Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

Đổi mới chính sách, pháp luật đất đai, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng hiện đại, bền vững

 Chủ trương và đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất đai đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn và sinh kế của người nông dân phát triển, gặt hái được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, chính sách, pháp luật về đất đai trong nông nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thực trạng chính sách, pháp luật đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Trong gần 30 năm qua, chính sách, pháp luật về đất đai đã có nhiều đổi mới trên cơ sở bám sát, thể chế kịp thời các quan điểm của Đảng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cụ thể:

Khuyến khích tập trung và tích tụ đất nông nghiệp: Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động, có chính sách bảo hộ, quy hoạch quỹ đất nông nghiệp ổn định, lâu dài giúp người nông dân yên tâm đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Luật Đất đai năm 2013 đã mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn; làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ đất trồng lúa; có chính sách hỗ trợ những vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; bảo đảm an ninh lương thực...

Thực hiện chính sách giá đất nông nghiệp: Giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp từng bước được xác định theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp đã góp phần bảo đảm cho thị trường này phát triển đúng hướng, ngăn chặn đầu cơ, đồng thời tạo đà cho nông dân có nguồn vốn thực sự khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp góp phần tạo được lợi thế cho nông dân góp vốn hoặc mua cổ phần bằng đất vào các doanh nghiệp kinh doanh.

Thực hiện tốt chính sách thu hồi đất và đền bù đất nông nghiệp: Thực hiện Luật Đất đai, các địa phương đã thu hồi hàng trăm nghìn héc-ta đất nông nghiệp để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế. Việc hạn chế thẩm quyền thu hồi đất của chính quyền địa phương đã bảo đảm quỹ đất trồng lúa, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đưa đất đã thu hồi vào sử dụng. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, giá đất bồi thường áp dụng giá đất cụ thể tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Bảo đảm sinh kế cho người có đất thu hồi; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm; hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở.

Tạo tiền đề phát triển khu dân cư nông thôn: Việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch bảo đảm cho việc sử dụng đất đai và xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn được văn minh, hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét của văn hóa làng, xã của các địa phương. Quỹ đất quy hoạch cho phát triển khu dân cư nông thôn như hạ tầng văn hóa, thể thao, giáo dục… cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu theo quy hoạch nông thôn mới. Có nhiều biện pháp quản lý và đưa vào sử dụng hiệu quả đất ao, hồ, đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư nông thôn.

Góp phần xây dựng công trình thủy lợi, đất hành lang an toàn, thiết chế văn hóa ở nông thôn: Phát triển hệ thống thủy lợi bảo đảm cung cấp đủ nước để khai thác tốt diện tích đất cây hằng năm (trong đó có đất lúa), bước đầu hoàn thiện hệ thống đê biển, đê sông nhằm chủ động ứng phó với tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng; chú trọng đến việc bố trí đất cho hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở nông thôn; quan tâm đến việc bố trí đất cho các cơ sở y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, nghiên cứu khoa học, dịch vụ về xã hội…

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được nói trên, chính sách, pháp luật về đất đai hiện hành vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng.

Về tích tụ, tập trung đất đai: Thời gian qua, quá trình tích tụ, tập trung đất đai diễn ra còn chậm, việc thực hiện chưa thực sự gắn với tính công bằng, bền vững, hiệu quả và còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Mặc dù đã có những đổi mới về cơ chế, chính sách, nhưng thực tế cho thấy, quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất diễn ra chậm, chủ yếu ở các vùng đất trống, bãi bồi ven sông, đồi trọc, đất có mặt nước chưa đưa vào sử dụng. Số thửa đất sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ tăng từ 2,5 thửa năm 2016 lên 2,8 thửa năm 2020 và diện tích bình quân 1 thửa tăng từ 1.843,1m2 lên 2.026,3m2. Kết quả đánh giá giữa kỳ nông nghiệp, nông thôn năm 2020 cho thấy, cả nước có 1.051/8.297 xã đã xây dựng được mô hình cánh đồng mẫu lớn. Mỗi cánh đồng mẫu lớn có diện tích gieo trồng trung bình là 163,3ha. Có 327,3 nghìn hộ nông dân tham gia mô hình, chiếm tỷ lệ 3,6% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp của cả nước. Số hộ nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn có xu hướng giảm so với năm 2016. Điều này cho thấy, mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nhiều địa phương chưa thực sự hiệu quả, bền vững. Nhiều nơi, trong phạm vi quy hoạch cánh đồng mẫu lớn vẫn xuất hiện nhiều mảnh ruộng, thửa ruộng nhỏ của các hộ không đồng ý tham gia mô hình. Điều này gây hạn chế trong thực hiện cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cũng như phát huy lợi thế nền kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp.

Mặc dù đã xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhưng cơ chế khuyến khích còn chưa phù hợp nên việc xây dựng cánh đồng lớn, mô hình tích tụ ruộng đất theo hướng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp... còn hạn chế. Do tình trạng manh mún và kém hiệu quả kinh tế, không ít nông dân chưa nhiệt tình đầu tư vào nông nghiệp, có xu hướng chuyển vốn sang đầu tư các lĩnh vực khác hoặc không sản xuất nhưng vẫn giữ ruộng đất “phòng cơ”. Các nhà đầu tư mới rất khó khăn để có được đủ diện tích mặt bằng thực hiện dự án theo tiến độ (một số dự án không có khả năng triển khai thực hiện do không thoả thuận được với các hộ dân); quy định, thủ tục hành chính rườm rà. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”; khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó”. Quy định này làm hạn chế các quyền cơ bản của hộ gia đình, cá nhân, cản trở tổ chức, cá nhân muốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình trồng rau thủy canh công nghệ cao tại nông trại Mekongfarm ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh 

Về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Theo khoản 2 Điều 46 Luật Đất đai năm 2013, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong 2 trường hợp (có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất). Nhưng nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật chưa quy định rõ thế nào là thay đổi khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Mặt khác, việc thu hồi, giao, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Điều 52 Luật Đất đai năm 2013). Do đó, những công trình, dự án không nằm trong kế hoạch sử dụng đất được duyệt sẽ không đủ điều kiện để thực hiện. Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng đất chỉ được thông qua hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại các lần họp thường kỳ mỗi năm (vào tháng 6 và tháng 12). Như vậy, những công trình không có trong kế hoạch bắt buộc phải chờ ít nhất sau 6 tháng thì mới được trình xin phê duyệt. Điều này gây chậm trễ xin cấp phép đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, làm giảm tính hấp dẫn trong việc thu hút các chủ đầu tư tư nhân đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hạn chế tiếp theo đó là, các dự án phải đáp ứng yêu cầu đã bố trí vốn mới được nằm trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm của hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Quy định này chỉ phù hợp trong điều kiện dự án được đầu tư bằng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, công tác giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai, đất để hoang hóa hoặc sử dụng không hiệu quả; quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ, chưa gắn kết với quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành liên quan; chưa dự báo tốt nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích, dẫn đến phải điều chỉnh nhiều.

Về những quy định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp: Tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 và Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT, ngày 27-1-2015, của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15-5-2014 của Chính phủ” chưa quy định trường hợp chuyển mục đích đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác. Do đó, gây khó khăn trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.

Điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2013 là chưa phù hợp, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, thời gian kéo dài mất cơ hội thu hút đầu tư. Cụ thể như, việc thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được Chính phủ trình Quốc hội thông qua, nhưng khi thực hiện vẫn phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ một lần nữa.

Về chính sách tài chính đất đai: Khung giá đất chưa phù hợp, chưa sát với thực tế giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường (đặc biệt là khu vực đất ven đô). Biên độ giá đất khu vực nông thôn quy định còn rộng, dẫn đến còn nhiều khu vực chưa sát với thực tế; chính sách thu thuế từ các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê… chưa rõ ràng, chưa đồng bộ với quy định của Luật Đất đai năm 2013, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan thực hiện và phiền hà cho người sử dụng đất.

Việc áp dụng giá đất trong bảng giá đất 5 năm để thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế) khi tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... là bất hợp lý, thất thu cho ngân sách nhà nước vì giá trong bảng giá đất có giá trị trong 5 năm mà thị trường giá trị quyền sử dụng đất thay đổi liên tục theo quy luật cung - cầu, thực tế giá đất năm sau thường cao hơn năm trước.

Mặt khác, việc miễn, giảm tiền thuế sử dụng đất đối với đất nông nghiệp được triển khai nhiều năm nhưng tình trạng ruộng bị bỏ hoang, không canh tác gây lãng phí nguồn lực, trong khi nhiều chủ đầu tư không thuê được đất để đầu tư canh tác. Điều này cho thấy, cơ chế khuyến khích tài chính đối với đất nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả.

Quan điểm và giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hướng hiện đại, bền vững

Về quan điểm:

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá; là tài sản, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp; quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt. Đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII của Đảng “Về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”, cần quán triệt các quan điểm sau:

Một là, nhấn mạnh đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia; phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với địa phương và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Hai là, coi quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Ba là, cần đổi mới chính sách đất đai theo hướng vừa bảo đảm tính ổn định lâu dài trong quản lý và sử dụng, nhưng cũng vừa phải linh động phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong từng thời kỳ, bảo đảm nguyên tắc hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. Quản lý thận trọng, linh hoạt việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa, đất có rừng đang sử dụng vào mục đích khác nhằm bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bốn là, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Hiện đại hóa công tác quản lý, dịch vụ công về đất đai dựa trên phát triển hệ thống dữ liệu số về đất đai. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đất đai tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tập trung, đồng bộ, thống nhất.

Năm là, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai.

Về giải pháp:

Từ thực tế đánh giá công tác đổi mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai và thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời gian qua cho thấy, cần thiết phải thực hiện các giải pháp tiếp tục đổi mới nhằm đáp ứng các yêu cầu mới và giải quyết được những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, trọng tâm là:

Một là, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai theo hướng khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, tránh tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp. Trong đó, sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các luật khác liên quan đến đất đai.

Bổ sung quy định về đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, theo đó cho phép các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có đủ tiềm lực về vốn, công nghệ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (kể cả đất lúa, đất rừng phòng hộ) đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo quy hoạch đã được phê duyệt (tại Điều 191 Luật Đất đai năm 2013); đồng thời, bỏ quy định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được nhận chuyển nhượng đất lúa, đất rừng; bỏ điểm b khoản 1 Điều 179, Điều 190 Luật Đất đai năm 2013.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp (tại Điều 129 và Điều 130 Luật Đất đai năm 2013). Mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với từng loại đất nông nghiệp phù hợp với thực tiễn sản xuất của từng vùng, miền.

Nghiên cứu cơ chế tài chính linh hoạt, khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, tránh tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp. Theo đó, cần xây dựng cơ chế tính giá trị của các thửa đất để tạo thuận lợi và xây dựng căn cứ cho các hộ đổi đất với nhau. Tăng cường sử dụng công cụ thuế và các chế tài mới để hạn chế, ngăn ngừa các hành vi “gom” đất nhằm mục đích đầu cơ, trục lợi đi ngược lại nhu cầu tích tụ, tập trung đất nông nghiệp vì mục đích phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Xử lý nghiêm các hình thức tích tụ ruộng đất theo kiểu bắt bí hộ đói nghèo... để mua rẻ hoặc thu hồi đất “bờ xôi, ruộng mật”, lập dự án “treo”, hay phân lô bán để trục lợi. Xem xét đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp theo kiểu lũy tiến với mức thấp nhất bằng tiền thuê đất lúa của Nhà nước hiện nay để tránh tình trạng bỏ hoang đất. Bỏ thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp để tăng cường chính thức hóa giao dịch đất nông nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất chính sách mới khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng liên kết với hợp tác xã, trang trại, gia trại, nông dân để sản xuất nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và giá trị gia tăng cao theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra cho nông nghiệp.

Nghiên cứu, bổ sung thêm loại đất phục vụ mục đích hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vào phân loại đất phi nông nghiệp. Đối với loại đất này, để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động trước và sau sản xuất nông nghiệp (như xưởng thiết bị nông nghiệp, logistics, chế biến, nhà kho lưu trữ, bảo quản nông sản) trên đất nông nghiệp sau khi chuyển mục đích sử dụng, theo nguyên tắc diện tích được phép chuyển mục đích sử dụng tương ứng với sản lượng tạo ra từ vùng chuyên canh. Cho phép doanh nghiệp sử dụng một phần diện tích nhất định để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (Nghị định số 35/2015/NĐ-CP).

Chế biến trà Ô long xuất khẩu ở tỉnh Lâm Đồng (ảnh: Nguyễn Văn Thương)

Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đối với từng loại đất phù hợp với mục đích sử dụng và đất có mục đích sử dụng hỗn hợp. Luật hóa quy định cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng phải bảo đảm các điều kiện canh tác để quay lại tiếp tục trồng lúa khi cần. Việc thu hẹp diện tích đất trồng lúa phải được tiến hành nghiêm ngặt, chặt chẽ phù hợp với quan điểm an ninh lương thực theo cách tiếp cận phát triển chung của đất nước, khu vực, thế giới; cho phép nông dân được linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trồng lúa phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai. Tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách cho phép chuyển đổi linh hoạt giữa đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất cho chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch và bảo đảm các điều kiện về môi trường. Giữ ổn định diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên, linh hoạt trong việc xác định loại cây rừng, kết hợp nhiều mục đích; quản lý đất nông nghiệp theo chức năng của đất, mục đích sử dụng đất; thống nhất việc chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng rừng trong một hồ sơ. Cho phép chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương án chuyển đổi theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phân bổ. Sửa Điều 58 Luật Đất đai năm 2013 theo hướng cho phép cấp tỉnh thẩm định phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang các mục đích nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản với diện tích dưới 300ha theo quy hoạch.

Hai là, nâng cao chất lượng việc lập, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất theo hướng quy hoạch sử dụng đất phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, hiệu quả đất đai cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và đơn vị hành chính; các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với các chỉ tiêu, tiến độ sử dụng đất được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Cần nâng cao chất lượng công tác dự báo chiến lược để xác định nhu cầu đất cho các ngành, các lĩnh vực, để phân bố sản xuất hợp lý, bảo đảm phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương và nhu cầu của thị trường. Lập quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, quy hoạch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, rau, nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm giá trị cao khác; bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn chặt với các kịch bản dự báo về biến đổi khí hậu và nước biển dâng cùng những chính sách, đối sách phù hợp.

Ngoài việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là vấn đề hết sức quan trọng. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần được quan tâm thường xuyên và đi vào thực chất, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, minh bạch hóa thị trường đất đai phục vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai.

Tập trung chỉ đạo hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính chính quy theo Nghị quyết số 39/2012/QH13, ngày 23-11-2012, của Quốc hội “Về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai”. Đổi mới quy trình công nghệ trong việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai; đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký và cập nhật biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu số hóa về đất đai phục vụ phát triển và minh bạch hóa thị trường quyền sở hữu đất. Bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả, bền vững.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất.

Đổi mới hình thức, nội dung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai cho cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp.

XÂY DỰNG THẾ TRẬN VỮNG CHẮC TẠO SỨC MẠNH PHÒNG, CHỐNG SỰ CHỐNG PHÁ CỦA KẺ THÙ

 


Các cơ quan và các đơn vị trên địa bàn các tỉnh biên giới thường xuyên nắm chắc tình hình an ninh chính trị biên giới và nội địa, địa bàn các tỉnh Bắc Lào; kịp thời đánh giá, dự báo tình hình, tham mưu đề xuất xử lý kịp thời các tình huống; tiến hành bổ sung, điều chỉnh hệ thống văn kiện tác chiến; điều chỉnh quy hoạch quốc phòng và thế trận quân sự, bố trí lực lượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Tuyên truyền, vận động ngăn chặn hoạt động tôn giáo trái pháp luật, di cư tự do; phối hợp xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc xảy ra và tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng khảo sát, điều chỉnh vị trí đóng quân một số đồn, trạm biên phòng, tham gia công tác phân giới, cắm mốc biên giới; tôn tạo, tăng dày mốc biên giới; tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ đường biên, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, vượt biên trái phép, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Phối hợp và tham mưu giúp bạn Lào làm thất bại âm mưu chống phá của bọn phản động ở các tỉnh Bắc Lào.

 Lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai luôn được quan tâm xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, trong đó: Lực lượng thường trực được xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; hàng năm được tổ chức huấn luyện theo đúng phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, luôn tích cực đổi mới nội dung và phương pháp huấn luyện. Kết hợp huấn luyện với rèn luyện nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai của bộ đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu trong tình hình mới. Kết quả huấn luyện các đối tượng đều đạt khá và giỏi; chú trọng công tác bảo đảm an toàn về mọi mặt..., đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

                                                                                                         VHT.

PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP CỦA CÁC LỰC LƯỢNG, PHÒNG CHỐNG TOÀN DIỆN TRÊN CÁC LĨNH VỰC BẢO VỆ ĐẢNG

 

Đây là yêu cầu có vai trò quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong phòng chống bạo loạn ly khai. Để thực hiện bạo loạn ly khai, các thế lực thù địch, phản động tiến hành các hoạt động chống phá các tỉnh biên giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng an ninh.

Trong một nội dung phòng chống bạo loạn ly khai cũng gồm nhiều vấn đề cụ thể, có nhiều lực lượng của các cấp, các ngành, các địa phương tham gia, mỗi lực lượng có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động phòng chống trên những lĩnh vực khác nhau. Các nội dung phòng chống bạo loạn ly khai có mối quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy lẫn nhau. Một nội dung nào đó phòng chống đạt hiệu quả thấp sẽ tác động xấu đến các nội dung phòng chống khác cũng như kết quả phòng chống. Vì vậy, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, tiến hành phòng chống toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh.

Để phòng chống bạo loạn ly khai có hiệu quả, các cấp, các ngành, cấp uỷ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang các tỉnh biên giới Tây Bắc phải đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn phát triển kinh tế xã hội với phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, tôn giáo; tăng cường củng cố quốc quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng quốc phòng, khu vực phòng thủ vững mạnh; thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo và bình đẳng giữa các dân tộc; đấu tranh có hiệu quả với hoạt động truyền đạo trái pháp luật, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng, vũ trang chống phá cách mạng. Khi bạo loạn ly khai xảy ra, tổ chức triển khai các lực lượng, biện pháp nắm chắc âm mưu, thủ đoạn, phương thức tiến hành bạo loạn ly khai của các thế lực thù địch, tổ chức sử dụng lực lượng đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, ngoại giao hợp lý, tạo sức mạnh tổng hợp, nhanh chóng dập tắt bạo loạn ly khai.

                                                                                                   VHT.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG VÀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 


Phương thức lãnh đạo của Đảng là một bộ phận hữu cơ hợp thành sự lãnh đạo của Đảng. Phương thức lãnh đạo của Đảng không chỉ là cách thức, phương pháp mà còn là quan điểm, chủ trương, cơ chế vận hành sự lãnh đạo của Đảng.

Trong lĩnh vực quốc phòng, xây dựng quân đội, phương thức lãnh đạo của Đảng trước hết phải bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng về chiến lược, chiến dịch và chiến đấu, về tư tưởng và tổ chức; về con người và trang bị vũ khí nhằm phát huy sức mạnh tập thể và sức sáng tạo của mọi công dân, cán bộ, chiến sỹ, tăng cường được nền tảng chính trị - tinh thần của lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng.

Trong tình hình hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra ngày càng gay go, quyết liệt và phức tạp, nên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương phải lãnh đạo chặt chẽ sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội theo phương hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở.

Nếu thiếu lãnh đạo cụ thể, không kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh và xây dựng quân đội của Đảng và Nhà nước thì không những làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc, mà còn đưa đến những hậu quả khôn lường./.

                                                                                                   VHT.

 

 

TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG AN NINH, ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG

TỪNG BƯỚC PHÁT TRIỂN TIỀM LỰC CHÍNH TRỊ TINH THẦN

TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY

Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ được thể hiện ở tầm vĩ mô, mà còn phải được cụ thể hóa ở hoạt động của các cấp, các ngành trên mọi lĩnh vực trong xây dựng tiềm lực chính trị-tinh thần của nền quốc phòng toàn dân. Trước mắt, cần có giải pháp giải quyết có hiệu quả những bức xúc, khó khăn trong đời sống nhân dân; tổ chức đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên có hiệu quả; rút ngắn khoảng cách giầu nghèo trong các tầng lớp xã hội. Có như vậy mới tăng cường được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố được niềm tin của nhân dân với Đảng, chế độ.

Đồng thời, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và phát triển tiềm lực chính trị-tinh thần cần khơi dậy và phát động các phong trào cách mạng của nhân dân, khai thác trí tuệ và tài năng sáng tạo của nhân dân, đề cao trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để thực hiện có hiệu quả những nội dung trên phải đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Theo đó, cần tiếp tục rà soát, đánh giá đúng cán bộ, có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ và sử dụng, bổ nhiệm cán bộ cần coi trọng cả đạo đức và tài năng, trong đó bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sạch, năng lực chuyên môn, khả năng vận động quần chúng, sự hiểu biết về quốc phòng, quân sự cần có sự chú ý thích đáng, vì nó có quan hệ đến hiệu quả xây dựng tiềm lực chính trị-tinh thần của nền quốc phòng toàn dân./.

                                                                                                        VHT.

CỰU NGOẠI TRƯỞNG KISSINGER: MỸ ĐANG Ở BÊN BỜ VỰC CHIẾN TRANH VỚI NGA VÀ TRUNG QUỐC!

     Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng Washington đã từ chối đường lối ngoại giao truyền thống và việc thiếu vắng một nhà lãnh đạo có uy thế đã đẩy thế giới tới bờ vực chiến tranh vì Ukraine và Đài Loan (Trung Quốc). Ông Kissinger trước đó đã gây tranh cãi vì gợi ý rằng Ukraine nên từ bỏ một số yêu sách lãnh thổ của mình để chấm dứt xung đột với Nga.

“Chúng ta đang ở bên rìa cuộc chiến với Nga và Trung Quốc về những vấn đề chúng ta phần nào tạo ra, mà không có bất kỳ khái niệm gì về việc điều này sẽ kết thúc như thế nào hoặc nó sẽ dẫn đến đâu”, ông Kissinger cho biết khi trả lời phỏng vấn Wall Street Journal ngày 13/8.

Ông Kissinger đã nêu chi tiết về vai trò của phương Tây trong cuộc xung đột Ukraine trong một cuốn sách gần đây nói về các nhà lãnh đạo nổi tiếng thời hậu Thế chiến II. Ông mô tả quyết định của Nga về việc tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2 là vì an ninh của chính nước này, vì việc Ukraine gia nhập NATO sẽ đưa vũ khí của liên minh đến phạm vi cách Moscow 480 km. Ngược lại, việc Ukraine hoàn toàn nằm trong ảnh hưởng của Nga sẽ không giúp ích gì nhiều để “xoa dịu nỗi sợ hãi lịch sử của châu Âu về sự thống trị của Nga”.

Theo ông, các nhà ngoại giao ở Kiev và Washington nên cân bằng những lo ngại này. Ông cũng mô tả cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine là “kết quả tự nhiên của một cuộc đối thoại chiến lược thất bại”.

Trao đổi với Wall Street Journal một tháng sau khi xuất bản cuốn sách, ông Kissinger cho rằng phương Tây lẽ ra phải coi trọng các yêu cầu an ninh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nói rõ rằng Ukraine sẽ không được chấp nhận gia nhập liên minh NATO.

Trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã nêu các lo ngại an ninh với Mỹ và NATO bằng văn bản, nhưng đã bị cả hai bên tiếp nhận từ chối.

Ông Kissinger nói rằng các nhà lãnh đạo Mỹ hiện đại có xu hướng coi ngoại giao là có “mối quan hệ cá nhân với kẻ thù,” và “tìm cách thay đổi hoặc lên án người đối thoại hơn là thấu hiểu suy nghĩ của họ”. Ông lập luận rằng Mỹ nên tìm kiếm “sự cân bằng” với Nga và Trung Quốc. Hiện nay, Mỹ không còn ở vị thế đứng về phía Nga hay Trung Quốc để chống lại bên kia./.
Yêu nước ST.

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 60 NĂM QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM -LÀO (05/9/1962-05/9/2022): VÌ VIỆT NAM, LÀO ĐÃ PHẢI GÁNH CHỊU NHỮNG GÌ?

         Trong 9 năm từ 1964-1973, Lào phải chịu khoảng 270 triệu quả bom. Tính đến năm 1975, gần một nửa dân số của quốc gia này thương vong vì bom đạn. Cụ thể, có tới 1/10 số dân thường thiệt mạng vì bom đạn (200 ngàn người), số người bị thương chiếm trên 1/3 dân số (750.000 người)... Tỷ lệ bị thương và thiệt mạng vì bom đạn của Lào lớn hơn bất cứ quốc gia nào tồn tại trên thế giới thời bấy giờ… Tờ Nhân Đạo của Pháp từng bình luận về Lào vào những năm đầu thập niên 70: “Đó là một quốc gia được xem như đã chết”. Đến nay, còn khoảng 80 triệu quả bom chưa nổ ở quốc gia này và phải mất hàng trăm năm để xử lý hết.
     Sở dĩ mà Lào bị ném bom nhiều đến như vậy là vì quân địch muốn chặn đường tiếp tế, vận chuyển Nam tiến của các đoàn quân Nam tiến thông qua Đường mòn Hồ Chí Minh và Sepon. Bên cạnh đó là việc hỗ trợ bù nhìn Chính phủ Hoàng gia Lào đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân Lào.
     Trong kháng chiến chống Pháp, quân dân Lào đã kề vai sát cánh cùng chúng ta trong các trận đánh ở biên giới phía Bắc và miền Trung. Năm 1954, trong khi Chiến dịch Điện Biên Phủ đang diễn ra, các bộ tộc Lào tiến hành phá rối quân Pháp để lực lượng Pháp phân tâm, không hỗ trợ kịp thời cho đại quân tại Điện Biên Phủ… Sau đó, chiến binh Pathet Lào của đất nước triệu voi đã chiến đấu kề vai sát cánh với bộ đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Như trong Chiến dịch đường 9 - Nam Lào 1971, Chiến dịch Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng 1972 và hàng chục trận đánh lớn nhỏ khác. Bao nhiêu năm chiến tranh là bấy nhiêu năm nhân dân các bộ tộc Lào đùm bọc bộ đội ta, che chở cán bộ ta. Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Lào, có khoảng 50 ngàn quân và dân các bộ tộc Lào hy sinh trong các nhiệm vụ hỗ trợ bộ đội Việt Nam.
     Chúng ta hỗ trợ Lào vì tại nước bạn, có tới cả trăm ngàn người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc, phát triển tại nước bạn. Chúng ta hỗ trợ nước bạn đúng theo tư tưởng “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, ổn định biên giới, theo đuổi chính sách hòa bình, phát triển.
     Chúng ta hỗ trợ Lào vì khẩu hiệu “Việt Nam - Hồ Chí Minh” được hô vang bởi người dân Lào tại SEA Games 2009. Vì thành viên của đội tuyển bóng đá Lào từng nói rằng: “Việt Nam như là quê hương của tôi vậy”. Mỗi lần có trận đấu, cổ động viên đến từ hai quốc gia dành những lời động viên nhau, kề vai sát cánh cùng nhau…
     Chúng ta hỗ trợ nước bạn vì những mối gắn kết đặc biệt trong quá khứ, mối quan hệ “súng bên súng, đầu sát bên đầu”, khi nước bạn chấp nhận cho chúng ta mượn “bờ vai” để dựa vào trong những năm tháng khốn khó… Chúng ta đã từng “có qua có lại” giúp đỡ người bạn Lào trong chiến tranh và tái thiết, nhưng đó chưa bao giờ là đủ mà giúp những người anh em thì chưa bao giờ là thừa.
     Trong cuộc đời mỗi người, có bao nhiêu người sẵn sàng vì ta mà hy sinh bản thân, không màng vụ lợi? Đối diện với kẻ địch hùng mạnh, có bao nhiêu quốc gia sẵn sàng "đồng cam cộng khổ", cùng chiến đấu, che chở, bao bọc chúng ta?
Hơn cả tình bạn, đó là tri kỷ!
Yêu nước ST.

CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC ĐANG BỊ XÂM PHẠM NHƯ THẾ NÀO?

     Bộ phim Băng Vũ Hỏa (Being A Hero - 冰雨火) có Trần Hiểu và Vương Nhất Bác đóng chính đang được rất đông cư dân mạng Trung Quốc và Việt Nam đón xem. Và cũng như biết bao bộ phim về đề tài các lực lượng chức năng, chấp pháp Trung Quốc, người ta nghi ngại rằng đây sẽ lại là một tác phẩm “nhồi nhét” đường lưỡi bò vào… Và dĩ nhiên, nghi ngại này là chính xác.
     Trên channel Youtube Youko, hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện tại phút 19 - 20 tập đầu, phút thứ 18 - 20 và 28 - 29 tại tập thứ 2. Bản đồ trong phim là bản đồ hành chính nằm ngang của Trung Quốc chỉ biểu thị tới qua đảo Hải Nam là hết. Còn phần lưỡi bò được chú thích ở góc bản đồ, có các vạch đứt biểu thị đường lưỡi bò và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Đội ngũ làm phim đã cố ý chọn cách góc quay để các cảnh phim có phần đảo Hải Nam và đường lưỡi bò. Đặc biệt là trong khung cảnh ở phút thứ 18:41 tại tập 2, có xuất hiện toàn bộ bản đồ hành chính Trung Quốc nằm ngang, góc dưới bên phải là đường lưỡi bò một cách rất rõ ràng (đã chú thích ở hình minh họa trong bài viết)...
     Bộ phim này được báo chí Việt Nam tung hô và quảng bá rầm rộ trong những ngày vừa qua. Theo công cụ thống kê của Google, đã có hơn 200 bài viết quảng bá bộ phim này xuất hiện trong 4 ngày vừa qua, có những bài báo đến từ các tờ báo, trang tin lớn nhất nước như Thanh Niên, Pháp Luật & Xã Hội, Kenh14, SaoStar…Các cụm từ liên quan đến bộ phim như “Băng Vũ Hỏa”, “Youko”, “Trần Hiểu”, “Vương Nhân Bác” thu được hàng chục ngàn tìm kiếm trên Google và Facebook trong hơn tuần vừa qua. Có vẻ như các báo đưa tin quá dễ dãi, việc biên tập và kiểm duyệt lỏng lẻo, vô trách nhiệm đang khiến cho bộ phim gây nguy hại cho chủ quyền Việt Nam được biết đến nhiều hơn. 
     Đó dường như là một nghịch lý, thay vì lên án điều sai trái thì họ dễ dãi cho qua! Liệu có công chuyện “ném bạc đâm toạc tờ giấy” xuất hiện hay không?
      Bên cạnh đó, một loạt các fanpage hoa ngữ, Cbiz và của người hâm mộ phim - diễn viên Trung Quốc cũng đưa tin quảng bá rầm rộ bộ phim này mặc cho nhiều người đã chỉ ra hàng loạt các cảnh quay đáng nghi xuất hiện bản đồ có chứa đường lưỡi bò của Trung Quốc. Và thậm chí khi những bằng chứng rõ ràng được tung ra, thì một trang ủng hộ diễn viên Vương Nhất Bác còn cho rằng “phim chiếu ở Việt Nam có khu vực đường lưỡi bò được làm mờ đi nên coi như không có” (?) Đúng là bộ phim được trình chiếu trên VieON đã “lách luật” bằng cách làm mờ đường lưỡi bò, nhưng trên Youtube, các web lậu lấy dữ liệu từ Trung Quốc vẫn xuất hiện hình ảnh đường lưỡi bò công khai và thu được lượt xem rất khủng - như trên 40 ngàn lượt xem tập đầu tiên chỉ sau 4 ngày trên channel Youko. Về bản chất, đây vẫn là một bộ phim có đường lưỡi bò, vẫn xuất hiện những hình ảnh xâm phạm chủ quyền Việt Nam, việc PR và quảng bá cho một bộ phim như thế này là lố bịch.
     Không biết bao giờ thì chúng ta mới đồng loạt bảo vệ chủ quyền từ những việc đơn giản như ngừng đưa tin, ngừng xem và ngừng nhắc đến những bộ phim, những tác phẩm kiểu như thế này. Không biết bao giờ chủ quyền dân tộc mới được đấu tranh một cách rõ ràng, cẩn trọng…
Đến bao giờ đây? 
Yêu nước ST.

BÙI TÍN: CON NGƯỜI CỦA SỰ PHẢN BỘI TỔ QUỐC!

         Ảnh phía dưới đây: Một sĩ quan với quân hàm Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam đứng tươi cười trước chiếc vòng cổ mang biểu tượng hòa bình của một người lính Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam.
     Người sĩ quan trong ảnh tên là Bùi Tín; Bùi Tín từng được biết đến với một quá khứ huy hoàng của gia đình và từ vị trí của chính mình từng là Phó Tổng biên tập của báo Nhân Dân, và từng là Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông ta là con của cụ Bùi Bằng Đoàn, từng là Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và từng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, ông trở thành người hoạt động chính trị về mặt báo chí. Sau đó gia nhập Việt Minh, nhập ngũ năm 18 tuổi, vừa cầm súng và nổi tiếng khi viết cho báo Quân đội Nhân dân với bút danh Thành Tín.
     Tuy nhiên, là người có tham vọng lớn và mắc bệnh thèm địa vị, trước biến cố của Liên Xô và các nước trong hệ thống XHCN vào cuối thập niên 90, vị đại tá này đã “tiên đoán” rằng chỉ vài tháng nữa, nước Việt Nam XHCN rồi cũng sẽ bị sụp đổ và nhanh chóng lên kế hoạch “chiêu hồi” với những mong sẽ quay trở lại với vị thế cao hơn. Tháng 9 năm 1990, Bùi Tín được cử sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L’Humanites (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp), do đã cấu kết với các tổ chức chống cộng từ trước, Bùi Tín trốn ở lại, rồi xin tỵ nạn chính trị tại Pháp, với lý do là để “đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền”. Và để bắt đầu con đường chống lại chế độ, phản lại dân tộc, ông ta đã trả lời phỏng vấn các đài quốc tế, viết bài, viết sách, nói chuyện… bằng mọi cách thức miễn là để chứng minh được với các quan thầy hải ngoại rằng ông ta là một tên vong nô số 1. Bùi Tín lớn tiếng xuyên tạc tình hình trong nước, đả phá cái chế độ mà mới ngày hôm qua đây thôi còn trọng dụng và nuôi dưỡng ông. Cực đoan hơn, ông ta còn xuyên tạc và bôi nhọ Bác Hồ - người đã hy sinh suốt cuộc đời vì dân, vì nước, cũng là người đã tạo điều kiện để Bùi Tín được phát triển. Bùi Tín cũng là tác giả nhiều cuốn sách xuyên tạc, bôi nhọ chế độ XHCN, như Hoa Xuyên Tuyết (1991), Mặt Thật (1995). Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Bùi Tín cũng lại trả lời phỏng vấn RFI bôi nhọ vị Đại tướng kính yêu của cả dân tộc chúng ta. Tuy nhiên, những hành vi chống phá này của Bùi Tín đã không làm thay đổi được thực tế về sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của đất nước, của nhân dân ta ngày nay.
     Ngày 11/8/2018 trên trang web phản động cho biết: "Bùi Tín vừa qua đời tại bệnh viện André Grégoire ở Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp, lúc 1 giờ 25 phút sáng (giờ địa phương), hưởng thọ 91 tuổi”. Vậy là một con người từng nhiều năm chống đối nhà nước, chống đối chế độ XHCN Việt Nam đã phải lìa bỏ cõi trần trong cô độc, trong sự ghẻ lạnh của nhân dân Việt Nam. Một cái kết buồn!
     Cũng thật đáng thương hại cho Bùi Tín. Khi về già, giống như bao người bình thường khác, Bùi Tín cũng đã nghĩ đến hậu sự của mình cũng mong muốn có một mái nhà bình yên, con cháu vui vầy khi về già và nhất là khi ốm đau được người thân chăm sóc, khi ra đi, linh hồn mình được thấy người thân đưa tiễn thương tiếc, khóc than và hơn hết được nằm ở đâu đó gần gũi với quê hương và được con cháu thỉnh thoảng đến viếng thăm. Tất cả những điều giản dị tưởng như tất yếu với những người bình thường thì với Bùi Tín đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Bởi ngay khi còn sống, người thân, gia đình, đồng đội, bè bạn đã chôn chặt ông ta với tấm bia miệng ghi rõ “sống nhục, chết càng nhục”.
     Cái kết cuối đời của Bùi Tín là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những ai đã và đang hành động chống lại quê hương, dân tộc phải suy xét nhiều hơn để hành động đúng hơn và sáng suốt hơn trong cuộc sống của chính bản thân mình./.
Yêu nước ST.

CHA ÔNG TA GIỮ NƯỚC: CÂU CHUYỆN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM" CỘT MỐC SỐ 5 Ở BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG"!

         Đây là cột mốc số 5 ở biên giới Việt Trung, cột này làm bằng đã xanh, Pháp và Mãn thanh dựng năm 1890 vị trí cách cầu Bắc Luân 1 bây giờ 30 mét, một mặt khắc chữ TQ một mặt khắc chữ Pháp.  
     Tôi và đơn vị bảo vệ cột mốc này mấy năm trời, canh giữ ngày đêm 24/7 không rời mắt lúc nào, thời kỳ đó TQ hay dùng văn bẩn, đêm bí mật cho người bê cột mốc vào sâu trong nội địa của ta để chôn, nếu ta không phát hiện kịp thời thì nó sẽ thành "sự kiện đã rồi" thế là họ lấn đất của mình thành công, chỉ huy xuống bảo tôi:
     - Anh mà để nó bê cột mốc lấn vào thì anh phải chịu trách nhiệm.
     Tôi bàn với các anh trong ban chỉ huy đại đội, quyết định đào một hầm chữ A ngay cạnh cột mốc có 1 tiểu đội ở đây ngày đêm canh giữ, vọng gác là cột mốc, lính ngồi gác dựa lưng vào cột mốc, với quyết tâm sắt đá.
     - Người còn cột mốc còn, người mất cột mốc vẫn phải còn, dù máu có nhuộm cột mốc, vẫn phải bảo vệ cột mốc.
     Thế là chúng tôi đã giữ được cột mốc cho đến ngày ta và TQ phân định biên giới, bây giờ cột mốc mới nặng hàng tấn làm bằng đá hoa cương bệ bằng bê tông cốt thép chôn sâu vào lòng đất, bây giờ là cột mốc số 1369.
     Cột mốc số 5 này đã làm xong vai trò lịch sử của mình, hiện nay nó được trưng bày trong Viện bảo tàng Quảng ninh, phục vụ khách thăm quan.
     Ngày đó những người lính chúng tôi sẵn sàng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên cương, máu có thể đổ thịt có thể nát, xương có thể tan nhưng chúng tôi sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc Việt Nam thân yêu./.

Yêu nước ST.

TINH THẦN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2 THÁNG 9 BẤT DIỆT!

HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 77 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 MỐC SON CHÓI LỌI TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM (19/8/1945 - 19/8/2022)
     Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược "Ngàn năm có một", dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đây là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
     Để ngày 02/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đồng thời trịnh trọng tuyên bố với thế giới.
     Cách mạng tháng 8 đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng GCCN và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH./.
Môi trường ST.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

 Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta xác định: Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó các lực lượng vũ trang đóng vai trò nòng cốt.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, V.I. Lê-nin cho rằng: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự vệ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là triết lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển đất nước theo tinh thần “nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” chính là quy luật của cách mạng Việt Nam. Nội dung của quy luật này gồm học thuyết giải phóng và học thuyết phát triển, trong đó chứa đựng cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân ta giành được chính quyền, trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Khi kẻ thù trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Người kêu gọi: “Tất cả quốc dân Việt Nam phải đứng dậy bảo vệ Tổ quốc”.

Hai tháng sau khi đồng bào miền Nam bước vào cuộc kháng chiến, ngày 25-11-1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”. Thực dân Pháp và các thế lực phản động đang âm mưu thôn tính nước ta, “cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng… Giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.

Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” đã thể hiện rõ tư tưởng trong khi đặt nhiệm vụ kháng chiến lên hàng đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời coi trọng nhiệm vụ xây dựng đất nước về mọi mặt; xây dựng chế độ mới phải đi đôi với bảo vệ chế độ mới; phải vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Kháng chiến để đánh bại thế lực đế quốc xâm lược, kiến quốc để xóa bỏ tàn dư chế độ cũ, phát triển đất nước, củng cố hậu phương vững chắc. Hai nhiệm vụ chiến lược này được kết hợp chặt chẽ trong suốt quá trình chiến tranh cách mạng. Bên cạnh đó, Chỉ thị đề ra những nhiệm vụ cụ thể về nội chính, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, chỉ rõ những nội dung về xây dựng Đảng, cải tổ Chính phủ, về kháng chiến ở miền Nam và đoàn kết với nhân dân các nước…

Để đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào tăng gia sản xuất, “thực túc, binh cường”. Người nhấn mạnh: “Vì cứu quốc, các chiến sĩ đấu tranh ở ngoài mặt trận, vì kiến quốc, nhà nông phấn đấu ngoài đồng ruộng. Chiến sĩ ra sức giữ gìn nước non. Nhà nông ra sức giúp đỡ chiến sĩ. Hai bên công việc khác nhau, nhưng thật ra là hợp tác. Cho nên hai bên đều có công với dân tộc, đều là anh hùng”.

Thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, quân và dân ta đã giải quyết cả ba nhiệm vụ diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm; không ngừng củng cố và tăng cường hệ thống chính trị nhằm thúc đẩy cả hai mặt xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhờ đó, vùng tự do được bảo vệ, vùng giải phóng ngày càng được mở rộng; từng bước xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ mới trong vùng ta kiểm soát, thực hiện được “thực túc, binh cường” và giải quyết vấn đề vũ khí, trang bị, kỹ thuật cho lực lượng vũ trang. Bên cạnh việc đánh và cướp vũ khí của địch, Chính phủ đã phát động nhân dân tự tạo, sắm sửa vũ khí, đồng thời xây dựng các công binh xưởng sản xuất, sửa chữa, cải tạo vũ khí. Đại hội II của Đảng (2-1951), với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương: Các mặt công tác chính trị, kinh tế, văn hóa đều nhằm mục đích làm cho quân sự thắng lợi, đồng thời đấu tranh quân sự phải kết hợp với đấu tranh chính trị, kinh tế.

Với tư tưởng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dựng nước và giữ nước trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới thắng lợi.

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì ở miền Nam, Mỹ - Diệm trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, đàn áp dã man những người cộng sản và đồng bào yêu nước. Trong báo cáo “Tình hình mới, nhiệm vụ mới” tại Hội nghị Trung ương 6, ngày 17-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ” và “chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước”. Đồng thời, Người chỉ rõ vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà: “Nền có vững, nhà mới chắc; gốc có mạnh, cây mới tốt. Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của toàn dân ta, cho nên chúng ta phải làm cho nó thật vững, thật mạnh”.

Khai mạc Đại hội lần thứ III của Đảng (năm 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà”. Đại hội xác định những nhiệm vụ của cách mạng ở hai miền Nam - Bắc. Nhiệm vụ của miền Bắc là xây dựng chủ nghĩa xã hội, thuộc chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của miền Nam là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thuộc chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Song cách mạng hai miền đều có mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Hai nhiệm vụ chiến lược nói trên có quan hệ mật thiết, thúc đẩy lẫn nhau. Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong đó có sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước. Đến đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng đã phát triển lên một trình độ mới, trở thành đường lối cách mạng của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng đã vận dụng và xử lý hài hòa quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện lịch sử cụ thể.

Thực hiện đường lối trên, miền Bắc thể hiện xuất sắc vai trò của mình, đó “vừa là căn cứ địa cách mạng của cả nước, vừa là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vừa là tiền tuyến trực tiếp chiến đấu ác liệt với máy bay và tàu chiến Mỹ” (11). Chỉ có lập trường kiên định chống xâm lược, có chế độ chính trị ưu việt, có cách tổ chức sản xuất và tổ chức đời sống xã hội tốt, miền Bắc mới có thể làm tròn nghĩa vụ với tiền tuyến lớn, làm tròn vai trò lịch sử của mình.

Đặc biệt, trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là việc giải quyết nhuần nhuyễn, sáng tạo quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Đó là, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta vừa giành được độc lập, chính quyền cách mạng còn non trẻ và kẻ thù đã đứng chân ngay trên đất nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta có miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam vẫn trong sự thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Như vậy, việc giải quyết mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc, xây dựng và bảo vệ đất nước có khác nhau.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh, trong 30 năm kháng chiến, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có mối quan hệ mật thiết, bền vững, thúc đẩy lẫn nhau. Có xây dựng được vùng tự do, cụ thể là xây dựng được miền Bắc vững mạnh mới có đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Ngược lại, có đánh bại được mọi âm mưu chiến lược của địch mới có thể bảo vệ vững chắc vùng tự do và hậu phương chiến lược, tiến tới giải phóng hoàn toàn Tổ quốc. Đây cũng là bài học quý báu trong thời bình. Chỉ có xây dựng đất nước giàu mạnh với chế độ tốt đẹp, chế độ xã hội chủ nghĩa, mới tạo ra được nguồn lực dồi dào cho sự nghiệp giữ nước. Và, chỉ có xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đủ sức đánh bại mọi kẻ thù thì mới giữ được hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng đất nước.

Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là tổng thể các công việc không tách rời nhau, rất khó khăn, phức tạp, hết sức to lớn, nặng nề, nhưng cũng rất vẻ vang. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Tư tưởng khoa học, cách mạng và nhân văn này của Người đã được Đảng ta vận dụng, phát triển sáng tạo trong tình hình mới.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) được xác định là mối quan hệ lớn cần giải quyết tốt trong thời kỳ quá độ. Xây dựng “nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái mới và cái cũ nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nội dung toàn diện cả trên phương diện lịch sử và chính trị - xã hội trong chỉnh thể thống nhất, “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bảo đảm quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên” của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân.

Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Về lĩnh vực chính trị, là xây dựng, bảo vệ đường lối chính trị, hệ tư tưởng của Đảng ta, bảo vệ Cương lĩnh, xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa…

Về lĩnh vực kinh tế, là xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những cơ sở vật chất kỹ thuật kinh tế trọng yếu của đất nước, đấu tranh giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh.

Về lĩnh vực văn hóa, là xây dựng, bảo vệ nền văn hóa xã hội chủ nghĩa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng giá trị chuẩn mực của văn hóa xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống lại tư tưởng, quan điểm phản giá trị văn hóa, nhất là những tàn dư của văn hóa phong kiến lạc hậu, sự thâm nhập của cái gọi là “giá trị văn hóa phương Tây”.

Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, là xây dựng, bảo vệ tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng và bảo vệ các lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân và công an nhân dân, xây dựng và bảo vệ nền ngoại giao Việt Nam...

Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thể hiện ở tất cả các cấp, các ngành, trên quy mô toàn quốc cũng như trên từng địa phương, cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp, trong nhận thức cũng như trong tổ chức hoạt động thực tiễn. Đảng, Nhà nước, nhân dân và cả hệ thống chính trị là chủ thể nhận thức và giải quyết mối quan hệ này trong thực tiễn, thể hiện ở việc đề xuất giải pháp, biện pháp, phương thức xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách kết hợp giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn nhận thức rõ và giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là phòng ngừa mà trước hết phải chăm lo xây dựng đất nước mạnh lên về mọi mặt, nhất là phải khắc phục được nguy cơ tụt hậu về kinh tế; đi đôi với đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu, nạn tham nhũng, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Thành tựu to lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là chúng ta giữ vững và kiên trì, kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, lợi ích quốc gia - dân tộc, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và kiên định xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ; tạo lập và củng cố môi trường quốc tế thuận lợi, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập sâu rộng quốc tế; củng cố và tăng cường nội lực, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Nhận thức về quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội có bước tiến mới; trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, luôn quan tâm và chú trọng đến nhiệm vụ quốc phòng; nâng cao khả năng huy động các nguồn lực kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân từng bước chính quy, hiện đại, nâng cao khả năng dự báo chiến lược, ngăn chặn, loại trừ nguy cơ chiến tranh và chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng các phương án bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống; hình thành thế chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được triển khai rộng khắp, chặt chẽ và liên hoàn, củng cố được “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc… Những thành tựu cơ bản đó đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối cách mạng của Đảng ta, đồng thời khẳng định tiềm năng và sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, quá trình giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữa bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có lúc, có nơi vẫn còn có biểu hiện tách rời hai mặt hoặc tuyệt đối hóa chỉ một mặt của nhiệm vụ này hoặc coi bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của riêng lực lượng vũ trang, của quân đội và công an. Ý thức về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa cao. Thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế có lúc, có nơi còn làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, nhất là đối với yêu cầu xây dựng cơ sở xã hội và thế bố trí chiến lược quốc phòng, xây dựng thế trận của nền quốc phòng toàn dân. Việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, còn nhiều bất cập và hạn chế. Sự phối hợp hoạt động giữa quốc phòng và an ninh trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xử lý các tình huống cụ thể có lúc, có nơi thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ; chưa gắn chặt giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với chiến lược quốc phòng, an ninh, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp cao...

Quá trình nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cần phải tổng kết, phát triển cả về lý luận và thực tiễn. Cần tăng cường quán triệt, tuyên truyền, giáo dục nhận thức về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh nghiên cứu, tổng kết, phát triển lý luận, đúc kết và vận dụng các bài học kinh nghiệm giải quyết nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Nhận thức và giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, bất cập, khó khăn cản trở việc tăng cường mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường giáo dục, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; giáo dục lòng yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức và giải quyết mối quan hệ này không chỉ thể hiện trong quan điểm, chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô, mà còn phải trở thành nhận thức thường trực trong mỗi tổ chức, mỗi người dân, với niềm tin, trách nhiệm, ý chí quyết tâm hành động, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.

Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những biến động lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột về lợi ích dẫn đến bất ổn về an ninh đối với nhiều quốc gia. Ở trong nước, mặc dù “thế và lực, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, song vẫn còn nhiều “khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Các nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn. Trước tình hình đó, càng cần kết hợp tốt mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

Giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải đặt ra trong tổng thể và không thể tách rời các mối quan hệ lớn khác. Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ rõ: “Trong nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi trong đường lối đổi mới của Đảng, cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn, trong đó có mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (16). Đây là vấn đề rất quan trọng, vừa là kết quả kinh nghiệm của hơn 35 năm đổi mới, vừa là phương hướng cơ bản cần thực hiện trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển bền vững trong xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Để giải quyết tốt mối quan hệ này, một trong những vấn đề đặt ra là xây dựng cơ chế phù hợp để các ngành, các cấp, mọi tổ chức và lực lượng thực hiện có hiệu quả việc kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và ngược lại để sự phát triển bền vững đáp ứng được nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường… Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quân sự, chiến lược quốc phòng, chiến lược an ninh và các chiến lược chuyên ngành khác nhằm bảo vệ đất nước; chủ động nhận diện các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây đột biến; giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Xác định rõ một số tình huống quân sự, quốc phòng, dự kiến các tình huống có thể xảy ra, phù hợp với thực tiễn, đủ cơ sở để xác định quyết tâm, chủ động phòng ngừa, không để bị động, bất ngờ về chiến lược và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân là đường lối đúng đắn và khoa học trong thời bình, sẵn sàng chuyển hóa thành lực lượng, thế trận chiến tranh nhân dân, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, kể cả chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao.

Giữ vững độc lập, chủ quyền về quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập quốc tế. Độc lập, tự chủ về quốc phòng, an ninh là khả năng tự quyết định những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh; là năng lực tự bảo vệ của đất nước trước các hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, các quyền, lợi ích quốc gia, khả năng chống lại sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của đất nước. Quá trình hội nhập quốc tế là quá trình tham gia và mở rộng các mối liên kết quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, có nhiều cơ hội và thách thức đối với độc lập, tự chủ của đất nước trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Hội nhập quốc tế và độc lập, tự chủ về quốc phòng, an ninh có mối quan hệ biện chứng; là tiền đề cơ sở của nhau, tác động thúc đẩy nhau phát triển. Trong đó, hội nhập quốc tế tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề vật chất cho tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc. Độc lập, tự chủ về quốc phòng, an ninh sẽ thúc đẩy hội nhập quốc tế đi đúng hướng, sâu rộng và đạt hiệu quả cao. Do đó, cần tỉnh táo, kiên định với những vấn đề mang tính nguyên tắc, nhưng khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử, xử lý các mối quan hệ, xác định rõ và luôn kiên định lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu cao nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, mọi vấn đề liên quan đến quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế phải được soi chiếu từ lợi ích quốc gia - dân tộc. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc là giá trị cốt lõi trong quan hệ quốc tế.

Chủ động phòng, chống một cách hiệu quả, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng hội nhập quốc tế để chống phá ta của các thế lực thù địch; nâng cao năng lực dự báo tình hình quốc tế, khu vực, giữ vững độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế. Cần nhận thức và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa đối tác và đối tượng, giữa hợp tác và đấu tranh trong từng tình huống cụ thể để có những ứng phó phù hợp, góp phần triển khai hiệu quả nhiệm vụ hội nhập quốc tế và đối ngoại quân sự, quốc phòng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.

Chúng ta phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn, mẫu mực trong suốt cả cuộc đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta hôm nay và mãi mãi cho con cháu mai sau tấm gương sáng ngời qua muôn vàn mẩu chuyện nêu gương. Toàn Đảng và toàn dân ta đã và đang ra sức học tập và làm theo tấm gương của Bác. Gương tốt của Bác chúng ta không thể nào kể hết, chúng ta chỉ có thể lấy một vài câu chuyên kể về sự nêu gương của Bác để làm bài học trong một lĩnh vực cụ thể, bài viết này xin nêu lên một vài câu chuyện để chúng ta nghiên cứu, học tập, làm theo. Trước hết, nói thêm một chút ý về tư tưởng của Bác về nêu gương, nói về nêu gương, Bác Hồ đưa ra hình tượng nêu gương hết sức mộc mạc, dễ hiểu, Bác cho rằng: trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ "cộng sản" mà ta được mọi người yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước để mọi người bắt chước. Tự mình phải gương mẫu thực hiện nêu gương trước mới giúp người khác làm theo, bản thân mình không gương mẫu thì không thể nói ai được. Trích lược một vài câu chuyện ngắn về sự nêu gương của Bác mà chúng ta ai cũng đã ít nhất một lần nghe qua: “Năm 1945, khi vừa giành được độc lập, đứng trước nạn đói đang hoành hành, Bác kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng một hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người bị đói và chính Bác đã làm gương thực hiện trước và thực hiện nghiêm túc, dù sức khỏe của Bác lúc bấy giò đang giảm sút do vừa trải qua một trận ốm nặng. Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đến thăm một ngôi chùa, vị sư chủ trì ra đón và xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa, Bác không đồng ý và cởi dép ra để ở ngoài đúng như quy định đối với khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường về, xe Bác đi đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí Công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi, Bác hiểu ý nên ngăn lại và nói: “ Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình”. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của Bác cũng rất giản dị và rất tiết kiệm. Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, phô trương hình thức. Là Chủ tịch nước nhưng Bác cũng chỉ có vài bộ quần áo đơn sơ, giản dị, anh em phục vụ muốn đề nghị may mới cho Bác, nhưng Bác không cho và nói: “Hiện nay đồng bào ta còn thiếu quần, áo mặc. Bác có hai bộ là đủ dùng rồi”. Bác dùng đôi tất rách đã vá lại mấy lần, Bác cũng không dùng tất mới, áo Bác rách có nhiều khi phải vá vai, rồi lộn cổ vá đi vá lại, Bác mới cho thay, Bác nói: “Cái gì còn dùng được nên dùng, bỏ đi không nên”. Có lần một đồng chí cán bộ gần Bác đã mạnh dạn thưa thật với Bác rằng: Bác là Chủ tịch nước, Bác mặc áo sờn vá như thế thì không phù hợp lắm. Bác nói: “Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy! Đừng bỏ cái phúc ấy đi”. Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà lối sống của Người là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực đức độ làm chuẩn mực; lấy trong sạch thanh cao làm nguồn vui; lấy gắn bó con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận; lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và là hạnh phúc của mình. Tư tưởng và tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn với một cuộc sống mẫu mực trong suốt cả cuộc đời.

Chống tệ nạn tham ô, lãng phí qua mẩu chuyện “Tài sản của dân sao tìm cách đút túi” của Bác Hồ

Ngay từ những ngày đầu giành độc lập cho đến sau này, Bác Hồ luôn chú ý đến việc giáo dục cho cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Bác là người lãnh đạo Nhà nước Việt Nam dân chủ đầu tiên đề cập đến việc chống các bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí mà ngày nay chúng ta gọi là tham nhũng. Bác để lại cho chúng ta nhiều bài học triết lý, sâu sắc từ sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người đến những sinh hoạt thường ngày mà trong đó bài học về việc chống tệ nạn tham ô, lãng phí qua mẩu chuyện “Tài sản của dân sao tìm cách đút túi” được trích trong sách Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ do Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội phát hành năm 2006 cũng có ý nghĩa không nhỏ. Câu chuyện kể rằng: “Có một lần Bác đến thăm và nói chuyện tại buổi lễ tổng kết lớp học chính trị của bộ đội. Vừa bước lên bục, Bác lấy ra một cuốn sổ nhỏ, rồi thong thả đọc rõ những số liệu mà Bác đã tìm hiểu được của nhà trường. Sau khi đọc xong, Bác hỏi: - Các chú xem, ở đây chỉ có chừng này cán bộ mà đã lãng phí, tham ô như vậy. Thử hỏi nếu cán bộ trong toàn quân mà cũng phạm khuyết điểm như các chú thì thiệt hại cho Nhà nước, cho nhân dân biết bao nhiêu? - Dừng lại một lát, như để cho mọi người suy nghĩ, Bác hỏi tiếp: Ở đây những chú nào có vợ rồi, giơ tay? - Có đến một nửa số học viên giơ tay. Bác lại hỏi tiếp: Những chú nào có con rồi? - Lần này có khoảng một phần ba giơ tay. Bỗng Bác chỉ một đồng chí cả hai lần đều giơ tay và nói: Bác hỏi thật chú, chú có bao giờ ăn bớt phần cơm của vợ con chú không? - Đồng chí cán bộ nọ đứng lên cảm động thưa: Dạ, thưa Bác, không ạ! Không khí hội trường lắng xuống. Bác nhìn cả lớp rồi nói, giọng không vui: Thế thì tại sao có một số cán bộ thấy tài sản của nhân dân, tiêu chuẩn của chiến sĩ, hễ sểnh ra một chút là tìm cách đút túi”. Từ mẩu chuyện trên cho thấy Bác Hồ là tấm gương đạo đức trong sáng về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, cả cuộc đời Người vì nước vì dân. Người rất ghét những hành động tham ô, lãng phí, nhũng nhiễu nhân dân, lấy của công làm của tư, dù đó là ai, ở cấp nào. Vì vậy, học tập theo Bác thì mỗi Đảng viên cần chủ động nâng cao trình độ chuyên môn và thể hiện sự quyết liệt, quyết tâm, quyết làm, quyết hành động trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cần nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, luôn là người đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi Đảng viên không phải chỉ trong một ngày, một tháng hay một năm, mà nó phải được tu dưỡng, rèn luyện trong suốt cả cuộc đời./.