Từ các nghiên cứu về lịch sử nhân loại cho thấy; ở mỗi thời đại, tham nhũng được hiểu, đề cập và định danh với những tên gọi khác nhau, phạm vi rộng hẹp cũng khác nhau,... nhưng điểm chung của vấn nạn này là gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cản trở hoặc đối lập với tiến bộ xã hội. Với cách tiếp cận đó, có thể hiểu tham nhũng là “một hiện tượng xã hội, xuất hiện cùng với sự xuất hiện tư hữu và quá trình hình thành, phát triển của giai cấp, nhà nước; nó được biểu hiện qua hành vi của con người, tác động tiêu cực đến xã hội và sẽ mất đi khi xã hội không còn sở hữu tư nhân”. Bản chất của hiện tượng này nằm ngay trong lòng xã hội, do cá nhân hay bộ phận nắm giữ những trọng trách trong xã hội thực hiện với mục đích vụ lợi riêng, làm cản trở, kìm hãm quá trình vận động, phát triển của xã hội. Vì vậy, đây là cuộc đấu tranh rất lâu dài, đầy gian nan, phức tạp đối với tất cả các quốc gia dân tộc, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Nghiên cứu lý
luận và những bằng chứng khoa học cho thấy; thủa “bình minh”, loài người muốn
tồn tại phải đoàn kết, sống theo “bầy đàn”, cùng nhau sáng tạo ra công cụ lao
động, chinh phục, cải tạo tự nhiên và cùng nhau sản xuất, sử dụng tư liệu sinh
hoạt,… nên mọi của cải vật chất đều là của chung, chưa có hành vi chiếm hữu và
lúc đó chưa có tham nhũng. Khi sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định,
năng suất lao động được nâng lên, tư liệu sinh hoạt chung được sản xuất ra vượt
quá nhu cầu duy trì sự sống của cộng đồng, dẫn đến hiện tượng dư thừa; khi đó,
bắt đầu xuất hiện những cá nhân, bộ phận người bị “tha hóa”, tìm mọi cách độc chiếm
lượng tư liệu sinh hoạt dư thừa đó làm của riêng - hành vi tham nhũng xuất
hiện. Sự “tha hóa” ngày càng tăng, nhu cầu chiếm hữu ngày càng lớn, dẫn đến
chiếm đoạt về lao động và tư liệu sản xuất, rồi tổ chức lực lượng chuyên trách
để bảo vệ, mở rộng nội dung, phạm vi, lãnh thổ chiếm hữu,... Như vậy, tham
nhũng xuất hiện từ cuối xã hội nguyên thủy; khởi đầu là hành vi chiếm đoạt tư
liệu sinh hoạt dư thừa trong cộng đồng; sau đó, nội dung, phạm vi chiếm hữu
ngày càng mở rộng. Ban đầu là một, hay một bộ phận người trong cộng đồng, rồi
đến giai cấp bóc lột (trong xã hội có đối kháng giai cấp). Hiện nay, nhân loại
đang trong giai đoạn phát triển có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, vẫn còn
cơ sở tồn tại, nên vẫn còn tình trạng tham nhũng, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Quá trình nghiên cứu xây dựng học thuyết về con người; các nhà kinh điển
Mác - Lênin khẳng định: “con người khác với con cừu chỉ là ở chỗ trong con
người, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng của con người là bản năng đã
được ý thức”. Thực tế là, sự tồn tại của con người luôn gắn liền với bản năng,
nhu cầu tự nhiên: ăn, uống, mặc, ở, đi lại,... và nó được “ý thức hóa”, đó là
sự khác biệt căn bản nhất giữa con người so với con vật. Quá trình hoạt động
thực tiễn làm cho sự thống nhất biện chứng giữa bản năng sinh vật và mặt xã hội
trong con người ngày càng hoàn thiện, nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần,
tức nhu cầu về lợi ích ngày càng cao, không có giới hạn, vì nó được “ý thức
hóa”; ngược lại, những nhu cầu đó cũng tác động mạnh mẽ trở lại, thúc đẩy hoạt
động thực tiễn, làm cho ý thức con người phát triển ngày càng hoàn thiện…
Tuy nhiên, số
lượng cá nhân, bộ phận người bị “tha hóa” nhỏ hơn nhiều so với thành phần lao
động và các tầng lớp khác trong cộng đồng, xã hội, nhưng hành vi tham nhũng
luôn kìm hãm, gây hậu quả nghiêm trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Vì, bản năng, sinh vật, nhu cầu tự nhiên của họ được “ý thức hóa”
theo hướng tiêu cực, luôn tìm
mọi thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, biến tài sản chung của xã
hội, tập thể hay của công dân thành tài sản riêng, làm thất thoát, lãng phí kìm
hãm sự phát triển; đảo lộn những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức,… và len
lỏi vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Bước vào công
cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên phạm vi cả nước, nhất là từ
khi đổi mới đến nay, tình trạng tham nhũng vẫn diễn ra với tính chất, mức độ
khác nhau, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước. Để đấu tranh ngăn
chặn, phòng, chống hiện tượng này, Đảng, Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương,
chính sách phù hợp với từng giai đoạn. Mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta đều ban hành
những nghị quyết chuyên đề, hoặc lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng vào
nhiều nghị quyết Trung ương. Hệ thống luật, nghị định, hướng dẫn thực hiện do
Nhà nước ban hành liên quan đến lĩnh vực này ngày càng hoàn thiện. Hệ thống cơ
quan chỉ đạo, cơ quan chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến địa phương,
bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, chuyên sâu. Những năm gần đây, cuộc chiến này
được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đẩy mạnh với quyết tâm chính trị cao và
đã thu được nhiều kết quả quan trọng được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Như vậy, tham
nhũng xuất hiện từ cuối xã hội nguyên thủy; Tham nhũng luôn là một “căn bệnh”
nguy hiểm của xã hội, có ở tất cả các chế độ chính trị khác nhau, để có thể
phòng ngừa, đẩy lùi, chữa khỏi được nó phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp
xóa bỏ chế độ tư hữu, cùng đối kháng giai cấp; đồng thời, ngày càng hoàn thiện
bản chất “người” để lao động, cống hiến trở thành nhu cầu, mục đích cao nhất
trong hoạt động của mỗi người, đặc biệt là những cá nhân, bộ phận được giao cho
nắm giữ những trọng trách xã hội nhất định. Từ những vấn đề trên, chúng ta có
thể khẳng định rằng: tham nhũng không phải lỗi của độc Đảng hay đa Đảng như các
tổ chức phản động thường rêu rao, ám chỉ Đảng cộng sản Việt Nam; mà đằng sau đó
là âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta mà thôi./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét