Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

Chúng ta phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn, mẫu mực trong suốt cả cuộc đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta hôm nay và mãi mãi cho con cháu mai sau tấm gương sáng ngời qua muôn vàn mẩu chuyện nêu gương. Toàn Đảng và toàn dân ta đã và đang ra sức học tập và làm theo tấm gương của Bác. Gương tốt của Bác chúng ta không thể nào kể hết, chúng ta chỉ có thể lấy một vài câu chuyên kể về sự nêu gương của Bác để làm bài học trong một lĩnh vực cụ thể, bài viết này xin nêu lên một vài câu chuyện để chúng ta nghiên cứu, học tập, làm theo. Trước hết, nói thêm một chút ý về tư tưởng của Bác về nêu gương, nói về nêu gương, Bác Hồ đưa ra hình tượng nêu gương hết sức mộc mạc, dễ hiểu, Bác cho rằng: trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ "cộng sản" mà ta được mọi người yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước để mọi người bắt chước. Tự mình phải gương mẫu thực hiện nêu gương trước mới giúp người khác làm theo, bản thân mình không gương mẫu thì không thể nói ai được. Trích lược một vài câu chuyện ngắn về sự nêu gương của Bác mà chúng ta ai cũng đã ít nhất một lần nghe qua: “Năm 1945, khi vừa giành được độc lập, đứng trước nạn đói đang hoành hành, Bác kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng một hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người bị đói và chính Bác đã làm gương thực hiện trước và thực hiện nghiêm túc, dù sức khỏe của Bác lúc bấy giò đang giảm sút do vừa trải qua một trận ốm nặng. Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đến thăm một ngôi chùa, vị sư chủ trì ra đón và xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa, Bác không đồng ý và cởi dép ra để ở ngoài đúng như quy định đối với khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường về, xe Bác đi đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí Công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi, Bác hiểu ý nên ngăn lại và nói: “ Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình”. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của Bác cũng rất giản dị và rất tiết kiệm. Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, phô trương hình thức. Là Chủ tịch nước nhưng Bác cũng chỉ có vài bộ quần áo đơn sơ, giản dị, anh em phục vụ muốn đề nghị may mới cho Bác, nhưng Bác không cho và nói: “Hiện nay đồng bào ta còn thiếu quần, áo mặc. Bác có hai bộ là đủ dùng rồi”. Bác dùng đôi tất rách đã vá lại mấy lần, Bác cũng không dùng tất mới, áo Bác rách có nhiều khi phải vá vai, rồi lộn cổ vá đi vá lại, Bác mới cho thay, Bác nói: “Cái gì còn dùng được nên dùng, bỏ đi không nên”. Có lần một đồng chí cán bộ gần Bác đã mạnh dạn thưa thật với Bác rằng: Bác là Chủ tịch nước, Bác mặc áo sờn vá như thế thì không phù hợp lắm. Bác nói: “Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy! Đừng bỏ cái phúc ấy đi”. Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà lối sống của Người là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực đức độ làm chuẩn mực; lấy trong sạch thanh cao làm nguồn vui; lấy gắn bó con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận; lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và là hạnh phúc của mình. Tư tưởng và tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn với một cuộc sống mẫu mực trong suốt cả cuộc đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét