Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022
Từ việc Đảng ta đề ra Quy định 37, đó là lẽ tự nhiên, là việc làm thường lệ, nhưng cũng rất quan trọng cấp thiết hiện nay
Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về những điều đảng viên không được làm. Những điều không được làm đó không chỉ là vấn đề “trái tai gai mắt”, mà đó là sự suy thoái, thậm chí là vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước nên cần có quy định để ngăn chặn, phòng ngừa. Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng tình của đa số cán bộ, đảng viên về sự cần thiết phải ban hành Quy định này, có ý kiến cho rằng, nên chăng, cứ giữ nguyên quy định cũ, bởi đã ăn sâu vào tiềm thức đảng viên, vấn đề quan trọng là mỗi đảng viên có tự giác chấp hành nó trong thực tiễn hay không, v.v. Thực ra, ý kiến trên không phải không có cơ sở, nhất là mong muốn đưa những điều đảng viên không được làm thực sự đi vào cuộc sống; trở thành nếp sống hằng ngày đối với cán bộ, đảng viên. Nhưng ngẫm lại thì ý kiến đó chưa thật đúng và đầy đủ. Bởi lẽ, với tốc độ phát triển của xã hội ngày nay, một quy định ban hành cách đây hơn 10 năm sẽ có nhiều điều không còn phù hợp. Hơn nữa, đây lại là những điều liên quan trực tiếp đến từng cán bộ, đảng viên và sức mạnh nội sinh của Đảng, nếu không có định hướng, quy định chặt chẽ, khoa học,… thì khó có thể đạt hiệu quả trong thực tiễn. Vì thế, Quy định 37 của Đảng như một lẽ tự nhiên, là việc làm thường lệ, nhưng cũng rất quan trọng cấp thiết. Với nội hàm đầy đủ, chặt chẽ, lô gic vừa có tính kế thừa, vừa được bổ sung, sửa đổi những nội dung mới phù hợp, Quy định số 37 được xem như khung tiêu chuẩn; là mệnh lệnh mới của Đảng đối với mỗi cán bộ, đảng viên; dù bất cứ ở cương vị nào đều phải tự giác chấp hành, không có sự ưu ái, thiên vị hay ngoại lệ.
Trong gia đình, "Gia có Gia quy", cha mẹ sinh con ra, ai cũng muốn con mình luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, trưởng thành, có ích cho gia đình và xã hội nên thường chú tâm dạy bảo cho con những điều hay lẽ phải, lấy hành vi tốt của người này để khuyên con bắt chước làm theo, lấy hành động xấu của người kia đặng nhắc con nên tránh. Và, việc dạy con không được làm những điều “trái tai gai mắt” đã được cha mẹ định hình từ lúc bé.
Từ chuyện không được làm của xã hội để ngẫm về những điều đảng viên không được làm theo Quy định số 37. Những điều không được làm đó không chỉ là vấn đề “trái tai gai mắt”, mà đó là sự suy thoái, thậm chí là vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước nên cần có quy định để ngăn chặn, phòng ngừa. Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng tình của đa số cán bộ, đảng viên về sự cần thiết phải ban hành Quy định này, có ý kiến cho rằng, nên chăng, cứ giữ nguyên quy định cũ, bởi đã ăn sâu vào tiềm thức đảng viên, vấn đề quan trọng là mỗi đảng viên có tự giác chấp hành nó trong thực tiễn hay không, v.v. Thực ra, ý kiến trên không phải không có cơ sở, nhất là mong muốn đưa những điều đảng viên không được làm thực sự đi vào cuộc sống; trở thành nếp sống hằng ngày đối với cán bộ, đảng viên. Nhưng ngẫm lại thì ý kiến đó chưa thật đúng và đầy đủ. Bởi lẽ, với tốc độ phát triển của xã hội ngày nay, một quy định ban hành cách đây hơn 10 năm sẽ có nhiều điều không còn phù hợp. Hơn nữa, đây lại là những điều liên quan trực tiếp đến từng cán bộ, đảng viên và sức mạnh nội sinh của Đảng, nếu không có định hướng, quy định chặt chẽ, khoa học,… thì khó có thể đạt hiệu quả trong thực tiễn. Vì thế, Quy định 37 của Đảng như một lẽ tự nhiên, là việc làm thường lệ, nhưng cũng rất quan trọng cấp thiết. Với nội hàm đầy đủ, chặt chẽ, lô gic vừa có tính kế thừa, vừa được bổ sung, sửa đổi những nội dung mới phù hợp, Quy định số 37 được xem như khung tiêu chuẩn; là mệnh lệnh mới của Đảng đối với mỗi cán bộ, đảng viên; dù bất cứ ở cương vị nào đều phải tự giác chấp hành, không có sự ưu ái, thiên vị hay ngoại lệ.
Cũng chẳng có gì khó hiểu, khó làm theo Quy định số 37 cả, nếu như mọi cán bộ, đảng viên xác định rõ vai trò, vị trí của nó để tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực công tác, thực sự gương mẫu đi đầu, đề cao trách nhiệm thực hiện thật tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Cùng với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”, không để suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Với tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, hành động nêu gương tốt của đảng viên sẽ được nhân lên, lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho toàn xã hội.
Từ việc Đảng ta đã đề ra Nghị quyết, Điều lệ, Chỉ thị, Quy định,… thì mọi cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối chấp hành. Song, dù Nghị quyết, Điều lệ, Chỉ thị, Quy định,… của Đảng có chi tiết, cụ thể đến đâu cũng không thể bao phủ hết thực tiễn sinh động của cuộc sống. Do đó, điều quan trọng hơn cả vẫn từ ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi của mỗi đảng viên, theo phương châm: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Những ai không như thế, thì đã tự đưa mình ra “ngoài vòng pháp luật”, trở thành những người phai nhạt lý tưởng cách mạng, phản bội lại Đảng, phụ bạc lòng tin của nhân dân dù rằng họ cố tìm mọi cách quanh co, lấp liếm, hòng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ lý do nào khác.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét