Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 14/8
Hoàn thiện cơ chế để hiện thực hóa “4 không”
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (TN, TC): Phòng, chống TN, TC chính là "chống giặc nội xâm"-nhiệm vụ rất quan trọng nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp, bởi TN, TC thường xảy ra ở cán bộ có chức, có quyền.
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHỐNG "GIẶC LỬA"
Những lỗ kim đủ cho voi chui lọt
Đại án ở ngành y tế, ngoại giao chưa dừng lại; sai phạm trong quản lý đất đai, quản lý tài sản công xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước, điển hình là Bình Dương, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... đã dấy lên vấn đề: Lỗi do phẩm chất cán bộ hay do cơ chế, chính sách, luật pháp? Có thể thấy, khi cán bộ thoái hóa về phẩm chất đạo đức, lại chủ ý lợi dụng sự chưa hoàn thiện của cơ chế, kẽ hở của chính sách, pháp luật để trục lợi thì con đường từ đỉnh cao quyền lực đến "xộ khám" là tất yếu. Trong tiến trình xây dựng luật pháp và chính sách, Đảng, Nhà nước đang quyết tâm để hoàn thiện các hệ thống này.
Những kẻ “Ngưu tầm ngư, mã tầm mã”
Phiên tòa xét xử Lê Tùng Vân và đồng bọn trong vụ án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" tại Long An và vụ việc người dân tại giáo xứ Bình Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An gây rối trật tự công công dưới sự xúi giục của Nguyễn Đình Thục là những sự kiện đang được sự quan tâm của dư luận xã hội. Những hành vi vi phạm pháp luật đáng lên án và xã hội đang chờ đợi những hình phạt thích đáng từ cơ quan công quyền. Tuy nhiên, vẫn còn một số kẻ ngoan cố, biện minh cho những sai phạm của Lê Tùng Vân hay hoạt động gây rối trật tự công cộng tại Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Các fanpage của “Việt Tân”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”,…liên tục kêu gào vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận, yêu cầu Liên Hợp quốc phải vào cuộc, v.v…Sự thật có đúng như vậy?
Về việc việc liên quan đến
“Tịnh thất bồng lai” do Lê Tùng Vân cầm đầu. Các cơ quan báo chí, người dân địa
phương và cơ quan công quyền đã có đủ chứng cứ, video xác nhận những hành vi
coi thường đạo lý làm người của Lê Tùng Vân và đồng bọn. Các bị cáo trong phiên
tòa xét xử luôn dùng những lời lẽ trong phim ảnh, ca hát để ca ngợi Lê Tùng Vân
như “Phật sống” để cố tình bao biện cho những hành vi sai phạm của mình. Lê
Tùng Vân và nhóm người ở “Tịnh thất bồng lai” không chỉ vi phạm pháp luật mà
còn trái luân thường, đạo lý. Bất chấp sự thật khách quan đó, các tổ chức lưu
vong vẫn không ngừng ca ngợi Lê Tùng Vân, đả kích Phật giáo Việt Nam và vu cáo
Việt Nam đàn áp dân chủ, nhân quyền. Không ai ủng hộ cho Lê Tùng Vân và nhóm
người tại “Tịnh thất bồng lai” trừ những kẻ cố tình đi ngược lại lợi ích của
đất nước.
Vụ việc gây rối liên quan
đến giáo xứ Bình Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An do Nguyễn Đình Thục kích
động càng kiến dư luận bức xung về những hành vi coi thường pháp luật. Nguyễn
Đình Thục đã nhiều lần kích động người dân thực hiện các hành vi sai trái, đi
ngược lại truyền thống của giáo hội Công giáo Việt Nam “sống tốt đời - đẹp
đạo”. Nguyễn Đình Thục là người Việt Nam nhưng đã bán linh hồn cho quỷ, thường
xuyên tiến hành các hoạt động đi ngược lại với lợi ích của đất nước và giáo hội
Công giáo. Những linh mục chân chính kể cả Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Hữu
Long cũng không đồng tình, ủng hộ cho những việc làm của Nguyễn Đình Thục.
Sai phạm của Lê Tùng Vân,
Nguyễn Đình Thục là điều quá rõ ràng. Ủng hộ cho Lê Tùng Vân và đồng bọn,
Nguyễn Đình Thục là cố tình đi ngược thời đại, sự phát triển của xã hội và sớm
sẽ trả giá đắt cho hành động của mình.
Một số điểm bất thường về Hội nghị Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế năm 2022
Hội nghị Thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 được tổ chức từ ngày 28 – 30/6 tại Washington DC, Mỹ dù đã trải qua 1 tháng nay nhưng dư âm còn đọng lại của một Hội nghị thiếu khách quan, trung thực đáng phải phê phán.
Dù là hội nghị tự do tôn
giáo quốc tế có bàn về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam nhưng lại thiếu đi
bóng dáng của các cơ quan đại diện cho Việt Nam như Bộ Ngoại giao hay Ban Tôn
giáo Chính phủ.
Thế nhưng xuất hiện một số
tổ chức được coi là nguy hiểm tại Việt Nam như tổ chức Ủy ban cứu người vượt
biển (gọi tắt là BPSOS) đã được Mỹ mời tham dự với đại diện là ông Nguyễn Đình
Thắng, ông ta đã triệt để lợi dụng hội nghị này để tuyên truyền, xuyên tạc tình
hình tự do tôn giáo ở Việt Nam nhằm đánh bóng tên tuổi cho tổ chức và tìm kiếm
các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Đáng quan ngại hơn khi chính
tổ chức này đã đứng ra vận động các hoạt động bên lề hội nghị như: Tham gia
tuần hành và vận động đòi trả tự do cho số đối tượng trong nước như Nguyễn Bắc
Truyển, Nguyễn Văn Hoá và Ybum Byă; tổ chức thảo luận, đưa ra cái gọi là “bằng
chứng” nhằm xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam…
Trong khi đó chính giới Mỹ
rất cần những cá nhân, tổ chức có quan điểm chống Việt Nam để họ dựa vào đó
biến những kẻ này thành “nhân chứng sống” từ đó phục vụ mưu đồ áp đặt các loại
luật trừng phạt, bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.
Cần lên án những hành động
đi ngược lại cam kết ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam, đó chẳng khác gì can thiệp
thô bạo vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, là thành viên tích
cực trong Liên Hợp Quốc.
“Sống áo”- Nguy hiểm thật!
Ngày càng có nhiều người quay video, chụp ảnh để “check-in”, tạo dáng “tự sướng” bất chấp mọi quy định, sự nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng. “Sống ảo” nhưng hậu quả mang lại là rất thật!
Mới đây, một cô gái là
tiktoker (người dùng mạng xã hội tiktok) gây chấn động với hành vi ngồi trên
băng chuyền hành lý ở sân bay. Cô gái vô tư tạo dáng trước ống kính và còn đăng
tải lên tiktok trong sự ngán ngẩm, phẫn nộ của mọi người. Vào cuộc xác minh, cơ
quan chức năng cho biết đó là hành khách chuyến bay Tân Sơn Nhất - Côn Đảo và
hành khách đó có tên H..K. Trước sự chỉ
trích của dư luận, cô gái này còn mạnh miệng “phản pháo” đại ý rằng, chỉ làm cô
thêm nổi tiếng hơn (?!).
Đáng nói hơn, hành vi của cô
K còn chưa kịp bị xử lý thì ngay sáng 23-7, lại xuất hiện một video khác quay
cảnh một cô gái mặc đầm xanh, cũng “sống ảo” ngay trên băng chuyền hành lý ở
sân bay. Theo cơ quan chức năng, việc hành khách làm sai nhưng không biết việc
mình làm là vi phạm quy định là một chuyện; còn việc thản nhiên ngồi lên băng
chuyền hành lý để quay clip là hành vi cố tình, mang tính chất gây rối, thuộc
hành vi có thể xem xét cấm bay.
Trước đó nữa, mạng xã hội
xôn xao về clip một cô gái nhún nhảy tiến về phía một chiếc máy bay đang lăn
vào sân đỗ. Một clip khác quay cảnh khi mà tất cả hành khách đã lên máy bay thì
đôi nam nữ hành khách vẫn lưu lại phía dưới sân nhún nhảy để quay clip. Rồi lại
có clip khác quay cảnh những hành khách cố tình mở cửa sổ máy bay để quay cảnh
cất cánh, hạ cánh máy bay. Đây đều là những hành vi tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
hàng không. Đáng nói, trước khi cất cánh, hạ cánh máy bay, tiếp viên hàng không
chắc chắn sẽ nhắc nhở nhiều lần nên hành vi này chỉ có thể nói là “biết mà cố
tình”.
An ninh hàng không, an toàn
bay là điều cần tuân thủ tuyệt đối trên mỗi chuyến bay. Bởi chỉ cần một chút
chủ quan, bất cẩn, hậu quả sẽ rất khó lường. Những bạn trẻ, được học hành đàng
hoàng và thành thạo sử dụng mạng xã hội, không thể không biết những quy định
này. Nhưng họ lại cố tình vi phạm chỉ vì để có một bức ảnh đẹp, một clip thú vị
đăng lên mạng xã hội. Một lối “sống ảo” đáng lên án!
Qua những vụ việc vừa qua,
thiết nghĩ các sân bay, hãng hàng không cần thiết tăng cường thông tin về quy
định an toàn hàng không tới hành khách; đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định pháp
luật, quy định chuyên ngành về an toàn hàng không. Đồng thời, cũng cần đảm bảo
giám sát việc thực thi chặt chẽ nhất, nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi
phạm có thể xảy ra ở khu vực nhà ga, sân bay và trên máy bay.
Việt Nam nhất quán quan điểm không hợp pháp hóa các chất ma túy
Những năm gần đây, rất nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Ecuador, Jamaica, Mexico, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan, Colombia, Đức, Israel... đã hợp pháp hóa việc trồng cây cần sa. Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang nghiêm túc nghiên cứu, xem xét việc hợp pháp hóa việc trồng cây cần sa, trong đó Chính phủ Thái Lan đã chính thức hợp pháp hóa vấn đề này. Là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của tình hình tội phạm ma túy quốc tế và khu vực, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị nước ta tại Chỉ thị 36-CT/TW ngày 16/8/2019 về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy" đã nêu rõ: "Thực hiện nhất quán quan điểm không hợp pháp hóa các chất ma túy". Đây vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân đối với vấn đề này.
Trước đó, Việt Nam đã khẳng
định quyết tâm chính trị bằng việc cam kết và tham gia đầy đủ 3 Công ước của
Liên Hợp Quốc về kiểm soát ma túy. Trên các diễn đàn quốc tế (cả song phương và
đa phương) về hợp tác kiểm soát và phòng, chống ma túy, Chính phủ Việt Nam ngày
càng khẳng định được vị trí vai trò của mình thông qua việc có những đóng góp
và sáng kiến tích cực góp phần ngăn chặn hiểm họa ma túy. Trong công tác đấu
tranh với tội phạm ma túy, 10 năm gần đây, mỗi năm các cơ quan chức năng của Việt
Nam đã đấu tranh, bắt giữ khoảng 20 nghìn vụ với hơn 30 nghìn đối tượng phạm
tội về ma túy, triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy quốc tế nguy hiểm,
hoạt động xuyên quốc gia; thu giữ lượng ma túy rất lớn, trong đó có hàng tấn
cây cần sa tươi và cần sa khô được các đối tượng trồng hoặc buôn bán bất hợp
pháp từ nước ngoài vào Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam cũng đã
ban hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành,
trong đó rất chú trọng đến công tác cai nghiện, quản lý người sử dụng trái phép
chất ma túy nhằm đối phó với tình trạng số người nghiện ở nước ta đang rất lớn
(khoảng 190.000 người nghiện) và gần 60 nghìn người sử dụng trái phép chất ma
túy. Đây là nguồn cầu ma túy rất lớn, là nguy cơ tiềm ẩn gây phức tạp về an
ninh trật tự. Nghiêm trọng hơn, người sử dụng ma túy tổng hợp hoặc các chế phẩm
từ cần sa và các loại ma túy khác có thể bị loạn thần, ảo giác gây ra các vụ
việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí làm chết nhiều người. Do đó,
việc đấu tranh chặn đứng nguồn cung, giảm nguồn cầu, không hợp pháp hóa các
chất ma túy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Để ngăn chặn việc mua bán,
vận chuyển trái phép chất ma túy, nhất là cần sa từ Thái Lan vào trong nước,
các lực lượng chức năng của Việt Nam cần theo dõi sát tình hình để tham mưu
Chính phủ có các giải pháp phù hợp; tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp với
các nước, các tổ chức quốc tế để trao đổi thông tin, đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy; đẩy mạnh công tác tuần tra, giám sát khu vực biên giới trên bộ và
trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động buôn lậu cần sa vào Việt
Nam.
Một vấn đề đáng chú ý là
hiện nay, Thái Lan có hàng trăm sản phẩm thảo dược có sử dụng cần sa. Với việc
hợp pháp hóa sẽ đưa sản phẩm từ cây cần sa vào phục vụ phổ biến trong ngành y
tế Thái Lan và xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, các lực lượng chức năng Việt
Nam cần tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát các sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu
từ Thái Lan, đặc biệt là thảo dược và thực phẩm chức năng nhằm kịp thời phát
hiện hành vi xuất khẩu cần sa và chất gây nghiện vào Việt Nam; thực hiện nhất
quán quan điểm "không hợp pháp hóa các chất ma túy" mà chúng ta đã
lựa chọn.