Những năm gần đây, rất nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Ecuador, Jamaica, Mexico, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan, Colombia, Đức, Israel... đã hợp pháp hóa việc trồng cây cần sa. Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang nghiêm túc nghiên cứu, xem xét việc hợp pháp hóa việc trồng cây cần sa, trong đó Chính phủ Thái Lan đã chính thức hợp pháp hóa vấn đề này. Là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của tình hình tội phạm ma túy quốc tế và khu vực, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị nước ta tại Chỉ thị 36-CT/TW ngày 16/8/2019 về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy" đã nêu rõ: "Thực hiện nhất quán quan điểm không hợp pháp hóa các chất ma túy". Đây vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân đối với vấn đề này.
Trước đó, Việt Nam đã khẳng
định quyết tâm chính trị bằng việc cam kết và tham gia đầy đủ 3 Công ước của
Liên Hợp Quốc về kiểm soát ma túy. Trên các diễn đàn quốc tế (cả song phương và
đa phương) về hợp tác kiểm soát và phòng, chống ma túy, Chính phủ Việt Nam ngày
càng khẳng định được vị trí vai trò của mình thông qua việc có những đóng góp
và sáng kiến tích cực góp phần ngăn chặn hiểm họa ma túy. Trong công tác đấu
tranh với tội phạm ma túy, 10 năm gần đây, mỗi năm các cơ quan chức năng của Việt
Nam đã đấu tranh, bắt giữ khoảng 20 nghìn vụ với hơn 30 nghìn đối tượng phạm
tội về ma túy, triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy quốc tế nguy hiểm,
hoạt động xuyên quốc gia; thu giữ lượng ma túy rất lớn, trong đó có hàng tấn
cây cần sa tươi và cần sa khô được các đối tượng trồng hoặc buôn bán bất hợp
pháp từ nước ngoài vào Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam cũng đã
ban hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành,
trong đó rất chú trọng đến công tác cai nghiện, quản lý người sử dụng trái phép
chất ma túy nhằm đối phó với tình trạng số người nghiện ở nước ta đang rất lớn
(khoảng 190.000 người nghiện) và gần 60 nghìn người sử dụng trái phép chất ma
túy. Đây là nguồn cầu ma túy rất lớn, là nguy cơ tiềm ẩn gây phức tạp về an
ninh trật tự. Nghiêm trọng hơn, người sử dụng ma túy tổng hợp hoặc các chế phẩm
từ cần sa và các loại ma túy khác có thể bị loạn thần, ảo giác gây ra các vụ
việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí làm chết nhiều người. Do đó,
việc đấu tranh chặn đứng nguồn cung, giảm nguồn cầu, không hợp pháp hóa các
chất ma túy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Để ngăn chặn việc mua bán,
vận chuyển trái phép chất ma túy, nhất là cần sa từ Thái Lan vào trong nước,
các lực lượng chức năng của Việt Nam cần theo dõi sát tình hình để tham mưu
Chính phủ có các giải pháp phù hợp; tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp với
các nước, các tổ chức quốc tế để trao đổi thông tin, đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy; đẩy mạnh công tác tuần tra, giám sát khu vực biên giới trên bộ và
trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động buôn lậu cần sa vào Việt
Nam.
Một vấn đề đáng chú ý là
hiện nay, Thái Lan có hàng trăm sản phẩm thảo dược có sử dụng cần sa. Với việc
hợp pháp hóa sẽ đưa sản phẩm từ cây cần sa vào phục vụ phổ biến trong ngành y
tế Thái Lan và xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, các lực lượng chức năng Việt
Nam cần tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát các sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu
từ Thái Lan, đặc biệt là thảo dược và thực phẩm chức năng nhằm kịp thời phát
hiện hành vi xuất khẩu cần sa và chất gây nghiện vào Việt Nam; thực hiện nhất
quán quan điểm "không hợp pháp hóa các chất ma túy" mà chúng ta đã
lựa chọn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét