tập, quán triệt sâu sắc tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư.

Không ngừng bổ sung, hoàn thiện đường lối chính trị của Đảng

    Những năm qua, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị vẫn cho rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam chỉ đổi mới kinh tế mà không đổi mới chính trị. Âm mưu, thủ đoạn của họ là thúc đẩy đổi mới chính trị để xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam.

    Sự thật là thế nào? Đảng đã kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị. Quan điểm của Đảng là lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm và từ thành tựu kinh tế mà từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Chính trị là lĩnh vực nhạy cảm, phải đổi mới từng bước, thận trọng, vững chắc, không vội vàng khi chưa có đủ điều kiện cần thiết. Đổi mới hệ thống chính trị trong suốt quá trình đổi mới và hiện nay tập trung vào những nội dung nổi bật.

    Một là, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN với những đặc trưng cơ bản, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế; Nhà nước quản lý xã hội, đất nước, nền kinh tế chủ yếu bằng pháp luật; Nhà nước pháp quyền là một trong 8 đặc trưng của mô hình CNXH Việt Nam.

    Hai là, thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội; phát huy dân chủ XHCN, tập hợp, đoàn kết rộng rãi mọi giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vì lợi ích quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

    Ba là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng kết hợp chặt chẽ với xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, kết hợp đúng đắn xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng và bảo vệ Đảng, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.

    Thực hiện và bảo vệ 3 vấn đề cốt lõi nêu trên là phát huy tính ưu việt của chế độ và bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững về kinh tế-xã hội, vị thế chính trị, văn hóa, con người, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế. Vấn đề bảo đảm an ninh phi truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tại, dịch bệnh, nhất là kiểm soát đại dịch Covid-19 có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống người dân, không thể xem nhẹ.

    Sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thông qua việc hoàn thiện, bổ sung Cương lĩnh, đường lối và bảo vệ giá trị khoa học, tính hiện thực của đường lối. Đại hội XIII của Đảng đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021-2030. Để thực hiện được các định hướng đó cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn: Giữa ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. “Đó là những mối quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng ta cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và phát triển phù hợp với thay đổi của thực tiễn; đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng và đầy đủ, quán triệt sâu sắc và thực hiện thật tốt, có hiệu quả”.

Sức sống của Cương lĩnh thể hiện sâu sắc ở những thành quả đổi mới đất nước

    Hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước theo con đường XHCN. Đó là quá trình hiện thực hóa thành công những mục tiêu, 8 đặc trưng và 8 phương hướng cơ bản mà Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Các đặc trưng khác cũng được nhận thức và thực hiện rõ hơn thể hiện bản chất tốt đẹp và tính hiện thực của chế độ XHCN ở Việt Nam.

    Bảo vệ con đường XHCN là cuộc đấu tranh quyết liệt về hệ tư tưởng, đồng thời là bảo vệ một chế độ xã hội, một hình thái kinh tế-xã hội, bảo vệ quy luật phát triển tất yếu khách quan của lịch sử. Dù phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức, theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH.

    Thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối đổi mới mà Đại hội VI đề ra và các đại hội tiếp theo bổ sung, phát triển. Đại hội XIII của Đảng (1/2021) đã khẳng định những thành tựu cơ bản. Đó là thước đo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và vai trò quyết định của Cương lĩnh, đường lối.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng bình quân duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển. Phát triển văn hóa, xã hội, con người đạt nhiều kết quả quan trọng.        Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt.


Bảo vệ Cương lĩnh, đường lối chính trị là bảo vệ sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) hoạch định đường lối đổi mới toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân. Vượt qua thách thức, khủng hoảng và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở các nước Đông Âu, Liên Xô, Đại hội VII của Đảng (6/1991) tỏ rõ bản lĩnh chính trị, kiên định con đường XHCN với việc đề ra “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH)”. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, Cương lĩnh và đường lối được các đại hội Đảng không ngừng bổ sung, phát triển, đã đưa công cuộc đổi mới của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vững chắc với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

    Bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng là bảo vệ sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, vì Đảng lãnh đạo, cầm quyền chủ yếu bằng Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết... Bảo vệ sự đúng đắn của Cương lĩnh, đường lối với những giá trị lý luận, khoa học, bắt nguồn từ nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững những nguyên lý về cách mạng XHCN, những đặc điểm, đặc trưng, quy luật của thời kỳ quá độ lên CNXH. Cương lĩnh và đường lối đổi mới của Đảng được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn, sâu sắc bản chất cách mạng, phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, Cương lĩnh, đường lối đó đứng vững và được hiện thực hóa, có khả năng chống lại mọi sự xuyên tạc và chống phá của các thế lực thù địch cả về lý luận và thực tiễn. Điều đó càng đòi hỏi Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao trình độ lý luận và nhận thức về hệ tư tưởng.

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về Chủ nghĩa Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp Chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng XHCN thích hợp với tình hình nước ta. Như thế là phải học tập lý luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trước hết là của cán bộ cốt cán của Đảng”.

    Nâng cao trình độ lý luận của toàn Đảng và của từng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, bồi đắp lập trường, quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng những là để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, mà cũng chính là bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đó là sự bảo vệ chủ động, tự giác bởi trí tuệ, có khả năng bác bỏ mọi sự xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, phản động.

NHẬN DIỆN CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE!

         Kể từ khi Tổng thống Nga V.Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có vô số ý kiến trái chiều. Đó cũng là hiện tượng tự nhiên xuất phát từ góc nhìn, nhận thức, quan điểm chính trị, lợi ích của mọi người trong một thế giới mà Đảng ta đã nhận định là “bất định, bất ổn, khó lường”. Trước hết, tôi bày tỏ quan điểm hoàn toàn nhất trí và ủng hộ việc Việt Nam bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về cuộc chiến ở Ukraina vì Việt Nam là bạn với tất cả các nước.

Tuy nhiên, từ góc độ nghiên cứu, cần nhận diện đúng bản chất của cuộc khủng hoảng Ukraina nói chung, chiến dịch quân sự của Nga nói riêng. Là người đã có gần 40 năm nghiên cứu về Nga, Ukraina, quan hệ Nga-Ukraina, Nga-phương Tây, tôi xin chia sẻ một số kết quả nghiên cứu của tôi và giới nghiên cứu trên thế giới để bà con cùng suy ngẫm. Theo kết quả nghiên cứu, Ukraina-tâm điểm cạnh tranh khốc liệt nhất giữa Mỹ và Nga.

Toan tính của Mỹ ở Ukraine

Các văn kiện về học thuyết, chính sách và chiến lược của Mỹ kể từ thời Chiến tranh lạnh đến thời điểm này xác định rõ mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ với Nga là: dù nước Nga đã tự nguyện từ bỏ chủ nghĩa xã hội, từ bỏ cả vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và hội nhập với phương Tây nhưng Washington vẫn tiếp tục chống phá Nga nhằm mục tiêu không để cho Nga phát triển như một quốc gia có chủ quyền, thậm chí là xóa sổ vĩnh viễn nước Nga trên bản đồ thế giới bằng cách chia nhỏ nước Nga thành nhiều nước bởi nước Nga là cản trở lớn nhất đối với tham vọng giành quyền bá chủ thế giới của Mỹ.

Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ chọn Ukrainalà trọng điểm chống phá Nga, đưa Ukrainathoát khỏi ảnh hưởng của Nga, tiến tới biến Ukraina thành kẻ thù của Nga. Chủ trương chiến lược này của Mỹ xuất phát từ học thuyết địa chính trị của các thế lực cầm quyền ở phương Tây, được thể hiện trong nhận định nổi tiếng của cựu Thủ tướng Đức Otto Von Bismarck: “Chỉ có thể kiềm chế và làm tan rã nước Nga bằng cách tách Ukraine ra khỏi ảnh hưởng của Nga, biến Ukraine thành quốc gia thù địch với Nga. Để làm được điều đó, cần phát hiện, khuyến khích và nuôi dưỡng những kẻ phản bội trong giới thượng lưu của Ukraine, sử dụng họ tuyên truyền, lôi kéo để thay đổi nhận thức của một bộ phận dân chúng quốc gia này đến mức họ ghét cay ghét đắng mọi thứ của Nga, cũng có nghĩa là ghét chính nguồn gốc của chính mình bởi người Nga và người Ukraina cùng chung một nguồn cội”.

 Zbigniev Brzezinski-nguyên Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, cũng đã từng nhận định:“Thiếu Ukraine, nước Nga không thể trở thành cường quốc. Còn giành được quyền kiểm soát Ukraine, Nga tự nhiên sẽ trở thành cường quốc”

Chính vì thế, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ và Ukraina tuyên bố độc lập vào năm 1991, các cơ quan tình báo của Mỹ đã đưa các lực lượng dân tộc cực đoan của Ukraina đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức chống lại Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trở về đất nước và hình thành nên các tổ chức phát xít mới. 

Trong số đó có các tổ chức mang tên “Pravy Sektor”-một chi nhánh của mạng lưới khủng bố bí mật của NATO “Gladio” từ thời Chiến tranh lạnh. Tất cả những tổ chức này đều đi theo tư tưởng của chủ nghĩa phát xít mới, tương tự Đức Quốc xã đã từng gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai.

Các tổ chức phát xít mới ở Ukraina đã từng đóng vai trò then chốt trong cuộc “cách mạng cam” ở Ukraina năm 2003, đưa nhân vật Yushenko thân Mỹ lên cầm quyền. Chính vì thế, Tổng thống Yushenko đã ký sắc lệnh phong và truy phong “danh hiệu cao qúy” cho những kẻ đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

 Trong đó có Stepan Bandera-một trong những thủ lĩnh của lực lượngphát xít ở Ukraina trong Chiến tranh thế giới thứ hai được truy tặng danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc Ucraina”. Chính quyền Kiev còn dựng tượng đài của Stepan Bandera, lập Viện bảo tàng mang tên Stepan Bandera, đồng thời đập phá hết tất cả các tượng đài của các tướng lĩnh người Ukrainađã từng lập công lớn trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại chống phát xít Đức..

Trong cuộc bạo loạn dẫn tới cuộc đảo chính nhà nước ở Ukraina trong tháng 02/2014, các lực lượng phát xít mới nhận được sự ủng hộ và tiếp tay của Mỹ và một số nước thành viên NATO đã đóng vai trò nòng cốt trong cuộc đảo chính trong tháng 2/2014. Vì thế, nhiều thành viên các tổ chức phát xít mới được Tổng thống Poroshenko bổ nhiệm vào nhiều cương vị chủ chốt trong chính quyền Kiev. 

Trong đó có Arseniy Yatsenyuk-Thủ tướng chính phủ, người từng tuyên bố coi người dân bản địa gốc Nga ở Donbass “không phải là người” mà là “rác sinh học”; Valentin Nalivaichenko-một thành viên của đảng phát xít mới “Pravy Sector” được bổ nhiệm Giám đốc cơ quan an ninh Ucraina; Andriy Parubiy-người sáng lập phong trào chính trị cực đoan được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ucraina; Sergey Kwit-kẻ từng hô hào cấm sử dụng tiếng Nga, được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ucraina; Yuri Mikhalchishin-một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của đảng phát xít mới “Svoboda” được bổ nhiệm Phó Giám đốc cơ quan an ninh Ucraina chuyên trách công tác truyền bá tư tưởng phát xít mới.

 Yevhen Nishchuk-Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ukraina, cho rằng người dân ở Dobass “không có nguồn gốc loài người” và cần phải bị tiêu diệt. Vì thế, chủ trương diệt chủng nhằm vào người Nga đã trở thành quốc sách của chính quyền Kiev. 

Trong khi đó, Mỹ kiên quyết thực hiện chủ trương kết nạp Ukrainavào NATO. Trong khi chờ đợi hiện thực hóa chủ trương này, Mỹ coi Ukraina là đồng minh ngoài NATO. Vì thế, Mỹ và NATO đã tiến hành hàng chục cuộc tập trận trên lãnh thổ Ukraina với kịch bản chuẩn bị chiến tranh chống Nga. Đây là hiểm họa không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với châu Âu và thế giới.

Theo các tài liệu đã đươc giải mật, các tập đoàn tài phiệt Mỹ đứng đằng sau ủng hộ toàn diện cho chế độ Đức quốc xã do Hitler đứng đầu để sử dụng chúng phát động Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm tiêu diệt Liên Xô và đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc đại suy thoái bắt đầu từ đầu những năm 1930. 

Ralf-một nhà nghiên cứu ở Mỹ nhận định:“Nếu không có đầu tư tài chính của các tập đoàn tài phiệt Hoa Kỳ thì không thể có Hitler và cũng không có Chiến tranh thế giới thứ hai”. P. Taguell - một trong những cố vấn thân cận nhất của Tổng thống Mỹ Roosevelt nhận định:“Hoa Kỳ chỉ có thể xua tan bóng ma suy thoái của bằng ngọn gió chiến tranh. Bất kỳ biện pháp nào khác đã từng được áp dụng đều không mang lại kết quả”.

Hiện nay, mục tiêu chiến lược của Mỹ là biến Ukraina thành lực lượng châm ngòi cho cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu. Cũng như Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu sẽ là “ngọn gió mạnh” dập tắt đám cháy lớn mang tên “cuộc khủng hoảng hệ thống” mà nước Mỹ đang lâm vào. Cuộc khủng hoảng hệ thống này ở Mỹ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với cuộc đại suy thoái trong những năm 1930.

Chủ trương và sách lược của Tổng thống Nga V.Putin trong quan hệ với Ukraina

Tổng thống V.Putin khẳng định, đối với nước Nga, Ukraine không chỉ là một quốc gia láng giềng mà còn là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời không gian lịch sử, văn hóa, tâm linh của nước Nga. Tổng thống V.Putin cho biết, trong một thời gian dài, cư dân của vùng đất lịch sử tây-nam của người Nga xa xưa tự gọi mình là người Nga và đi theo Đạo Chính thống.

Đến thế kỷ XVII, vùng đất này đã thuộc quyền quản lý của Nhà nước Nga. Nước Ukraina hiện đại chỉ mới được hình thành sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và được phát triển rực rỡ trong thành phần Liên bang Xô Viết.

 Người Ukrainakhông chỉ là những người đã từng là đồng chí, người thân, đồng nghiệp cũ, bạn bè của người Nga mà còn là những người gắn bó với nước Nga bằng tình thân ái và huyết thống. Chính vì thế, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nước Nga không chỉ phải tự gánh chịu hậu quả thảm khốc từ thảm họa địa chính tri này mà còn công nhận và giúp đỡ Ukraina. 

Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, sự giúp đỡ của Nga cho từ năm 1991 đến trước thời điểm cuộc đảo chính trong tháng 2/2014 lên tới khoảng 250 tỷ USD. Tổng thống Nga V.Putin chủ trương kết nạp Ukraina vào Liên minh kinh tế Á-Âu và sẽ kết nối với EU để xây dựng không gian kinh tế-xã hội và an ninh thống nhất trên toàn lục địa Âu-Á. 

Thủ tướng Đức Angela Merkel nhất trí với chủ trương này của Tổng thống Nga V.Putin. Tuy nhiên, Mỹ không bao giờ chấp nhận chủ trương đó và quyết chống phá đến cùng. Theo Tổng thống Nga V.Putin, cái gọi là “sự lựa chọn nền văn minh phương Tây” của một số thế lực cầm quyền ở Kiev không vì sự phát triển của Ukraina mà chỉ nhằm phục vụ các đối thủ địa chính trị của Nga.

Chính vì thế, trong dự thảo Hiệp ước an ninh Mỹ-Nga và Hiệp định an ninh NATO-Nga mà các bên đang đàm phán từ đầu năm 2022, phía Nga yêu cầu Mỹ không kết nạp Ukraina vào NATO. Tổng thống Nga V.Putin cho biết, trong quan hệ quốc tế có một nguyên tắc cơ bản là các quốc gia có quyền tự do lựa chọn liên minh nhưng không được vì để bảo đảm an ninh cho mình mà làm tổn hại tới an ninh của các quốc gia khác. 

Trong khi đó, Mỹ chỉ dựa vào “quyền tự do lựa chọn liên minh” để bác bỏ yêu cầu của Nga không được kết nạp Ukraina vào NATO. Trong khi đó, Tổng thống V. Zelensky ra sức kêu gọi Mỹ kết nạp Ukrainavào NATO càng sớm càng tốt vì theo ông, Ukraina“có đội quân mạnh nhất châu Âu” và là “lá chắn bảo vệ châu Âu trước sự xâm lược của Nga”. 

Tổng thống Nga V.Putin đã từng cảnh báo, nếu Mỹ bác bỏ yêu cầu chính đáng của Moscow là không được kết nạp Ukrainavào NATO, thì Nga sẽ có biện pháp đáp trả. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina chính là một trong những biện pháp đáp trả đó.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Moscow ngày 8/2/2022 tại Điện Kremlin, Tổng thống V.Putin nhận định:“Trong các văn kiện học thuyết và chiến lược của Ukraine hiện nay chính thức xác định chủ trương sẽ thu hồi Crimea bằng biện pháp quân sự. Một khi Ukraine gia nhập NATO và được liên minh này cung cấp vũ khí hiện đại, chính quyền Kiev sử dụng sức mạnh quân sự để đánh chiếm Crimea mà giờ đây đã là lãnh thổ vĩnh viễn của Nga. Khi đó, Nga sẽ phải đáp trả và đương nhiên sẽ phải chiến đấu chống lại NATO. Liệu đã có ai nghĩ đến tình huống này? Hình như là chưa”. Việc Nga sáp nhận Crimea là câu chuyện dài, ở đây tôi xin khẳng định là hoàn toàn phù hợp luật pháp quốc tế.

Vì thế, giới quân sự nhận đinh, mục tiêu của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina là loại bỏ tiềm lực quân sự của lực lượng phát xít mới là cơ hội lịch sử để ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu. Lịch sử đang được lặp lại: Liên Xô đã từng hy sinh gần 20 triệu người để đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hiện nay Nga đang tiêu diệt chủ nghĩa phát xít mới đang trỗi dậy ở Ukraina để đưa thế giới thoát khỏi hiểm họa một cuộc chiến tranh thế giới mới ở châu Âu./.
Ảnh: Đại tá Lê Thế Mẫu - nguyên Viện Chiến lược quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng - Nhà bình luận quốc tế.
Yêu nước ST.

1 NGƯỜI LÍNH “DU KÍCH VIỆT NAM” CHỈ TRONG 1 ĐÊM ĐÁNH CHÌM 2 TÀU VẬN TẢI QUÂN SỰ 5000 TẤN VÀ 4800 TẤN - NỖI KHIẾP SỢ CỦA KẺ THÙ!!

         Táo bạo đánh chìm tàu địch.
Đúng lúc đang đón Giao thừa chuẩn bị bước sang năm mới, Xuân Kỷ Dậu 1969, Thượng sĩ Hoàng Kim Nông, Tổ trưởng tổ chiến đấu thuộc Đại đội 1, Đoàn Đặc công 126 Hải quân (sau này là Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân) và chiến sĩ Nguyễn Văn Nhượng được cấp trên giao nhiệm vụ tiêu diệt tàu vận tải quân sự tại Cửa Việt, Quảng Trị. Thời điểm ấy, Cửa Việt có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, vì là nơi tiếp nhận, chứa trữ vũ khí, trang bị địch chuyển từ biển vào.

Theo tin trinh sát, Nông được biết, trên bờ, địch bố trí hơn 1.000 lính để tuần tra, bố phòng, canh gác; xung quanh chúng còn rào 3 hàng thép gai điện tử. Dưới sông, chúng dùng tàu tuần tiễu liên tục lùng sục, ném lựu đạn, bắn xả, ngăn không cho chiến sĩ người nhái của ta tiếp cận, đánh phá tàu. Nếu thoát được ba vòng thép gai điện tử thì cũng rất dễ dính phải lựu đạn thả rông dưới biển của địch. Mặc dù biết nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, nhưng cả hai không hề run sợ. 

Đêm 20-2-1969, biển Cửa Việt tối đen như mực, trời rét căm căm, Nông và đồng đội bí mật ngụy trang, dễ dàng luồn qua ổ phục kích của địch và 3 lớp hàng rào, áp sát bờ sông Thạch Hãn. Mặc dù trời đêm, nhưng các chiến sĩ quan sát rõ tàu địch. Quanh tàu, địch liên tục ném lựu đạn xuống nước để ngăn chặn người nhái bám vào. 

Sau một thời gian quan sát thấy địch chỉ ném lựu đạn mạn tàu phía ngoài, còn mạn tàu phía trong cảng chúng không để ý, Nông đưa ra một quyết định táo bạo, đầy bất ngờ đó là bơi đường vòng vào trong cảng rồi sau đó lại bơi ra tiếp cận mục tiêu. Đúng lúc cả hai bí mật bơi ra giữa sông thì một làn đạn từ tàu địch bắn xối xả. Chiến sĩ đi cùng bị thương vào chân không thể tiếp tục bơi được nữa, Nông phải dùng dây buộc đồng đội vào người cùng với 4 quả mìn rồi rướn mình bơi tiếp. 

Vào gầm cảng, anh mới cởi dây ra, để Nhượng bám lấy trụ cầu, rồi tiếp tục bí mật bơi ra một đoạn để xác định vị trí đặt mìn vào hai chiếc tàu to nhất. Sau khi lấy hơi, Nông lặn sâu xuống nước áp sát mạn tàu địch, rồi cài mìn hẹn giờ mỗi tàu hai quả. Xong xuôi, Nông bơi ngược ra gầm cảng, buộc Nhượng vào người rồi lại tiếp tục bơi về vùng an toàn.

Sáng hôm sau, đơn vị được cơ sở báo: Một chiếc tàu trọng tải 5.000 tấn, một chiếc tàu trọng tải 4.800 tấn của địch đã bị nổ tung và chìm xuống biển. Cách đánh này sau đó đã được rút kinh nghiệm, nhân rộng, khiến địch không chống đỡ nổi. Sau chiến công này, Thượng sĩ Hoàng Kim Nông vinh dự được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất./.
Yêu nước ST.

CÁC NGƯỜI HÃY THÔI NÓI!

         Hàng năm cứ đến tháng 4 về là y như rằng các đối tượng ở hải ngoại và những “nhân sĩ, trí thức” theo “xã hội dân sự” trong nước lại tập trung ra rả những luận điệu cũ rích, nhai đi nhai lại đến mòn cả răng những bài xưa, lối cũ, khiến cho “ngưu ma vương” cũng cúi đầu chịu bái phục. Biết thế nào trong thời gian tới những luận điệu kể trên cũng sẽ được phát, vậy nên để sẵn mấy lời trước gọi là “thần cơ diệu toán”. 

Thứ nhất, các người hãy thôi ca ngợi cái gọi là “anh hùng tử khí hùng bất tử” khi nói về những tướng lĩnh của ngụy quân Sài Gòn đã tự sát, trước trong và sau ngày 30/4/1975, đừng ca ngợi họ là “tuẫn tiết vì nước”.

Một số tướng như Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ đã tự sát, họ tự sát là vì nỗi ô nhục khi đang tâm, tình nguyện làm nô bộc cho Hoa Kỳ; chém vào tổ quốc này những vết chém ngang lưng, chia đôi sơn hà của tổ tiên để lại, giúp cho người Mỹ mưu đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Không đau, không nhục sao được khi mà người Việt Nam lại phò trợ ngoại bang để thôn tính chính quê cha đất tổ của mình, chỉ vì hám danh hám lợi. Tuẫn tiết ư? Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu thủ thành, thành mất tướng cũng tuẫn tiết theo thành, chết là để sống mãi với non sông đất nước, thế mới gọi là tuẫn tiết vì nước. Còn những tướng ngụy kia họ đại diện cho ai, lý tưởng là gì thì đến chính họ còn không hiểu, đứng vấy bẩn lên hai từ thiêng liêng “tuẫn tiết”. Cũng có thể họ sợ đồng bào miền Nam sẽ trả thù vì những tội ác mà họ gây ra cho đồng bào hoặc đó chỉ là hậu quả của việc người Mỹ tuyên truyền về cái gọi là “cộng sản sẽ tắm máu nếu chiếm được Sài Gòn”. Chết vì nhục, vì sợ chứ tuẫn tiết nỗi gì!

Thứ Hai, các ngươi thôi ca ngợi “quân lực VNCH” với khẩu hiệu “tổ quốc, danh dự, trách nhiệm”!

Tổ quốc ở đâu khi các người rước Hoa Kỳ và đồng minh vào để băm vằm, cày xới lên cơ thể của đất nước? Tổ quốc có thể hiểu là đất nước do tổ tiên từ bao đời đã lấy máu đào để bảo vệ, xây dựng và để lại cho con cháu, truyền từ đời này sang đời khác; các người hết làm ưng khuyển cho Pháp, lại làm đầy tớ của Mỹ, muốn chia đôi, xẻ thịt giang sơn mà tổ tiên để lại thì thử tổ quốc ở đâu trong trường hợp này?

Danh dự, “làm trai sống ở trong trời đất/phải có danh gì với núi sông”, danh dự cái gì khi các người nhận giặc làm cha, bán rẻ linh hồn cho ngoại bang và mặc cho chúng cấu xe non sông này, danh dự gì khi các người khấu đầu trước giặc nhưng lại đạp lên đầu nhân dân Việt Nam.

Trách nhiệm, “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, nghĩa là đất nước khi thịnh vượng cũng như lúc suy vong thì mỗi người đều có trách nhiệm để xây dựng và bảo vệ, các người bán đứng tổ quốc không chỉ một, hai mà đến ba lần (Pháp, Nhật, Mỹ), là gia nô ba họ của ngoại bang thì đào đâu ra cái gọi là trách nhiệm với đất nước. Trách nhiệm với tổ quốc là phải như những người cộng sản, họ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh và bây giờ đang xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, cơm ngon, áo đẹp.

Thứ ba, các người thôi nói “Cộng sản là độc tài, bao năm giải phóng nhưng đất người vẫn đói nghèo”!

Vâng, cộng sản là “độc tài”, độc tài ở đây có nghĩa là đầy tài năng và độc đáo trong cách xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Không tài, không độc đáo mà lần lượt đánh bại Pháp, Nhật, Mỹ, Tàu, Pôn Pốt để bảo vệ tổ quốc; không tài không độc đáo mà xây dựng một Việt Nam có cơ đồ to lớn như hôm nay. Nên nhớ, sau khi mới giải phóng, quy mô nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 180/190 nước, và bây giờ (2021) Việt Nam nằm trong 33 nền kinh tế lớn nhất thế giới, thu nhập thuộc hàng trung bình, đến cuối năm năm GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD, nếu tính theo giá sức mua tương đương là khoảng 11.000 USD; quy mô nền kinh tế đến hết 2021 sẽ thứ 3 Đông Nam Á (sau Indonesia và Thái Lan)…Đừng bảo Việt Nam là đói nghèo nữa, có thể so với một số quốc gia phát triển thì chúng tôi chưa bằng nhưng đem so với đám ăn bám, ký sinh trùng trên cơ thể ngoại bang, khát nước toàn tập thì chúng tôi là ánh trăng rằm còn các người chưa bằng con đom đóm, lập lòe, lúc ẩn lúc hiện. 

Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp năm 2021 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, người dân Việt Nam hào hứng đi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, cầm lá phiếu bầu ra người đủ đức, tài vào các vị trí chủ chốt của đất nước. Người dân tự chọn người mà mình tín nhiệm để đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình và dân tộc mình, sao gọi là “độc tài”. Độc tài mà lấy nhân dân làm trung tâm, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh; kể cả thời bình mà máu các chiến sĩ, cán bộ, đảng viên vẫn đổ khi cứu hộ cứu nạn, khi giữ gìn an ninh, trật tự, phòng biên…

Thứ tư, các ngươi thôi kêu gào “lấy lại đất tổ, không làm khổ dân”!

Nước Việt hùng anh và đời đời văn hiến vẫn đang thuộc quyền làm chủ của cháu Hồng, con Lạc, có mất cho Tây, cho tàu đâu mà “phục quốc” mà kêu gào “lấy lại đất tổ”. Câu đó phải để những người cộng sản nói, không có cộng sản thì lấy ai đánh Pháp, đuổi Mỹ để lấy lại đất tổ trong tay ngoại bang, không có cộng sản Việt Nam thì lấy ai giữ vững chủ quyền khi mà các ngươi đã từng hiến miền Nam Việt Nam cho Mỹ, làm mất rất nhiều đảo vào tay Campuchia, Đài Loan, Malaysia ở Trường Sa và vùng biển phía Nam, và mất cả quần đảo Hoàng Sa 1974; những đảo đó, nếu lấy lại được thì chắc chắn cũng chỉ có những người cộng sản Việt Nam mới đủ tư cách và trí tuệ, hào khí để lấy lại trong tương lai. 

Những kẻ 47 năm quan vẫn chống phá quê hương đất nước, vẫn hận thù, hằn học với sự phát triển của đất nước mới là giống vô loài (tất nhiên chỉ là thiểu số). Dân tộc Việt Nam đoàn kết dưới ánh sáng của ngọn đuốc vĩnh cửu do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, soi đường; quốc dân đồng bào ta vẫn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng quang vinh. Chúng tôi vẫn nắm tay nhau sánh bước tiến lên, mặc cho đàn chó bên đường vẫn sủa những tiếng thất thanh./.
Yêu nước ST.

Từ việc Đảng ta đề ra Quy định 37, đó là lẽ tự nhiên, là việc làm thường lệ, nhưng cũng rất quan trọng cấp thiết hiện nay

Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về những điều đảng viên không được làm. Những điều không được làm đó không chỉ là vấn đề “trái tai gai mắt”, mà đó là sự suy thoái, thậm chí là vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước nên cần có quy định để ngăn chặn, phòng ngừa. Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng tình của đa số cán bộ, đảng viên về sự cần thiết phải ban hành Quy định này, có ý kiến cho rằng, nên chăng, cứ giữ nguyên quy định cũ, bởi đã ăn sâu vào tiềm thức đảng viên, vấn đề quan trọng là mỗi đảng viên có tự giác chấp hành nó trong thực tiễn hay không, v.v. Thực ra, ý kiến trên không phải không có cơ sở, nhất là mong muốn đưa những điều đảng viên không được làm thực sự đi vào cuộc sống; trở thành nếp sống hằng ngày đối với cán bộ, đảng viên. Nhưng ngẫm lại thì ý kiến đó chưa thật đúng và đầy đủ. Bởi lẽ, với tốc độ phát triển của xã hội ngày nay, một quy định ban hành cách đây hơn 10 năm sẽ có nhiều điều không còn phù hợp. Hơn nữa, đây lại là những điều liên quan trực tiếp đến từng cán bộ, đảng viên và sức mạnh nội sinh của Đảng, nếu không có định hướng, quy định chặt chẽ, khoa học,… thì khó có thể đạt hiệu quả trong thực tiễn. Vì thế, Quy định 37 của Đảng như một lẽ tự nhiên, là việc làm thường lệ, nhưng cũng rất quan trọng cấp thiết. Với nội hàm đầy đủ, chặt chẽ, lô gic vừa có tính kế thừa, vừa được bổ sung, sửa đổi những nội dung mới phù hợp, Quy định số 37 được xem như khung tiêu chuẩn; là mệnh lệnh mới của Đảng đối với mỗi cán bộ, đảng viên; dù bất cứ ở cương vị nào đều phải tự giác chấp hành, không có sự ưu ái, thiên vị hay ngoại lệ. Trong gia đình, "Gia có Gia quy", cha mẹ sinh con ra, ai cũng muốn con mình luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, trưởng thành, có ích cho gia đình và xã hội nên thường chú tâm dạy bảo cho con những điều hay lẽ phải, lấy hành vi tốt của người này để khuyên con bắt chước làm theo, lấy hành động xấu của người kia đặng nhắc con nên tránh. Và, việc dạy con không được làm những điều “trái tai gai mắt” đã được cha mẹ định hình từ lúc bé. Từ chuyện không được làm của xã hội để ngẫm về những điều đảng viên không được làm theo Quy định số 37. Những điều không được làm đó không chỉ là vấn đề “trái tai gai mắt”, mà đó là sự suy thoái, thậm chí là vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước nên cần có quy định để ngăn chặn, phòng ngừa. Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng tình của đa số cán bộ, đảng viên về sự cần thiết phải ban hành Quy định này, có ý kiến cho rằng, nên chăng, cứ giữ nguyên quy định cũ, bởi đã ăn sâu vào tiềm thức đảng viên, vấn đề quan trọng là mỗi đảng viên có tự giác chấp hành nó trong thực tiễn hay không, v.v. Thực ra, ý kiến trên không phải không có cơ sở, nhất là mong muốn đưa những điều đảng viên không được làm thực sự đi vào cuộc sống; trở thành nếp sống hằng ngày đối với cán bộ, đảng viên. Nhưng ngẫm lại thì ý kiến đó chưa thật đúng và đầy đủ. Bởi lẽ, với tốc độ phát triển của xã hội ngày nay, một quy định ban hành cách đây hơn 10 năm sẽ có nhiều điều không còn phù hợp. Hơn nữa, đây lại là những điều liên quan trực tiếp đến từng cán bộ, đảng viên và sức mạnh nội sinh của Đảng, nếu không có định hướng, quy định chặt chẽ, khoa học,… thì khó có thể đạt hiệu quả trong thực tiễn. Vì thế, Quy định 37 của Đảng như một lẽ tự nhiên, là việc làm thường lệ, nhưng cũng rất quan trọng cấp thiết. Với nội hàm đầy đủ, chặt chẽ, lô gic vừa có tính kế thừa, vừa được bổ sung, sửa đổi những nội dung mới phù hợp, Quy định số 37 được xem như khung tiêu chuẩn; là mệnh lệnh mới của Đảng đối với mỗi cán bộ, đảng viên; dù bất cứ ở cương vị nào đều phải tự giác chấp hành, không có sự ưu ái, thiên vị hay ngoại lệ. Cũng chẳng có gì khó hiểu, khó làm theo Quy định số 37 cả, nếu như mọi cán bộ, đảng viên xác định rõ vai trò, vị trí của nó để tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực công tác, thực sự gương mẫu đi đầu, đề cao trách nhiệm thực hiện thật tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Cùng với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”, không để suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Với tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, hành động nêu gương tốt của đảng viên sẽ được nhân lên, lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho toàn xã hội. Từ việc Đảng ta đã đề ra Nghị quyết, Điều lệ, Chỉ thị, Quy định,… thì mọi cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối chấp hành. Song, dù Nghị quyết, Điều lệ, Chỉ thị, Quy định,… của Đảng có chi tiết, cụ thể đến đâu cũng không thể bao phủ hết thực tiễn sinh động của cuộc sống. Do đó, điều quan trọng hơn cả vẫn từ ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi của mỗi đảng viên, theo phương châm: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Những ai không như thế, thì đã tự đưa mình ra “ngoài vòng pháp luật”, trở thành những người phai nhạt lý tưởng cách mạng, phản bội lại Đảng, phụ bạc lòng tin của nhân dân dù rằng họ cố tìm mọi cách quanh co, lấp liếm, hòng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ lý do nào khác.

CÂU NÓI BẤT HỦ CỦA HUYỀN THOẠI QUYỀN ANH MUHAMMAD ALI!

         Muhammad Ali vận động viên quyền Anh, được tạp chí thể thao Sports Illustrated và BBC tôn vinh là "vận động viên của thế kỷ".
Ali được coi như một biểu tượng mọi thời đại trong làng quyền anh thế giới vì những thành tích mà chưa ai có thể sánh được: Thắng 56 trận (37 knockouts, 19 tính điểm), Thua 5 (4 tính điểm, 1 TKO), Hòa 0.
Ông đã nhận được cả sự ủng hộ lẫn sự lên án của hàng triệu người dân Mỹ và thế giới sau khi chính thức cải đạo sang Hồi giáo dòng Sunni và tuyên bố đã gia nhập “Quốc gia Hồi giáo” – phong trào tôn giáo của những người Hồi giáo Mỹ gốc Phi. Sau đó, ông Ali lại gây “chấn động” hơn nữa khi có những bài phát biểu về vấn đề chủng tộc, công khai tình bạn với nhà hoạt động vì quyền lợi của người thiểu số Malcolm X và đặc biệt là chống lại lệnh nhập ngũ để tham chiến tại Việt Nam.
Ông từng bị nhận án 5 năm tù giam đồng thời bị phạt 10.000 đô la vào năm 1967 vì không chịu nhập ngũ tham gia chiến tranh tại Việt Nam.
Ông đã công khai phỉ báng và từ chối vào quân đội Mỹ, dựa trên niềm tin tôn giáo của mình và phản đối chiến tranh Việt Nam: Tại sao tôi phải đi 10 ngàn dặm để thả bom lên đầu những người Việt Nam vô tội trong khi ở người da đen ở Louisville (Mỹ) đang bị đối xử như những con chó và không có được những quyền cơ bản nhất của một con người.
Ông qua đời 2016 hưởng thọ 74 tuổi./.
Môi Trường ST.

CÔNG XÃ PARIS - TUẦN LỄ ĐẪM MÁU VÀ BÀI HỌC RÚT RA!

         Cách đây 151 năm, cuộc khởi nghĩa dẫn đến công xã nổ ra ngày 18/3/1871.
Ngày 26/3/1871 công xã ra đời, là hình thức nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên. Sau 2 tháng tồn tại, do sự bao vây, đàn áp của liên minh giữa quân đội tư sản Pháp và quân xâm lược Đức, lại bị những kẻ tiểu tư sản trong hàng ngũ phản bội, công xã đã bị dìm trong bể máu và thất bại.

“Tuần lễ đẫm máu” diễn ra từ 21/5 đến 28/5/1871. Ngay sau khi tái chiếm Paris, chính quyền tư sản Pháp đã xử bắn hơn 10.000 chiến sỹ công xã (ảnh), hơn 40.000 người bị đưa đi đày, lao động khổ sai và hầu hết đều bị sát hại.

Tuy thất bại, nhưng công xã Paris đã cung cấp những kinh nghiệm quan trọng giúp phong trào Marxit xây dựng nền tảng lý luận và chính trị để lãnh đạo cách mạng một cách vững chắc, thể hiện cao nhất trong việc Đảng Bolshevik của Lenin đã đúc kết kinh nghiệm Công xã để giành và giữ chính quyền trong Cách mạng tháng Mười năm 1917. 

Marx, Engels và Lenin đã kết luận rằng nhà nước không phải là “công cụ để hòa giải các giai cấp” mà là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và là công cụ chuyên chính để giải quyết sự không thể hòa hợp của các đối kháng giai cấp. 

Kinh nghiệm của Công xã Paris và sự phân tích về nhà nước của các nhà Marxit vĩ đại có ý nghĩa sâu rộng. Cho thấy quan điểm cải lương, hy vọng sử dụng nhà nước tư bản để giảm bớt sự đối kháng giai cấp và mang lại hòa bình và thịnh vượng lâu dài, là sai lầm và vô vọng (theo kiểu “XHCN dân chủ”, “Nhà nước phúc lợi” Bắc Âu mà một số nước Mỹ Latinh hiện đang muốn áp dụng theo). Quan điểm vô chính phủ cũng vậy, khi kêu gọi giải tán mọi hình thức quyền lực nhà nước - do đó phản đối việc hình thành nhà nước công nhân đối lập với bạo lực phản cách mạng của giai cấp tư sản thống trị.

Lenin nhấn mạnh kết luận của Marx rằng “giai cấp công nhân không thể chỉ nắm giữ bộ máy nhà nước chế tạo sẵn và sử dụng nó cho các mục đích riêng của mình”. Mà thay vào đó, giai cấp công nhân phải xây dựng nhà nước của chính mình, như công nhân Paris đã làm năm 1871. Điều này trước hết có nghĩa là, xây dựng một đảng để làm cho giai cấp công nhân thấm nhuần ý thức chính trị và lịch sử và sự cần thiết của một chính sách cách mạng. Đồng thời, nhà nước đó không được phép buông lỏng chuyên chính, phải tập hợp sức mạnh để trấn áp tận gốc sự chống đối của tư sản, đồng thời tuyệt đối không được phép mơ hồ, thỏa hiệp với tầng lớp tiểu tư sản luôn nghiêng ngả và sẵn sàng phản bội lợi ích của giai cấp vô sản.

Chuyên chính ngày nay được thể hiện dưới hình thức “nhà nước pháp quyền”, nhưng bản chất vẫn là chuyên chính, với nhà nước tư sản là chuyên chính tư sản và nhà nước vô sản là chuyên chính vô sản. Những bài học đó, mãi còn nguyên giá trị với các cuộc cách mạng vô sản và các giai đoạn của cách mạng. 

Với Việt Nam ta, điều đó đã tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết Đại Hội XIII, với yêu cầu “tăng cường bản chất công nhân của Đảng”, xây dựng liên minh công - nông - trí bền vững, trên lập trường cách mạng của giai cấp công nhân./.
Môi Trường ST.

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần thiết phải làm rõ đúng - sai, công khai hành xử

Dư luận thời gian gần đây đặc biệt quan tâm và vô cùng phấn khởi trước thái độ không khoan nhượng của Đảng và Nhà nước ta về việc chống tham nhũng, lãng phí. So với trước đây, “Bao Công” thời nay xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt từ nhiệm kỳ Đại hội XII, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Điều đó cho thấy, không có bao che, dung túng, không có vùng cấm, không có một sự “ưu ái” nào cho bất cứ ai. Nói cách khác là không có sự chống lưng, đỡ đầu nào đối với các hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có được sự chuyển biến tốt đẹp ấy, phải chăng có nguyên nhân cốt lõi là Đảng và Nhà nước ta đã thật sự coi tham nhũng, lãng phí như một thứ “giặc nội xâm” và kiên quyết triệt phá. Vì thế, rất nhiều lượt đoàn cán bộ của Trung ương Đảng, bộ, ngành đi sâu sát cơ sở để kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Qua đó, kịp thời cổ súy, động viên những việc làm đúng, có tính sáng tạo, chất lượng, hiệu quả cao để nhân rộng, nêu gương, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội để các nơi khác học tập, làm theo; đồng thời, phát hiện những việc làm sai, gây hậu quả xấu ở các địa phương, cơ sở để uốn nắn, chấn chỉnh. Kiểu “Khang Hy vi hành” như trước đây đã mang lại hiệu quả thật sự là đánh giá đúng tình hình, nhận xét đúng chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, nắm bắt đầy đủ những vướng mắc, kiến nghị ở cơ sở, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Đây là cơ sở chính trị để Đảng và Nhà nước ta kịp thời điều chỉnh chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn đất nước và khu vực. Đúng và sai, đồng nghĩa với tốt và xấu. Chỉ vỏn vẹn hai từ ấy thôi, mà trong cuộc sống đời thường biết bao nhiêu điều cần thiết phải đưa ra mổ xẻ, phân tích để làm cho ra nhẽ đâu là chân thật, đâu là dối trá. Nhưng thói đời không đơn giản như nhiều người nghĩ, bởi còn quá nhiều mưu mô, chước quỷ để trốn tránh ánh sáng công lý, còn quá nhiều âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta của các thế lực thù địch và bọn phản động trong nước, gây tác hại khó lường đến cuộc sống bình thường của người dân, theo kiểu “đẹp khoe xấu che”, “gió chiều nào xoay chiều ấy”, “núp bóng chờ thời”, v.v. Bởi vậy, trong cuộc sống đời thường luôn đan xen cái đúng và sai, mà trớ trêu là không phải ai cũng có thể nhận ra ngay, hoặc khi nhận ra sự sai trái thì việc đã rồi !. Cho nên, thời gian qua nhiều cán bộ bị dính chàm vướng vòng lao lý cũng từ nguyên nhân không chịu hoặc chậm nhận ra sai sót, khuyết điểm của mình. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân, nhưng sâu xa vẫn là do thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi làm rõ đúng - sai, phải công khai hành xử, đây vừa là mục đích, vừa là yêu cầu cần phải đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là đối với việc kiểm tra, thanh tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng. Trong đó, công khai xử lý là biểu hiện thái độ rõ ràng, minh bạch, dứt khoát không bao che, dung túng, không “giơ cao đánh khẽ” của những “Bao Công” thời nay, để mọi vụ việc phải được nhìn nhận theo hướng khách quan - toàn diện - lịch sử - cụ thể và phát triển. Tuyệt nhiên, không để xảy ra tình trạng bị tác động tiêu cực làm “méo mó” trong tiếp nhận vụ việc, bảo đảm rõ đúng - sai, rồi công khai xử lý mới thu phục được lòng dân. Có như thế, niềm tin của cán bộ và quần chúng nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa mới được củng cố, phát triển bền vững.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về đoàn kết dân tộc

 


Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, cách mạng muốn thành công thì đoàn kết dân tộc là nhân tố cực kỳ quan trọng, là vấn đề sinh tử của cách mạng. Bởi lẽ, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Giai cấp vô sản muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì trước hết phải tự mình trở thành dân tộc. Liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.

Lênin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh công nông là hết sức cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Nếu không có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó - tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.

Đoàn kết toàn dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở lý tưởng, mục tiêu cách mạng. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản đồng thời thực hiện giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại khỏi mọi ách áp bức, bóc lột. Do đó, xét về cơ bản lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích của dân tộc là thống nhất với nhau. Sự thống nhất về những lợi ích cơ bản đó là điều kiện, cơ sở xây dựng và phát huy đoàn kết dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản là hạt nhân của khối đoàn kết toàn dân tộc. Đảng Cộng sản mỗi nước trước hết phải xây dựng khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác làm cơ sở, nền tảng của khối đoàn kết toàn dân tộc.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta

 


Đại đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước; là một trong những nhân tố quyết định sự trường tồn của dân tộc và là bài học lớn của cách mạng nước ta. Cách mạng Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới nhằm thực hiện mục tiêu: "Phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tình hình thế giới đang thay đổi hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi tiếp tục phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giải phóng mọi tiềm năng, phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế; phát huy sức mạnh của truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc và ý chí kiên cường của người Việt Nam.

Chính sách dân tộc trên lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt nam hiện nay

 


    -Nhằm tuyên truyền giáo dục, vận động đồng bào ở vùng có tài nguyên để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học.

    -Sử dụng khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái vùng đồng bào DTTS theo quy định của pháp luật. Bảo vệ cải tạo và đảm bảo cho vùng có tài nguyên được đầu tư trở lại phù hợp

+Quyết định 2406/QĐ-TTg, ngày 18/12/2011 ban hành danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015, trong đó có mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

+ Nghị định số 99/2010/NĐ-TTg của Chính phủ, ngày 24/9/2010 Về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng…

*Về quốc phòng,an ninh

- Nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giũa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa.

- Tập trung đầu tư nguồn lực xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân nhằm giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị

+ Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngỳa 11/6/2003 Về phê duyệt phát triển kinh tế- xã hội tuyến Biên giới Việt –Trung đến năm 2010

+Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg, ngỳa 17/10/2007 Về phê duyệt phát triển kinh tế- xã hội tuyến Biên giới Việt –Lào và Việt Nam- Camphuchia đến năm 2010

+ Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngỳa 9/11/2015 Về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật vè kết kợp kinh teé với QP-AN

 

Mục tiêu cao nhất của xã hội XHCN là giải phóng con người, giải phóng giai cấp, tạo mọi điều kiện để phát triển toàn diện con người.

 

 

+ CNXH, chủ nghĩa cộng sản đều có chung mục đích cao nhất là giải phóng con người, giải phóng giai cấp khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, tạo điều kiện để phát triển toàn diện con người; trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tư do của tất cả mọi người. Mục tiêu chung đó thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo cao cả của chủ nghĩa cộng sản.

+ Tính ưu việt của CNXH, chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra. Mác - Ăng ghen khẳng định, trong quá trình cách mạng, giai cấp công nhân khi đã trở thành giai cấp thống trị “thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp”[1].



[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t4, tr628

Chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa- xã hội ở Việt nam hiện nay

 


   - Tập trung vào các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục- đào tạo, văn hóa, y tế…nhằm nâng cao năng lực, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ các điều kiện tham gia vào quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào

    - Chú trọng ưu tiên đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS, từng bước giảm chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc, các vùng, miền.

    -Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với đồng bào DTTS, vùng miền núi, các hộ nghèo.

   -Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số.

   -Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc đi đôi với sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào DTTS học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sư tầm nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật là người DTTS

+ Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngỳa 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016- 2025

+ Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngỳa 24/3/2005 Về chính sách hỗ trợ thực hiện giáo dục trung học

+ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngỳa 27/7/2011 Phê duyệt đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020

+ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngỳa 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bòa DTTS giai đoạn 2019-2025

+ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trở 100% chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS sống tại địa bàn khó khăn…

Tình hình Việt Nam trong 30 năm nghiệp đổi mới

 


Đất nước bị bao vây, cấm vận và thoát khỏi bao vây, cấm vận; bị rơi vào và từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội; hoàn thành những nhiệm vụ của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Trong 10 năm tiếp theo:

Đất nước ổn định, các khó khăn, thách thức dần được khắc phục; sản xuất phát triển, tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị -xã hội ổn định, vai trò, vị thế quốc tế được nâng lên, thế, lực, sức mạnh tổng hợp đất nước được nâng cao.

- Trong 10 năm gần đây:

Đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đạt tốc độ tăng trưởng khá, chính trị - xã hội ổn định, quan hệ quốc tế mở rộng.

Những khó khăn, thách thức vẫn còn nhiều: ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu; những thách thức bất ổn về vĩ mô (tài chính, ngân hàng, cơ cấu kinh tế, lạm phát...), suy giảm đà tăng trưởng kinh tế trong nước; sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ; những diễn biến phức tạp trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nhất là trên Biển Đông...

Tình hình thế giới, khu vực những năm qua tác động đến Việt nam

 


- Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX, CNXH hiện thực rơi vào thoái trào, các nước tư bản do điều chỉnh, thích ứng nên đã vượt qua một số khó khăn, phát triển. CNXH phải đổi mới, cải tổ để thoát khỏi khó khăn. Điều này thành xu thế khách quan ở nhiều nước XHCN.

 - Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày càng lớn và nhịp độ cao đã thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của nước ta, cho phép nước ta  tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ và thị trường) để phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, cũng đặt nước ta vào thế cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và thế giới.

- Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995 và nước ta đã trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7-1995. ASEAN đã trở thành một liên kết khu vực gồm 10 nước và là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong khối và với các nước ngoài khu vực.

Nước ta cũng tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương. Từ tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).  

Điều đó đã cho phép nước ta đẩy mạnh buôn bán, mở rộng hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực; thực hiện các chính sách tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao KHKT, giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển nguồn nhân lực, …. giải quyết các vấn đề về Biển Đông và sông Mê Công. Tuy nhiên, nước ta cũng chịu sự cạnh tranh bởi các nước trong khu vực trong sản xuất và xuất khẩu

 - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI trên thế giới cho phép nước ta tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, đi tắt đón đầu công nghệ, tận dụng các nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó cũng đặt ra thách thức về nguy cơ tụt hậu nếu chúng ta không nắm bắt cơ hội phát triển.

- Hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, chủ đạo hiện nay trên thế giới.

- Khu vực Đông Nam Á, Châu Á- Thái bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động, nhưng tiềm ẩn nhièu tranh chấp, xung đột và đan xen lợi ích.