Trên các trang mạng xã hội các thế lực thù địch thường rêu rao cho rằng: “bỏ độc quyền lãnh đạo mới có thể chấm dứt nạn đảng viên tha hóa”, với những luận điệu rất nguy hiểm này, nếu chúng ta không tỉnh táo dễ bị mắc mưu những thế lực phản động, xuyên tạc; để từ đó, tìm mọi cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị của đất nước. Vì vậy, cần nhận thức đúng đắn vấn đề này để đấu tranh với những luận điệu sai trái, phản động đó.
Trên
thế giới, bất kỳ chế độ xã hội nào cũng có người trong bộ máy công quyền tha
hóa quyền lực, vì nó là hiện tượng gắn liền với quyền lực chính trị. Thực trạng
ở các nước có chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập cũng có không ít
người trong bộ máy công quyền bị tha hóa. Trong bài viết chỉ nêu một vài
vụ điển hình như: Vụ bê bối quyền lực chính trị để trục lợi (Watergate) của Tổng thống Mỹ
Richard Nixon năm 1972 - 1974, buộc Ông này phải từ chức khi đang là Tổng thống
nhiệm kỳ hai; vụ ông Bernard Kerit, nguyên Chỉ huy trưởng Cảnh sát New York,
năm 2004 đã được Tổng thống Mỹ Geore W.Bush đề cử làm Bộ trưởng Bộ An ninh nội
địa Mỹ, nhưng do phạm tội tham nhũng trốn thuế và nhận tiền hối lộ nên đã không
được bổ nhiệm. Hoặc là ở Hàn Quốc, vào tháng 12/2016, Tổng thống Hàn Quốc Park
Geun - Hye bị Quốc hội phế truất chức Tổng thống do bị buộc tội tham nhũng dính
líu đến vụ dùng quan hệ cá nhân để tăng ảnh hưởng và trục lợi tài chính. Trên thế
giới còn rất nhiều chính khách của các nước có chế độ đa đảng bị tha hóa mà các
phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước đã đưa tin. Họ đều là những
người đại diện cho một đảng chính trị nhất định của các nước đó. Vậy mà mấy ông
“dân chủ cuội” chẳng thấy ho he một tiếng nào.
Đối
với Việt Nam chúng ta, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ mới
ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng
thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát
triển ưu điểm”. Người cho rằng, lãnh đạo đúng là cùng với việc “quyết định mọi
vấn đề cho đúng”, “phải tổ chức thi hành cho đúng”, còn “Phải tổ chức sự kiểm
soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”. Người
yêu cầu: “Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ,
đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng phải
nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ”.
Quyền
lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Đảng nhấn mạnh: Hoàn thiện
và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm
kỷ luật, kỷ cương. Đặc biệt, xác định được kiểm soát quyền lực trong công tác
cán bộ là gốc của kiểm soát quyền lực trong Đảng. Vì vậy, ngày 23/9/2019, Bộ
Chính trị (khóa XII) đã ban hành Quy định số 205-QĐ/TW “Về việc kiểm soát quyền
lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”. Trong đó nhấn mạnh:
Sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác
cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy
định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm
quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ.
Bằng
sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, những năm qua, nước ta đã đạt được
những kết quả quan trọng trong kiểm soát quyền lực chính trị. Trong đó, công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ, quyết liệt; chất lượng lãnh đạo, hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở
đảng và đảng viên được nâng lên. Việc sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị được
thực hiện theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành đất nước.
Đến năm 2019, cả nước đã giảm được 6 đơn vị hành chính cấp
huyện; 545 đơn vị hành chính cấp xã; 15.354 thôn, tổ dân phố; giảm 4 đầu mối
trực thuộc Trung ương, 6 tổng cục và 2 bộ tư lệnh; 83 cục, vụ và tương đương…;
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường, có
trọng tâm, trọng điểm theo đúng tinh thần của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Từ năm 2016 đến nay, thông qua
công tác kiểm tra, giám sát, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ
luật trên một ngàn tổ chức đảng, gần hai mươi ngàn cấp ủy viên các cấp và
54.573 đảng viên. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
thi hành kỷ luật 8 tổ chức đảng, 45 đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành
kỷ luật 111 đảng viên (có trên một trăm cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý).
Công tác phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện
quyết liệt, kiên trì, có hiệu quả…; Vai trò của pháp luật ngày càng được đề
cao; cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng
rành mạch. Hoạt động của Chính phủ và các bộ, ngành đổi mới theo hướng kiến
tạo, tập trung điều hành vĩ mô, tháo gỡ rào cản, hỗ trợ phát triển cho các
doanh nghiệp, để phát triển kinh tế đất nước.
Như
vậy, kiểm soát quyền lực, phòng chống sự tha hóa của cán bộ, đảng viên là việc
làm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương đến các địa
phương. Vậy mà, các thế lực thù địch luôn rêu rao nói rằng; độc Đảng là buông
lỏng quản lý; là phe cánh, là lợi ích nhóm dẫn đến cán bộ đảng viên tha hóa
biến chất, tham ô lẵng phí. Đây cũng chỉ là những chiêu trò nhằm xuyên tạc, bôi
nhọ làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân mà thôi; chúng ta cần
tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tác này./.