Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

 

TÁC ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ  NGA  VỚI  CÁC NƯỚC ASEAN
TỪ  XUNG ĐỘT QUÂN SỰ NGA-UKRAINE 

Xung đột quân sự Nga - Ukraine đã và đang tác động nhiều mặt đối với Đông Nam Á với tư cách là một khu vực địa lý và ASEAN với tư cách là một tổ chức. Đặc biệt, xung đột quân sự Nga - Ukraine đang tác động đến hợp tác quân sự ASEAN – Nga, thể hiện:

Hiện nay, Nga là một đối tác hợp tác quân sự quan trọng của ASEAN, nhất là trong lĩnh vực mua sắm vũ khí, trang bị. Khi làn sóng dịch Covid-19 thứ hai bùng phát ở Đông Nam Á, Nga là một trong những nước đầu tiên cung cấp vaccine phòng dịch cho các nước ASEAN như Việt Nam và Philippin. Tháng 12/2021, Hải quân Nga và hải quân các nước ASEAN đã phối hợp tổ chức cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên ngoài khơi tỉnh Bắc Sumatra của Inđônêxia nhằm tăng cường khả năng phối hợp hành động giữa Hải quân Nga và hải quân các nước ASEAN.

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI – Stockholm international  Peace Research Institute), từ năm 1999-2019, Nga liên tục chiếm vị trí hàng đầu về nhập khẩu vũ khí của Đông Nam Á, chiếm 26% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực. Mặc dù Nga là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đông Nam Á, nhưng các nước trong khu vực đang phải đối mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan" trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine. Đồng thời, các hoạt động mua sắm vũ khí và các cuộc tập trận song phương với Nga sẽ vẫn rất “nhạy cảm", ngay cả sau khi chiến tranh Nga - Ukraine kết thúc. Cho nên, hầu hết các nước trong khu vực và ASEAN cũng sẽ phải tiếp tục theo dõi tình hình một cách thận trọng không làm gia tăng căng thẳng hoặc gánh chịu các biện pháp trừng phạt với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Chẳng hạn, EU có thể áp đặt lệnh trừng phạt đối với các nhà cung cấp vũ khí Nga cho Myanmar hoặc Mỹ có thể áp dụng Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA) đối với các nước mua vũ khí của Nga./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét