Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

TRỊ BỆNH THIẾU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN


Gần đây, một số cán bộ, đảng viên có chức quyền trong các cơ quan, đơn vị, địa phương vi phạm kỷ luật, pháp luật, không làm tròn vai trò, trách nhiệm “công bộc” có dấu hiệu ngày càng tăng. Điều này cho thấy tính tiền phong, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên trước nhân dân ở mức đáng lo ngại.
Điển hình là những đại án, những vụ việc tiêu cực bị đưa ra ánh sáng mà cán bộ, đảng viên có chức quyền là nhân vật chính. Khi đương nhiệm, họ “nói có người nghe, đe có người sợ”. Họ phát biểu định hướng, động viên nhân dân bằng những mỹ từ, rao giảng đạo đức…, nhưng việc làm của họ thì trái ngược. Họ đã không hoàn thành trách nhiệm “công bộc”, là tác nhân sâu xa có thể gây ra “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Kết luận số 21-KL/TƯ ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã chỉ ra.
Xin dẫn ra vài sự việc gần đây. Vào ngày 5-8 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Lưu Vũ Lâm, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định; ông Hoàng Văn Phúc, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định; ông Hà Duyên Lục, đảng viên Chi bộ Ban Tổ chức Huyện ủy, Đảng bộ cơ quan Dân Đảng huyện Yên Định. Những cá nhân trên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng do bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”... Cũng trong ngày 5-8, Thanh tra tỉnh Gia Lai chuyển hồ sơ sai phạm trong đầu tư các dự án mua sắm phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin sang cơ quan Công an để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi sai sót, gây thất thoát ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các sự việc nêu trên, trong đó thiếu trách nhiệm là một nguyên nhân chính không thể chối bỏ. Họ đã thiếu trách nhiệm trong đôn đốc thực hiện, trong kiểm tra, giám sát.
Thực trạng trên khiến nhân dân bức xúc, các cán bộ, đảng viên chân chính đau xót, bởi những giá trị cao đẹp bao thế hệ đi trước dày công vun đắp bị vấy bẩn. Họ xót vì trong thời bình, dù được Đảng giáo dục, bồi dưỡng bài bản, được chăm lo cả vật chất và tinh thần, nhưng vì lợi ích cá nhân mà nhiều cán bộ, đảng viên đã bị “đạn bọc đường” hạ gục, sa vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, khiến cho nguồn lực của đất nước suy kiệt. Họ xót vì những hành vi đó không còn cá biệt, ở phạm vi hẹp mà đã lan ra nhiều cơ quan, đơn vị, từ trung ương tới địa phương, khiến tính ổn định, bền vững và phát triển của tổ chức Đảng các cấp có nguy cơ bị phá vỡ...
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên vốn không phải là vấn đề mới, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay thì nó là vấn đề mang tính thời sự rất cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng giải thích: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy là không có tinh thần trách nhiệm”. Những giải thích này đã nói lên tất cả.
Đảng muốn mạnh thì phải có nhiều cán bộ, đảng viên tâm huyết, trách nhiệm, tin tưởng, nêu cao bản lĩnh chính trị, tinh thần cống hiến và được tổ chức khéo léo. Muốn cán bộ, đảng viên có trách nhiệm cao với công việc, thực sự vì sự phát triển đất nước phồn thịnh, thực sự vì hạnh phúc của nhân dân, vấn đề quan trọng nhất là Đảng phải đi trước một bước, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để tạo ra được môi trường làm việc chuyên nghiệp, đậm chất phục vụ, cống hiến và văn hóa.
Thực tế cho thấy, ở bất cứ xã hội nào, con người đều có xu hướng tìm đến nơi làm việc an nhàn, có thu nhập cao, ổn định. Nếu bỏ quên tiêu chí, ào ạt dung nạp những phần tử cơ hội, mang nặng chủ nghĩa cá nhân vào tổ chức thì sớm muộn môi trường ấy cũng bị vẩn đục, xáo trộn và khủng hoảng. Hiện nay, trong Đảng ta, tình trạng cán bộ, đảng viên có tư tưởng “làm quan phát tài” đã đến lúc cần báo động. Nhiều người vào cơ quan công quyền, đến với Đảng không vì tận tâm cống hiến mà thay vào đó là tìm mọi cách để có chức, có quyền và chờ cơ hội, thời cơ để được giàu có, danh vọng.
Mặt khác, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương còn nhiều khiếm khuyết, trong đó có nhiều biểu hiện mang nặng chủ nghĩa cá nhân, thiên về lợi ích vật chất, chưa chuyên tâm phục vụ nhân dân, đã khiến môi trường công tác bị vẩn đục, khiến tiêu cực nảy mầm, phát triển.
Để phát huy trách nhiệm cán bộ, đảng viên, vấn đề quan trọng là phải đánh giá đúng năng lực cán bộ để tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm và sử dụng họ vào đúng chuyên môn, sở trường mà trong đó phục vụ và cống hiến phải được đặt là trung tâm. Cần tăng cường luân chuyển cán bộ để hạn chế, phá vỡ sự câu kết lợi dụng chức vụ làm việc xấu. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn hiện tượng cán bộ, đảng viên câu kết với người ở cơ quan, đơn vị, địa phương khác và thậm chí với doanh nghiệp bên ngoài để trục lợi.
Đảng ta đúc rút kinh nghiệm rằng, muốn biết cán bộ thế nào thì phải hỏi dân. Cần phải cải cách đánh giá cán bộ thông qua giám sát, nhận xét của nhân dân trên nguyên tắc trung thực, công bằng. Có như vậy mới thúc đẩy được trách nhiệm, tâm huyết của cán bộ, đảng viên đúng đắn, ý nghĩa.
ĐỨC TÂM
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Q MIL H+16a4 XÂY DỰNG ĐẢNG TA THẬT SỰ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH "LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH"'
1

CHIÊU TRÒ ĐÁNH LẬN CON ĐEN

Chân trời mới Media lấy hình ảnh những đoàn người, thuyền nhân Miền Nam (tay sai Nguỵ quyền Sài Gòn) vượt biên trốn chạy khỏi đất nước sau ngày Giải phóng và hình ảnh người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động hiện nay để đánh đồng rằng đây là những đoàn người ra đi vì lý do như nhau: “khó sống tử tế trên chính đất nước mình”. Một kiểu đánh lận con đen vừa ấu trĩ, ngu ngốc nhưng cũng vô cùng nguy hiểm. Nhất là đối với những người không hiểu rõ bản chất vấn đề thì càng dề bị dắt mũi.
Thứ nhất, cần phải nói rằng, sau Ngày Giải phóng 1975, tất cả người dân Việt Nam cho dù đó là những người trước kia đã từng tham gia, có vai trò nhất định thậm chí tội ác với cách mạng trong chính quyền Nguỵ Sài Gòn đều được đối xử rất nhân đạo, nhân văn. Tuỳ theo mức độ có thể đi cải tạo để tái hoà nhập cộng đồng hoặc không bị sao cả nếu như không làm gì có tội. Cái này thì nước nào cũng thế không riêng gì tại Việt Nam. Cùng với đó là những hiểu biết hạn hẹp về cái nơi “thiên đường tư bản” nào đó mà họ được người ta vẽ ra kiểu làm ít ăn nhiều hoặc không làm mà cũng có ăn. Nên đúng kiểu kiếp tay sai ra đi theo chủ.
Thứ hai, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay thì Việt Nam với thế mạnh nhân lực lao động đồi dào, cần cù, chịu khó, thông minh, khéo léo, giá lại rẻ là thị trường ưa thích của nhiều quốc gia trong vận hành hoạt động sản xuất tạo ra của cải. Đồng thời, các lao động Việt Nam ra đi để mong muốn có khoản thu nhập cao tại nơi đang cần họ và giao lưu, học hỏi để rồi lại quay trở về xây dựng quê hương, gia đình. Bản thân họ hoàn toàn có thể lao động trên chính đất nước mình, cũng không thiếu nghề, ngành và địa phương đang thiếu, chế độ đãi ngộ cũng rất tốt là đằng khác.
Tóm lại, bản chất hai đoàn người và thực tiễn ra đi của họ với những mục đích khác nhau hoàn toàn. Đồng thời, chẳng có bất cứ một chi tiết nào chứng minh rằng họ đi vì họ khó sống tử tế trên chính quê hương. Ở đây đang có trò “nhét chữ vào mồm” người ta. Thế nên, đánh lận con đen kiểu này nó cho thấy sự hời hợt và non kém của Chân trời mới, từ cũ thành hết đát!
ST
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'Chân Trời Mới Media Theo dõi G Người Việt ra đi đất nước mình khỏ số‘ng tử trẻp inh Người Việt không có truyền thố»ng khám phá,thám thắm hiểm các vùng đắt. Xei thêm 1s75 có thể bạn đã biết: Pháp chiếm Việt Nam, không ai vượt biên Nhật chiếm Việt Nam không ai vượt biên "chiếm" Việt Nam, không ai vượt biên Cọng Sản "giải phóng" miền Nam, hơn 2 triệu người vượt biên... NGƯƠI VIET RA DI KHƠ SONG TƯ TE TREN CHINH το QUOC HINH 2022'
Thích
Bình luận
Chia sẻ

NHẬN DIỆN “LỄ TƯỞNG NIỆM HOÀNG CƠ MINH…” VÀ CHIÊU TRÒ CỦA VIỆT TÂN


Những ngày qua, trang Facebook "Việt Tân" đã đăng tải bài viết về việc mời tham gia cái gọi là "Lễ tưởng niệm Hoàng Cơ Minh..." và ngay phía dưới bài viết có rất nhiều các bình luận mang tính "trào phúng" kiểu "...Rồi tham dự có mắc donate để gây quỹ chống lại CS ko? Để biết còn chuẩn bị" hay "Nếu bên đó đói quá thì về Việt Nam bán vé số...".
Vậy thực chất của việc tổ chức sự kiện này là gì? Và tại sao lại xuất hiện những bình luận như vậy của chính kiều bào ta ở nước ngoài phía dưới bài viết của Việt Tân?
Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta cùng quay lại cột mốc năm 2004, khi được tái tổ chức từ cái gọi là "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" do những tai tiếng về việc quyên tiền, gây quỹ cho "chiến dịch Đông Tiến", trong đó một số thành viên bị tòa án ở Mỹ truy tố về tội gian lận tài chính, đến nay, chưa năm nào Việt Tân không phát động gây quỹ để ủng hộ các phong trào "dân chủ", "canh tân cách mạng" trong nước.
Lý do được Việt Tân đưa ra là để "hỗ trợ các nhà dân chủ trong nước, giúp người nghèo, xây trường học và yểm trợ Việt Tân quốc nội". Tuy nhiên, những khoản chi cho giới "dân chủ" hay những kẻ chống phá bị Nhà nước Việt Nam bỏ tù mà chúng gọi là "tù nhân lương tâm" chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuyệt nhiên không có chuyện xây trường học hay hỗ trợ người nghèo mà phần lớn là làm giàu cho những lãnh đạo chủ chốt của Việt Tân.
Thesaigonpost - một trang tin dù cùng hội cùng thuyền trong "làng chống cộng" với Việt Tân qua bài viết "Việt Tân lại gây quỹ - mua tù nhơn lươn lẹo để cấy nhộng đỏ cho Việt cộng và ăn chặn mở rộng" đăng ngày 20/11/2021 cũng phải thốt lên rằng "Ăn cắp quen tay, lừa đảo quen tật, Việt Tân không thể nằm im vì ăn quen, nhịn không quen, chúng dựng lên trò bịp bợm… Sau đó, chúng đồng loạt đưa tin trên báo chí, mạng xã hội để dụ khị đồng bào rồi gợi ý mỗi người nên góp 70.000 hồ tệ, xấp xỉ 2,8 Franc Thụy Sĩ. Số tiền này chắc chắn bị tụi nó chia nhau…".
Hay Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Đạm Phong - người người sáng lập tờ Tự do tại Houston, bang Texas đã bị ám sát tại nhà riêng với 7 phát đạn sau những bài viết chất vấn các hoạt động gây quỹ của "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" đã vạch trần thủ đoạn kiếm tiền của Trịnh Hội (một đảng viên cộm cán của Việt Tân) khi y còn làm việc cho "Dự án hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam tị nạn": "Họ gây quỹ ít nhất 300 ngàn USD, nhưng cũng giống hệt Việt Tân, tiền quyên góp cho "dự án" này không ghi danh với sở thuế, không nộp tiền vào ngân hàng. Có lẽ vì sự nhập nhèm này mà chính những thành viên của Việt Tân đã tố cáo lẫn nhau. Qua đó, người ta biết Trịnh Hội mới chỉ sang Mỹ từ năm 2002 và hoàn cảnh gia đình ở Việt Nam rất nghèo. Vậy mà chỉ trong 2 năm, từ 2005-2007, Trịnh Hội đã mua liên tiếp 3 căn nhà tại Mỹ."
Đọc đến đây, hẳn nhiều người đã trả lời được câu hỏi Việt Tân quyên tiền để làm gì rồi. Và chắc hẳn, Lễ tưởng niệm "ông tổ nghề" Hoàng Cơ Minh ngày 21/8 tới đây của Việt Tân cũng chẳng ngoài mục đích gì khác là kêu gọi quyên tiền.
ST
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'VIÊT NAM CANH TÂN CACH MANG ĐÀNG TRÂN TRỌNG KÍNH ỜI QUÝ ĐỒNG HƯƠNG ĐẾN THAM DỰ LỄ TƯỞNG TƯỞNGNÊM CÓ PHÓ ĐÊ ĐỐC HOÀNG CƠ MIXH VÀ CÁC KHÁNG CHIẾN QUÂN ZONG TIẾN THỜI GIAN: 01 PM NGÀY THÁNG NĂM 2022 ĐỊA ĐIỂM: CÂU LẠC HẢI LỤC KHԔNG QUÂN 765 THIRD ST, MISSISSAO CA, ON L5E 1B8 LIÊN LẠC: NGUYỄN QUỐC HƯNG: (416) 508 7909 TRẦN MINH THÀNH: (416) 737 9883 "LỄ TƯỞNG NIỆM HOÀNG CƠ MINH..." VÀ CHIÊU TRÒ CỦA VIỆT TÂN http:/wfacboko/ochingodlat goenhinnguoidalat49@gmail.com GäCNHIN'
Thích
Bình luận
Chia sẻ

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VIỆT NAM - CAMPUCHIA


Sáng 8-8, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã đón, hội đàm với Đại tướng Hun Manet, Phó tổng Tư lệnh kiêm Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia (QĐHG) Campuchia.
Tại hội đàm, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa bày tỏ vui mừng được đón Đại tướng Hun Manet cùng Đoàn QĐHG Campuchia thăm Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hai nước đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24-6-1967 / 24-6-2022), “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022”; chúc mừng Đảng Nhân dân Campuchia giành chiến thắng gần như tuyệt đối trong cuộc bầu cử hội đồng xã, phường vào tháng 6 vừa qua.
Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa tin tưởng rằng, chuyến thăm của Đại tướng Hun Manet sẽ góp phần tạo thêm xung lực mới cho quan hệ hợp tác giữa hai quân đội, góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước. Khẳng định, thời gian qua, quân đội hai nước vừa đảm nhiệm vai trò nòng cốt trên mặt trận phòng, chống dịch ở mỗi nước, vừa phối hợp triển khai đạt những kết quả quan trọng, hiệu quả các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo kế hoạch hợp tác hằng năm.
Theo đó, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công nhiều hoạt động ý nghĩa trong “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022”, đặc biệt là lễ kỷ niệm trọng thể 45 năm “Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ nhất. Tích cực triển khai các hoạt động trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao; hợp tác đào tạo tiếp tục được hai bên quan tâm thúc đẩy; kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi bên.
Bên cạnh đó, các quân khu, bộ đội biên phòng và lực lượng bảo vệ biên giới hai nước đã phối hợp trao đổi tình hình, triển khai tuần tra chung, giao lưu kết nghĩa, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai bên, nhất là các khu vực giáp biên.
Về phương hướng hợp tác thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên biên giới. Các quân khu, lực lượng bảo vệ biên giới hai bên cần tiếp tục duy trì hiệu quả các cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin; sẵn sàng phối hợp ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống; đấu tranh phòng, chống tội phạm, di cư tự do bất hợp pháp, bảo đảm an ninh, an toàn khu vực biên giới hai nước.
Hai bên khẳng định coi trọng hơn nữa hợp tác đào tạo, tập huấn, xác định đây là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược lâu dài; tăng cường hợp tác tuyên truyền, giáo dục về quan hệ hữu nghị hai nước, hai quân đội; thúc đẩy triển khai các hoạt động về nguồn, các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa quân đội hai nước.
Về hợp tác trong khuôn khổ đa phương, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa chúc mừng Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tư lệnh QĐHG Campuchia vừa qua đã tổ chức thành công các hội nghị quân sự, quốc phòng ASEAN. Khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ và sẽ phối hợp chặt chẽ với Campuchia tổ chức thành công các hội nghị quân sự, quốc phòng trong năm đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2022. Nhân dịp này, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa trân trọng mời Đại tướng Hun Manet dự Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN, Giải bắn súng quân dụng các nước ASEAN và Triển lãm Quốc phòng quốc tế năm 2022 do Việt Nam tổ chức.
QĐND
1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI


Nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng là khâu quan trọng, là tiền đề để nghị quyết được triển khai, trở thành hành động nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Chính vì thế, đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
1- Nghị quyết của Đảng là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng, được xây dựng trên cơ sở yêu cầu phát triển của cách mạng trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “cần nghiên cứu sâu để thấm nhuần tinh thần Nghị quyết; nghiên cứu càng sâu thì càng thêm phấn khởi, hoàn thành nhiệm vụ càng tốt. Nhưng cán bộ thấm nhuần chưa đủ. Phải làm cho tinh thần Nghị quyết thấm nhuần trong toàn Đảng, toàn dân, làm cho mọi người thấy hết thắng lợi, khả năng và khó khăn của ta, thấy rõ khả năng của ta to lớn hơn khó khăn nhiều, làm sao cho mọi người vui vẻ, hăng hái làm tròn nhiệm vụ, vì khi nhân dân vui vẻ, hăng hái thì mọi khó khăn sẽ vượt được”(1). Người cũng chỉ ra rằng khi đã có nghị quyết, phải lập tức đốc thúc thực hành nghị quyết ấy; phải nắm rõ tình hình sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân của từng địa phương; có như thế, mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn để sửa đổi khuyết điểm và tìm ra cách vượt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện nghị quyết.
Để nghị quyết đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc “khai hội với các đảng viên, khai hội với dân chúng (hoặc binh sĩ), phái người đến báo cáo, giải thích.
- Các cấp dưới, đảng viên và dân chúng (hoặc binh sĩ) phải thảo luận những mệnh lệnh và nghị quyết đó cho rõ ràng, hiểu thấu ý nghĩa của nó và định cách thi hành cho đúng”(2). Tuy nhiên, Người cũng chỉ ra hiện tượng ở nhiều nơi, cán bộ lãnh đạo chỉ lo “khai hội” và “thảo nghị quyết”, “đánh điện và gửi chỉ thị”, nhưng không biết những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khó khăn, trở ngại gì, dân chúng có nhiệt tình tham gia hay không. Họ quên mất khâu vô cùng quan trọng là kiểm tra việc thực hiện. Chính vì thế, mặc dù “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” nhưng công việc vẫn không chạy. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo, “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”(3).
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: “Thành công của Đại hội không phải là thông qua được Nghị quyết, bầu Ban Chấp hành mới, quan trọng hơn, sắp tới phải đưa Nghị quyết vào cuộc sống thế nào, biến nó thành hiện thực thế nào”(4).
Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình thế giới có nhiều biến đổi, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển nhanh và mạnh như vũ bão, tạo ra những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, thì đòi hỏi chúng ta càng phải nhanh nhạy bắt kịp xu thế thời đại, nắm bắt cơ hội phát triển, khắc phục kịp thời những khó khăn, khuyết điểm, hạn chế. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi toàn Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị cao, dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được, đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững”(5). Muốn vậy, tinh thần, mục tiêu, Nghị quyết của Đại hội XIII phải được thấm sâu và nhanh chóng được hiện thực hóa trong mọi mặt đời sống của đất nước.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh tới yêu cầu cần tiếp tục đổi mới việc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng; trong đó, phải đổi mới căn bản chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo phương châm “khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại”; đưa việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược, đi vào nền nếp, nhất quán từ Trung ương đến cơ sở sao cho phù hợp với từng đối tượng; chú trọng chất lượng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Với tinh thần đó, ngay sau Đại hội, các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nghị quyết trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; nghiên cứu, quán triệt sâu sắc nghị quyết và các văn kiện đại hội; khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động; phát động phong trào thi đua yêu nước trên tinh thần đổi mới sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.
2- Xác định nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng là nhiệm vụ hàng đầu của công tác chính trị, tư tưởng; thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng đã nhanh chóng, kịp thời triển khai nghị quyết đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, tạo nên những chuyển biến rõ rệt về chất và lượng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tài liệu phục vụ tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết được triển khai một cách bài bản và khoa học(6). Cấp ủy các cấp bám sát quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của nghị quyết trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm tính khả thi, thiết thực, hiệu quả của chương trình, kế hoạch hành động. Công tác tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quản lý người học được chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ. Hình thức nghiên cứu, học tập được đổi mới, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương, cơ sở, như học tập trực tuyến, thu âm, thu hình phát lại, tọa đàm chuyên đề cho cán bộ, đảng viên trao đổi, thảo luận nội dung nghị quyết, xây dựng chương trình hành động... Báo cáo viên hội nghị được cấp ủy các cấp chọn lọc kỹ lưỡng, có nhiều kinh nghiệm, am hiểu lý luận và thực tiễn, có phương pháp sư phạm, kỹ năng truyền đạt tốt. Cùng với đó, các cơ quan truyền thông, báo chí từ Trung ương đến địa phương cũng mở các chuyên trang, chuyên mục, thường xuyên đưa tin, đăng bài về những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới của nghị quyết, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân có điều kiện tiếp cận nghiên cứu, học tập nghị quyết bằng nhiều cách thức, phương tiện.
Thông qua nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết, các cấp ủy đã triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, thực hiện một cách hiệu quả các nhiệm vụ trọng yếu, những khâu đột phá, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách tại cơ quan, đơn vị; đại đa số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đã tiếp thu, nắm vững các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, yếu kém như: 1- Một số cấp ủy chưa nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của việc học tập nghị quyết, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng; 2- Công tác tổ chức học tập nghị quyết còn mang nặng tính khuôn mẫu, hình thức, chưa linh hoạt, sáng tạo; 3- Một số báo cáo viên còn chưa thực sự chuyên sâu trong truyền tải kiến thức, bài nói, bài viết chưa có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, lĩnh vực, ngành, nghề; 4- Việc quán triệt nghị quyết chủ yếu mới dừng lại ở khâu báo cáo, ít thời gian tiến hành trao đổi, đặt ra các câu hỏi để thảo luận, tương tác, giải đáp thắc mắc; 5- Tinh thần, thái độ học tập của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thật sự nghiêm túc, vẫn còn tình trạng học đối phó cho xong, việc điểm danh tiến hành qua loa, chiếu lệ; 6- Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập nghị quyết ở một số nơi còn khó khăn, thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu; 7- Công tác kiểm tra, đánh giá việc nghiên cứu, học tập, quán triệt ở một số nơi vẫn chưa được coi trọng đúng mức; 8- Hình thức nghiên cứu, học tập, quán triệt trực tuyến hiện đang phổ biến, nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm yếu, như việc trao đổi, tương tác giữa báo cáo viên và đại biểu ở các điểm cầu ít, công tác kỹ thuật chưa bảo đảm, ảnh hưởng đến tín hiệu đường truyền (âm thanh kém, đường truyền bị đứt đoạn)...
Những hạn chế nêu trên đặt ra đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả học tập theo hướng thiết thực, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hành; từ đó, tạo tiền đề thúc đẩy việc đưa nghị quyết vào cuộc sống, biến nghị quyết thành những thành tựu kinh tế - xã hội cụ thể, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
3- Trên tinh thần đó, để nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
👉
Một là, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết từ cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đến các cán bộ, đảng viên. Chú trọng hơn nữa đến công tác tuyên truyền để mỗi cán bộ, đảng viên hiểu và xác định rõ việc học tập nghị quyết là nhu cầu tự thân, vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân. Đây được xem là giải pháp cơ bản, lâu dài góp phần khắc phục có hiệu quả biểu hiện “lười học” nghị quyết của Đảng, theo đúng tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
👉
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai nghị quyết. Sự lãnh đạo, chỉ đạo cần sát sao, quyết liệt, đồng bộ, có sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên; phát huy tinh thần chủ động, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong việc xây dựng, thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động nhằm cụ thể hóa nghị quyết. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của tập thể và cá nhân người đứng đầu cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị.
👉
Ba là, cân nhắc, lựa chọn hình thức lớp học phù hợp với từng đối tượng, đổi mới cách thức tổ chức lớp học, cách học với các hình thức đa dạng, như tổ chức hội nghị chung, lớp học chuyên đề; thông qua sinh hoạt chi bộ; qua việc tự nghiên cứu tài liệu; đảng viên thuộc lĩnh vực nào thì tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt sâu ở lĩnh vực đó.
Tiếp tục mở rộng việc tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết, coi đây là hình thức cơ bản; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng kỹ thuật số, đặc biệt là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Đây là hình thức không chỉ mang tính thời sự cao, mà còn cho phép tổ chức với quy mô lớn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, cần chú ý phân bổ thời gian cho việc trao đổi, giải đáp, tương tác giữa báo cáo viên và đại biểu ở các điểm cầu; đầu tư nâng cấp thiết bị, bảo đảm chất lượng đường truyền trong quá trình nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết. Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, cần linh hoạt kết hợp hình thức trực tuyến với nghiên cứu, học tập, quán triệt trực tiếp.
Bên cạnh việc tổ chức các lớp học, các cấp ủy cần quan tâm chú ý đến việc hướng dẫn tự nghiên cứu, tra cứu khai thác tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp đầy đủ tài liệu cho cán bộ, đảng viên, phát huy tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tăng cường kiểm tra đánh giá nhận thức đối với cán bộ, đảng viên; chú trọng công tác sơ kết, tổng kết việc học tập, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết của Đảng.
👉
Bốn là, lựa chọn, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống; có trình độ chuyên sâu về lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu truyền đạt có hiệu quả nội dung nghiên cứu, học tập, quán triệt. Báo cáo viên ngoài việc làm rõ các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong nghị quyết, cần phải am hiểu sâu sắc, biết vận dụng một cách phù hợp nội dung của nghị quyết ở từng cấp, từng ngành, cơ quan, đơn vị; gia tăng tính đối thoại, thảo luận dân chủ đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng trong quá trình truyền đạt nghị quyết.
👉
Năm là, nghiên cứu xây dựng các tài liệu theo hướng chuyên sâu, phù hợp với từng nhóm đối tượng, cấp phát tới từng chi bộ để cán bộ, đảng viên dễ dàng học tập, nghiên cứu và tuyên truyền. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, ứng dụng sách học tập nghị quyết điện tử, cập nhật kiến thức lý luận chính trị trên các báo, tạp chí lớn của Trung ương, qua internet, mạng xã hội, tạo điều kiện cho người học tiếp cận tài liệu nghiên cứu, học tập một cách thuận tiện, nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi.
👉
Sáu là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, sinh động, sáng tạo, bằng nhiều phương tiện, như sử dụng các kênh thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương (cổng thông tin điện tử, báo, tạp chí...), mạng xã hội, hoạt động sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội thi tìm hiểu, thi báo cáo viên giỏi... Trong quá trình tuyên truyền, cần chú ý nắm bắt, lắng nghe tâm tư, thắc mắc của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung nghị quyết để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, nâng cao hiệu quả định hướng, tạo sự đồng thuận trong nhận thức của toàn xã hội; kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc nghị quyết.
👉
Bảy là, chú trọng xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng một cách rõ ràng, thiết thực, khắc phục tối đa những hạn chế mà Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra: “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục; năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, nghị quyết còn hạn chế; năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, làm cho pháp luật, nghị quyết chậm được thực hiện và hiệu quả thấp”(7). Cần bảo đảm tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện nghị quyết theo phương châm “kế hoạch 10 phần thì biện pháp phải 20 phần và quyết tâm 30 phần”(
😎
, bởi những kết quả đạt được trên thực tế chính là thước đo chính xác nhất cho việc triển khai, đưa nghị quyết vào cuộc sống.
👉
Tám là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng. Kết quả nghiên cứu, học tập và thực hiện chương trình hành động phải được coi là cơ sở quan trọng để kiểm điểm, đánh giá tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên hằng năm và cả nhiệm kỳ. Sau mỗi đợt nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần chú ý chỉ đạo thực hiện công tác sơ kết, rút kinh nghiệm; từ đó, đề ra biện pháp khắc phục triệt để “bệnh hình thức”, qua loa, đại khái; đồng thời, kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả của các tập thể, cá nhân.
Với vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị đất nước, các nghị quyết của Đảng khi được hiện thực hóa tạo ra sự chuyển biến căn bản của đất nước trong từng giai đoạn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết phải luôn được đổi mới để tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thống nhất trong ý chí và hành động; từ đó, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đưa đất nước ngày càng phát triển phồn vinh, hạnh phúc./.

ARMY GAMES 2022: ĐỘI TUYỂN XE TĂNG VIỆT NAM SẺ THI ĐẤU VỚI XE TĂNG MÀU XANH DƯƠNG

 

10 giờ sáng 8-8 (theo giờ Moscow), tại Công viên Patriot ở ngoại ô Moscow đã diễn ra lễ bốc thăm cuộc thi “Xe tăng hành tiến” trong khuôn khổ Hội thao Quân sự Quốc tế (Army Games) 2022 tại Liên bang Nga.
Tham gia thi đấu nội dung “Xe tăng hành tiến” tại Army Games có 21 đội tuyển, được chia thành 2 bảng đấu. Bảng 1 gồm 10 đội: Azerbaijan, Belarus, Venezuela, Việt Nam, Kazakhstan, Nga, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Uzbekistan, Mông Cổ. Bảng 2 gồm 11 đội: Abkhazia, Armenia, Zimbabwe, Iran, Lào, Mali, Myanmar, Syria, Sudan, Tajikistan, Nam Ossetia. Theo quy định của Ban tổ chức, năm nay, các đội tuyển thuộc Bảng 1 sẽ thi đấu vòng loại, vòng bán kết (8 đội) và vòng chung kết (4 đội). Trong khi đó, Bảng 2 chỉ thi đấu vòng loại cộng điểm, đội cao điểm xếp trên.
Tại lễ bốc thăm của Bảng 1, Thượng tá Vũ Bá Trường, Đội trưởng Đội tuyển xe tăng Quân đội nhân dân Việt Nam đã bốc thăm vào số 2 màu xanh dương. Như vậy, Đội tuyển xe tăng Việt Nam sẽ thi đấu ở lượt thứ 2 với xe tăng màu xanh dương, cùng lượt đấu với các đội Uzbekistan, Kazakhstan, Venezuela.
Nội dung thi đấu “Xe tăng hành tiến” trong khuôn khổ Army Games 2022 sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 27-8 tại thao trường Alabino, ngoại ô Moscow. Lịch thi đấu cụ thể sẽ được Ban tổ chức thông báo sau.
Theo kết quả bốc thăm, Đội tuyển xe tăng Việt Nam sẽ thi đấu với xe tăng màu xanh dương, lượt thi đấu thứ 2.
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân đang tác nghiệp tại Liên bang Nga, Thượng tá Vũ Bá Trường cho biết, sau khi có kết quả bốc thăm, đội tuyển sẽ tiếp tục làm công tác chuẩn bị, nhận xe, nghiên cứu thao trường, điều kiện thi đấu để khi bước vào thi đấu đạt kết quả tốt.
Cũng tại lễ bốc thăm, Đội tuyển “Đội quân văn hóa” Quân đội nhân dân đã biểu diễn bài hát “Hát mãi khúc quân hành” phục vụ các đại biểu và các đội tuyển tham gia môn thi đấu “Xe tăng hành tiến”.
ST