Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

KHÔNG ĐỂ TÁI DIỄN ÂM MƯU THÀNH LẬP "NHÀ NƯỚC RIÊNG" Ở ĐIỆN BIÊN

 


Kết hp gia tuyên truyn vn động và x lý nghiêm các đối tượng cm đầu, đến nay Công an tnh Đin Biên đã làm tan rã 3 t chc phn động tuyên truyn thành lp "Nhà nước riêng" ca người Mông.

Nm v trí chiến lược v an ninh quc phòng phía Tây Bc ca T quc, tnh Đin Biên có hơn 30% dân s là người dân tc Mông. Năm 2011, ti bn Hui Khon, xã Nm Kè, huyn Mường Nhé đã xy ra s kin t tp hơn 7.000 người đòi thành lp “Nhà nước riêng” ca người Mông. Nh s vào cuc quyết lit ca các cp chính quyn và Công an tnh Đin Biên, đến nay phn ln người dân đã hiu được ch trương đúng đắn ca Đảng và Nhà nước, không còn tin theo nhng lun điu xuyên tc, di trá. Tuy nhiên mt s bn vùng sâu, vùng xa vn còn tim n nhiu phc tp liên quan đến các hot động tuyên truyn ly khai t tr.

Theo Công an tnh Đin Biên, nhng năm qua, li dng vn đề dân tc, tôn giáo, các thế lc thù địch, t chc người Mông lưu vong đã kích động tư tưởng ly khai t tr trong đồng bào các dân tc. Th đon ca các đối tượng này rt đa dng nhưng ch yếu da vào tuyên truyn di trá, nhng li ha hão huyn v “Vua Mông”.

Trao đổi vi VOV.VN, Trung tá Hoàng Hà, Đội trưởng An ninh dân tc, Phòng An ninh ni địa PA02, Công an tnh Đin Biên cho biết: “V phương thc th đon, các đối tượng trit để li dng không gian mng để tuyên truyn, lôi kéo người dân trên địa bàn. Th hai là li dng tâm lý v dân tc, s thiếu hiu biết ca người dân để lôi kéo. Đặc bit, các đối tượng còn li dng các yếu t v thn quyn giáo lý, nim tin tôn giáo để tuyên truyn gian di, tp hp lc lượng. C th như: Ti đây Chúa tái lâm v để cu vt người Mông. Đin hình là v tp trung đông người bn Hui Khon, t tp hơn 7.000 người đểđón Vua” xy ra vào năm 2011”.

Cũng theo Trung tá Hoàng Hà, các đối tượng dàn dng kch bn “đón Vua” mt cách rt huyn hoc. Chúng tuyên truyn người Mông c đến qu núi bn Hui Khon, nếu thy đám mây t trên tri sà vào ai thì người đó được chn làm “Vua”. Người Mông đi theo “Vua” thì không cn làm mà vn có rượu tht ăn. Ch vi vin cnh ngây thơ, vô căn c như vy nhưng năm 2011 đã có hơn 7.000 người, ch yếu là người Mông ti Đin Biên và t các tnh Lai Châu, Sơn La, Cao Bng, Gia Lai, Đắk Lk… t tp ti Hui Khon. “Vua” thì chng thy đâu nhưng ch thy đói rét, thiếu thn ba vây đoàn người này. Sau đó là hàng lot đối tượng đã b lc lượng chc năng x lý.

Kết hp gia tuyên truyn vn động và x lý nghiêm các đối tượng cm đầu, các cp chính quyn và Công an tnh Đin Biên đến nay đã cơ bn cng c, chuyn hóa địa bàn b nh hưởng bi lun điu tuyên truyn thành lp “Nhà nước riêng”. Mt s địa bàn còn tim n phc tp liên quan đến hot động này nhưng mc độ nh hưởng không ln.

Qua quá trình đấu tranh, lc lượng chc năng đã làm tan rã 3 t chc phn động, bt và x lý 107 đối tượng cm đầu, ct cán; kim đim, răn đe giáo dc 158 đối tượng; tuyên truyn vn động, cm hóa 683 đối tượng. Ngoài ra còn 15 đối tượng đang b truy nã trên địa bàn. Hin Công an tnh Đin Biên v cơ bn đã kim chế hot động tuyên truyn, tác động lôi kéo t ngoài vào, qun lý cht ch để ngăn các đối tượng tái hot động tr li.

Bên cnh vic x lý nhóm đối tượng cm đầu, các cp chính quyn và lc lượng chc năng cũng có nhng bin pháp h tr người dân, đặc bit là người dân tc để h n định cuc sng, tp trung làm ăn phát trin kinh tế và không nghe theo nhng li xúi gic huyn hoc t các đối tượng phn động.

Trung tá Giàng A Minh, Phó trưởng phòng An ninh ni địa PA02 – Công an tnh Đin Biên cho biết: “Lc lượng chc năng tham mưu vi các cp chính quyn, tăng cường trin khai các đề án, chương trình mc tiêu quc gia v phát trin kinh tế. H tr cây ging, con ging, h tr làm nhà cho các trường hp b lm l tr v địa phương để tr thành công dân tt. Đặc bit là h tr hơn 1.000 ngôi nhà cho người dân nghèo ca B Công an. Đến nay các ngôi nhà đã trin khai xong và người dân vào được mt thi gian”.

Chương trình hơn 1.000 ngôi nhà mơ ước cho người dân nghèo ca B Công an trin khai ti Đin Biên có s tham gia ca các đơn v Công an tnh, Trung đoàn Cnh sát cơ động Tây Bc (B Công an), B Ch huy quân s tnh và các nhà tài tr đã trin khai và hoàn thin nhà cho 380 h. Ngoài ra h tr 650 h t thi công, mang li mái m cho hàng nghìn người dân vùng sâu, vùng xa, có hoàn cnh khó khăn, giúp h yên tâm n định cuc sng, phát trin kinh tế.

BT

ĐỒNG BỌN “LÊN ĐỒNG” ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO NGUYỄN THÚY HẠNH

 


Sáng ngày 26/02/2024, trên các trang mạng xã hội của các nhà “dân chủ” như “Việt Tân”, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Đình Thục, Huỳnh Ngọc Chênh… có đăng tải về cái gọi là bản kiến nghị về việc “Yêu cầu trả tự do cho bà Nguyễn Thuý Hạnh chữa bệnh u.ng th.ư”. Bản kiến nghị này được chúng chia sẻ trên các diễn đàn với danh nghĩa là đã được 3 Tổ chức mang danh nghĩa là XHDS và 37 các nhân “dân chủ” ký tên và gửi cho ông Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Việc kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Thuý Hạnh là điều đã được các cá nhân, tổ chức đội lốt dân chủ đăng tải sau khi Nguyễn Thuý Hạnh phát hiện bi bệnh un.g t.hư cổ tư cung giai đoạn giữa vào ngày 15/01/2024. Vậy nhưng khi nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung chưa được các cơ quan chuyên môn đưa ra thì trên các diễn đàn mạng của các nhà “dân chủ” hay bản kiến nghị trên lại “lập lờ đánh lận” khi cho rằng nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của Nguyễn Thuý Hạnh là do “bị giam giữ quá lâu trong môi trường sống độc hại trong trại tạm giam” hay “bị đưa vào người những thức ăn và nước uống dơ bẩn, độc hại”…

Đây rõ ràng là luận điệu vu cáo, xuyên tạc sai sự thật của những kẻ đội lốt “dân chủ” về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh hiểm nghèo của Nguyễn Thuý Hạnh. Cá nhân hay tổ chức nào đăng tải những thông tin theo kiểu lập lờ đánh lận, xuyên tạc sai sự thật cần được lực lượng chức năng vào cuộc để xử lý nghiêm minh. Mà kể ra cũng nực cười khi họ lại đổ lỗi cho việc do ăn, uống trong trại giam mà lại dẫn đến bị bệnh u.ng t.hư cổ tử cung. Mấy bệnh của chị em của Nguyễn Thuý Hạnh lẽ ra phải hỏi Huỳnh Ngọc Chênh mới đúng chứ nhể?

 



Sự xuyên tạc, kích động thâm hiểm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển

Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã trắng trợn xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta có liên quan về vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Họ vu cáo rằng, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta “không kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển”, “lúc nào cũng chỉ muốn đối thoại, đàm phán hòa bình nên để nước ngoài lấn tới...”; "không đủ năng lực và không đủ quyết tâm để bảo vệ chủ quyền biển, đảo”...

Từ đây, các đối tượng ra sức xuyên tạc sự thật về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước có biển trong khu vực Biển Đông; tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tâm lý bài nước này, thân nước kia; kích động sự chống đối Đảng, Nhà nước; hạ thấp vị thế, vai trò, sức mạnh của Quân đội; phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ kêu gọi Đảng, Nhà nước ta phải từ bỏ chính sách đối ngoại quốc phòng “4 không”, đòi Đảng ta “thực hiện liên minh quân sự” để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển...

Có thể thấy, những luận điệu trên hoàn toàn là sự xuyên tạc trắng trợn, kích động với dụng ý phá hoại. Sự thật là nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc luôn được Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đặc biệt coi trọng, đang được tiến hành một cách đồng bộ, bài bản, kiên quyết, kiên trì, kiên cường và khôn khéo.

Thứ nhất, đường lối, chính sách, các chiến lược, kế hoạch... phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay đều khẳng định rất rõ ràng, biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; lợi ích quốc gia trên biển là vấn đề trọng yếu, thường xuyên và lâu dài của Việt Nam. Ngay từ thời điểm đang phải dồn toàn lực để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dù khó khăn trăm bề, Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã kịp thời đưa lực lượng, phương tiện đi giải phóng các đảo từ tay chế độ cũ, thể hiện tầm nhìn trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.

Trong suốt những năm qua, Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tất cả lợi ích hợp pháp, chính đáng trên biển Việt Nam đã được luật pháp quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định. Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã nhiều lần phát ngôn công khai, khẳng định rõ lập trường, quan điểm nêu trên.

Hệ thống quan điểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Điều đó được thể hiện rõ qua các văn kiện của mỗi kỳ đại hội Đảng. Gần đây nhất, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề trên biển hiện nay.

Thứ hai, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta luôn ưu tiên dành mọi nguồn lực tốt nhất cho nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển, đảo; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh tại địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân yên tâm bám biển, làm giàu từ biển. Nhiều ngành kinh tế biển được chú trọng như khai thác dầu khí, vận tải biển, điện gió ngoài khơi, du lịch biển, đảo, phát triển kinh tế các đảo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học... Tất cả hoạt động kinh tế biển đó thể hiện tính chất của nền quốc phòng toàn dân, thực hiện sách lược gắn kinh tế với quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”.

Thứ ba, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

Đảng, Nhà nước ta thực hiện triết lý “Ngoại giao cây tre” mà bản chất là mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt. Mục tiêu lớn nhất là tránh được xung đột, không để xảy ra chiến tranh, giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng đồng thời bảo vệ được lợi ích quốc gia-dân tộc với quyết tâm cao nhất. Chúng ta biết nhu, biết cương, biết thời thế, biết thực lực, biết mình, biết người, biết tiến, biết lui đúng lúc, hợp thời. Đó cũng là thực hiện triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Lạt mềm buộc chặt” mà ông cha ta đã đúc rút từ các bài học đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Chúng ta xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của nước ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng ta không đi với nước này để chống lại nước kia; không thụ động chịu tác động hay sự lôi kéo của bất cứ nước nào, nhất là tránh việc trở thành con bài trong tay các nước lớn.

Thứ tư, Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển và lực lượng kiểm ngư vững mạnh, với trang bị, phương tiện ngày càng đồng bộ, hiện đại đủ sức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các lực lượng nêu trên luôn có tinh thần, quyết tâm cao, kiên quyết, kiên trì, kiên cường thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, không có chuyện “không kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển”... như kẻ xấu xuyên tạc, vu cáo.

Thứ năm, Đảng, Nhà nước quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Công tác tuyên truyền đã thông tin kịp thời, minh bạch, chính xác để người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế hiểu cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và sự quản lý thực tế của Việt Nam trên các vùng biển, đảo ở Biển Đông; hiểu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề chủ quyền trên Biển Đông; từ đó, xây dựng niềm tin, ý chí quyết tâm, tạo đồng thuận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Do đó, những luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo rõ ràng là xuất phát từ những mưu đồ đen tối, âm mưu kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới, cần phải được nhận diện, lên án, đấu tranh kịp thời.                                BT

CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ VIỆC PHÁT HÀNH BỘ PHIM "ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO"

 




“Đào, phở và piano” là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại sử thi - tình cảm ra mắt vào ngày 10 tháng 2 năm 2024 (tức mùng 1 Tết Nguyên Đán) do Phi Tiến Sơn làm đạo diễn. Tác phẩm có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm NSƯT Trần Lực, NSND Trung Hiếu, Doãn Quốc Đam, Tuấn Hưng, Nguyệt Hằng, Anh Tuấn...

Bộ phim tái hiện lại không khí trong 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 trong trận chiến bảo vệ Thủ đô. Trong những ngày khói lửa ấy, tinh thần, cốt cách của người Hà Nội xưa vẫn được khắc họa rõ nét. Đó là mối tình mãnh liệt của anh tự vệ (Doãn Quốc Đam) với cô tiểu thư Hà thành (Cao Thùy Linh), là người họa sĩ già với ước mơ vẽ một bức tranh để đời, là vợ chồng người bán phở trong hoàn cảnh nguy nan vẫn mong làm được một bát phở đúng vị...

Mấy ngày gần đây, bộ phim “Đào, phở và piano” bỗng gây sốt tới mức nhiều khán giả không mua được vé, hệ thống đặt vé của Trung tâm chiếu phim Quốc gia bị tê liệt và phía Trung tâm đã phải liên tục tăng suất chiếu.

Trước nhu cầu thưởng thức phim ngày càng tăng, Cục Điện ảnh đã có đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phát hành “Đào, phở và piano” trên toàn quốc.

Thế nhưng, mới đây Việt Tân đã đăng tải một bài viết liên quan đến việc phát hành bộ phim “Đào, phở và piano” với lời lẽ hết sức phản động: “Cục trưởng Cục Điện ảnh muốn phát hành phim “Đào, phở và piano” trên toàn quốc và ưu tiên khung giờ vàng. Lý do chính là vì: doanh thu phải nộp 100% vào ngân sách Nhà nước. Mà vào ngân sách có nghĩa là vào túi quan. Khôn như thế quê tôi đầy!”. Đây là một luận điệu xuyên tạc, chống phá hết sức manh động nền điện ảnh nước ta, cần phải loại bỏ.

Có thể nói, việc Đào, phở và piano gây sốt là bước ngoặt lớn cho dòng phim lịch sử. Phim vốn là tác phẩm do nhà nước đặt hàng, không nhằm mục đích thương mại. Không giống với những tác phẩm điện ảnh khác, phim không truyền thông rộng rãi, thậm chí còn không có cả trailer.

Việc Đào, phở và piano gây cơn sốt phòng vé cũng là minh chứng rõ ràng cho việc người trẻ không lãng quên lịch sử. Họ vẫn miệt mài tìm kiếm những mảnh ghép để hoàn thiện bức tranh đầy bi tráng và hào hùng mà lớp lớp cha ông đã tạo dựng.

Một việc quá rõ ràng là xuất phát từ nhu cầu của khán giả đối với bộ phim nên Cục Điện ảnh mới có đề xuất, thế nhưng Việt Tân lại đưa ra những lời lẽ đầy phản động, với mục đích chống phá nền điện ảnh nước ta, phủ nhận lịch sử hào hùng của dân tộc. Mỗi chúng ta cần phải trân trọng những giá trị lịch sử truyền thống tốt đẹp, nâng cao tinh thần cảnh giác, loại bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của Việt Tân.

                                                                                                                                                  BT

VIỆT TÂN XUYÊN TẠC VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

 


Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân. Mọi công dân Việt Nam trong độ tuổi, có đủ tiêu chuẩn đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Điều này xuất phát từ truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tuổi trẻ luôn là lực lượng xung kích trên tuyến đầu chống giặc. Đặc biệt, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, lớp lớp thanh niên với khát vọng tự do đã tình nguyện lên đường nhập ngũ.

Thế nhưng, trái ngược với niềm tự hào và hãnh diện của hàng nghìn thanh niên Việt Nam đang háo hức lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của người công dân thì các thế lực phản động lại tìm mọi cách để chống phá. Chúng lợi dụng hình ảnh một thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ đang cho con bú bình sữa để xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ của công dân, qua đó bôi nhọ, nói xấu Đảng, khi cho rằng việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là lãng phí "Vào đơn vị lãng phí những hai năm"??

Bên cạnh đó, chúng còn xuyên tạc hình ảnh đẹp của bộ đội trong tăng giá, sản xuất; lấy những hình ảnh, hành động, phát sinh trong sinh hoạt để làm xấu, bôi nhọ hình ảnh của Quân đội Việt Nam.

Đây là một nội dung không mới, bởi chống phá Quân đội là một trong những mục tiêu hàng đầu của chúng. Việc lợi dụng hình ảnh tân binh đang cho con bú bình để chống phá Đảng, Quân đội là một hành động hèn hạ của phản động Việt Tân.

Vì vậy, chúng ta cần hết sức tỉnh táo và nhận rõ bản chất âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động Việt Tân khi lợi dụng một số vụ việc đơn lẽ phát sinh trong Quân đội để chống phá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự./.

                                                                                                                                                               BT

Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

 

TÁC ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ  NGA  VỚI  CÁC NƯỚC ASEAN
TỪ  XUNG ĐỘT QUÂN SỰ NGA-UKRAINE 

Xung đột quân sự Nga - Ukraine đã và đang tác động nhiều mặt đối với Đông Nam Á với tư cách là một khu vực địa lý và ASEAN với tư cách là một tổ chức. Đặc biệt, xung đột quân sự Nga - Ukraine đang tác động đến hợp tác quân sự ASEAN – Nga, thể hiện:

Hiện nay, Nga là một đối tác hợp tác quân sự quan trọng của ASEAN, nhất là trong lĩnh vực mua sắm vũ khí, trang bị. Khi làn sóng dịch Covid-19 thứ hai bùng phát ở Đông Nam Á, Nga là một trong những nước đầu tiên cung cấp vaccine phòng dịch cho các nước ASEAN như Việt Nam và Philippin. Tháng 12/2021, Hải quân Nga và hải quân các nước ASEAN đã phối hợp tổ chức cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên ngoài khơi tỉnh Bắc Sumatra của Inđônêxia nhằm tăng cường khả năng phối hợp hành động giữa Hải quân Nga và hải quân các nước ASEAN.

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI – Stockholm international  Peace Research Institute), từ năm 1999-2019, Nga liên tục chiếm vị trí hàng đầu về nhập khẩu vũ khí của Đông Nam Á, chiếm 26% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực. Mặc dù Nga là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đông Nam Á, nhưng các nước trong khu vực đang phải đối mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan" trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine. Đồng thời, các hoạt động mua sắm vũ khí và các cuộc tập trận song phương với Nga sẽ vẫn rất “nhạy cảm", ngay cả sau khi chiến tranh Nga - Ukraine kết thúc. Cho nên, hầu hết các nước trong khu vực và ASEAN cũng sẽ phải tiếp tục theo dõi tình hình một cách thận trọng không làm gia tăng căng thẳng hoặc gánh chịu các biện pháp trừng phạt với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Chẳng hạn, EU có thể áp đặt lệnh trừng phạt đối với các nhà cung cấp vũ khí Nga cho Myanmar hoặc Mỹ có thể áp dụng Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA) đối với các nước mua vũ khí của Nga./.

 

XUNG ĐỘT QUÂN SỰ NGA-UKRAINE 
SẼ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA ASEAN VÀ HỢP TÁC NỘI KHỐI

Xung đột quân sự Nga - Ukraine đã và đang tác động nhiều mặt đối với Đông Nam Á với tư cách là một khu vực địa lý và ASEAN với tư cách là một tổ chức. Đặc biệt, xung đột quân sự Nga - Ukraine đang tác động đến vai trò của ASEAN và hợp tác nội khối.

Xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng giữa Nga và phương Tây đã đặt các nước nhỏ và vừa vào thế khó khăn. Đông Nam Á chủ yếu là các nước nhỏ và vừa luôn lấy việc đoàn kết bao bọc lẫn nhau để duy trì sự ổn định, điều này thể hiện qua ASEAN, nhưng các này chỉ dừng lại ở mức độ “liên kết mà không liên minh”, giữ một vai trò tương đối hạn chế trong cục diện quốc tế hiện nay thậm chí, đang phải mặt với nguy cơ chia rẽ nếu xảy ra xung đột thì có thể dẫn đến tình trạng " đèn nhà ai, nhà nấy rạng". Đây là là khó khăn trong nội khối của ASEAN, nhưng được coi là thuận là các nước ngoài khối,  nhất là các nước lớn trong việc lôi kéo tập hợp lực lượng dẫn đến áp lực phải chọn bên đối với các nước.

Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine còn tác động đến cấu trúc quốc tế và khu vực, do quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây có nhiều thay đổi, các nước Đông Nam Á cần điều chỉnh quan hệ và chính sách đối ngoại để ứng phó với sự thay đổi này. Mặc dù ASEAN luôn tuân thủ nguyên tắc giữ vai trò trung tâm và cố gắng tránh xa sự cạnh tranh của các cường quốc, nhưng điều này không thể ngăn cản Nga giảm bớt sự tiếp xúc với các nước trong khu vực. Quan hệ kinh tế và chính trị với Nga ở các mức độ khác nhau có thể tạo ra sự chia rẽ trong ASEAN về cách đối phó với một cuộc khủng hoảng leo thang ở Ukraine, như đã từng xảy ra với Hiệp hội trong cuộc đảo chính ở Myanmar./.

 

HỆ QUẢ XUNG ĐỘT QUÂN SỰ NGA-UKRAINE
TÁC ĐỘNG ĐẾN LÒNG TIN CHÍNH TRỊ CỦA CỦA ASEAN 

Xung đột quân sự Nga - Ukraine đã và đang tác động nhiều mặt đối với Đông Nam Á với tư cách là một khu vực địa lý và ASEAN với tư cách là một tổ chức. Đặc biệt, xung đột quân sự Nga - Ukraine đang làm gia tăng ảnh hưởng sâu rộng trên mọi mặt đối với các nước thành viên, làm cho ASEAN đang đứng trước những lựa chọn ngày càng khó khăn hơn trong quan hệ với các nước lớn. Đồng thời, nó cũng làm xói mòn đoàn kết nội khối và vai trò trung tâm của Hiệp hội trong các cơ chế hợp tác khu vực.

Mặc dù các quốc gia thành viên ASEAN có những phản ứng khác nhau đối với cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine, nhưng đều có điểm chung là không có khả năng cũng như nhu cầu thể hiện lập trường của mình và lo lắng rằng, việc lựa chọn phe giữa các cường quốc sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề an ninh của các nước này. Mặt khác, các nước Đông Nam Á cũng có truyền thống và nhu cầu về duy trì nền ngoại giao độc lập. Sau khi xung đột quân sự Nga - - Ukraine xảy ra, tại một số nước Đông Nam Á bắt đầu xuất hiện sự bất an “không ai có thể tin cậy được”, nhất là đối với Mỹ; tỏ ra hoài nghi về “chiếc ô an ninh" của Mỹ đối với khu vực./.

Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong bãi Tư Chính: Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ quyền, lợi ích của mình

 

Trước việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng trên biển của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chiều 29/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam gần đây, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:

Theo đó, bãi ngầm Tư Chính là một phần của thềm lục địa Việt Nam và được xác lập chủ quyền hoàn toàn phù hợp với Công ước luật biển Liên hợp quốc năm 1982.

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển Liên Hợp Quốc năm 1982.


Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc

 

Từ chủ trương, đường lối đến hiện thực cuộc sống đều là những luận cứ đanh thép, thuyết phục, có ý nghĩa then chốt trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc; bác bỏ những luận điệu sai trái, vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch hòng phủ nhận thành tựu bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số và lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động, chia rẽ, tạo sự bất ổn về chính trị ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta.

Sinh thời, trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 53 dân tộc thiểu số. Kể từ ngày thành lập, 94 năm qua (1930 - 2024), Đảng ta luôn vận dụng sáng tạo, hiệu quả chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng sự phát triển, không ngừng tự hoàn thiện nhận thức, lý luận về vấn đề dân tộc và giải quyết quan hệ dân tộc phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho từng thời kỳ.

Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ I (tháng 3/1935), Đảng đã đề ra Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số. Nghị quyết có đoạn nêu rõ: “Đảng Đại hội xét rằng lực lượng tranh đấu của các dân tộc thiểu số là một lực lượng rất lớn”… và “sự miệt thị công tác trong các dân tộc thiểu số là một lầm lỗi chính trị rất to lớn” …

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951), Đảng chỉ rõ: “Các dân tộc trên đất nước Việt Nam được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc. Kiên quyết chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đánh đổ âm mưu gây chia rẽ dân tộc của đế quốc và bè lũ tay sai. Cải thiện đời sống đồng bào, giúp họ tiến bộ về mọi mặt, đảm bảo họ tham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục địa phương thiểu số”.

Tháng 8/1952, Bộ Chính trị có nghị quyết về “Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng hiện nay”.

Ngày 22/6/1953, Chính phủ ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam, trong đó khẳng định đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để kháng chiến, kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt.

Đại hội IV (1976), Đảng chủ trương: “Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam… Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người với dân tộc đông người; đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp; làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc, đoàn kết giúp nhau tiến bộ, cùng làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Đại hội VI (1986) là Đại hội của đường lối Đổi mới đất nước, song với vấn đề dân tộc, Đảng ta kiên trì chủ trương: “Phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập thể, kết hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội”.

Qua các kỳ Đại hội VII đến XII, Đảng ta đều tiếp tục khẳng định lại và bổ sung, đổi mới trong việc đề ra chủ trương, đường lối để lãnh đạo về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc.

Như vậy, có thể thấy rất rõ, qua các thời kỳ khác nhau, với những nhiệm vụ cách mạng khác nhau nhưng quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc luôn nhất quán quan điểm: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển”, Việt Nam không ủng hộ phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trên cơ sở nhận định sâu sắc tình hình trong nước, thế giới cũng như tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và giải quyết quan hệ dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 12/3/2003, tại Hội nghị lần thứ 7 khóa IX, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới. Trong Nghị quyết này, Ban Chấp hành Trung ương đề ra 5 quan điểm, đó là:

Thứ nhất, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.

Thứ ba, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Thứ tư, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trước hết, tập trung phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.

Thứ năm, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.

Riêng đối với Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới, Đảng ta đã 2 lần tiến hành tổng kết. Lần đầu vào năm 2009, sau đó, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 57-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Lần tổng kết thứ hai vào năm 2019, sau đó, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, trong đó Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối cho công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030 với rất nhiều điểm mới, mang tính đột phá.

Đến Đại hội XIII (2021), Đảng đã khẳng định chủ trương về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc cho giai đoạn 2021 - 2025, đó là: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10.000 người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm giống nòi.

Không lâu sau Đại hội XIII, nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (ngày 23/5/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích và nêu rõ: một trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”…; “Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo”.

Cùng với đó, trong bài viết “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là đường lối chiến lược, có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết dân tộc là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; là mối quan hệ “máu thịt” giữa Đảng với nhân dân, là niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta; là sự đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau; giữa người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; là đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới”

Như vậy, về mặt đối nội, hệ thống các quan điểm, đường lối vấn đề dân tộc của Đảng là mục tiêu, căn cứ, cơ sở chính trị để Nhà nước thể chế thành Hiến pháp, pháp luật và các chính sách dân tộc, huy động các tổ chức chính trị - xã hội cùng phối hợp thực hiện, tạo ra sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị cùng nhau xây dựng các mối quan hệ dân tộc tốt đẹp; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mang đặc trưng của Việt Nam.

                                                            Phương Liên - Lý Thu