TP Hồ Chí Minh có hệ thống di sản, di
tích phong phú, là cơ sở để hình thành nhiều chương trình du lịch hấp dẫn, đa
dạng. Trong đó, một số di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng và địa điểm tiêu
biểu như: Di tích lịch sử Dinh Độc Lập, Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác, Khu
di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Bưu điện Thành phố, Bảo tàng Áo dài, Bảo tàng
Chứng tích chiến tranh... đã được khai thác, trở thành điểm đến trong các
chương trình tham quan tại thành phố.
Sản
phẩm du lịch văn hóa luôn hấp dẫn du khách khi đến với TP Hồ Chí Minh. Theo thống
kê, có 56% khách quốc tế đến TP Hồ Chí Minh chủ yếu muốn tìm hiểu văn
hóa và tỷ lệ này ở khách nội địa là 28%. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch
nói chung và phát triển du lịch gắn liền với di sản, lễ hội văn hóa nói riêng
đã nhận được sự quan tâm lớn của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hồ Chí Minh, người dân
và cộng đồng doanh nghiệp.
Trong
chiến lược phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050, Sở Du lịch thành phố đã tham mưu xác định, du lịch văn hóa-lịch sử là
một trong những sản phẩm chính của du lịch thành phố.
Thời
gian tới, Sở Du lịch thành phố sẽ chủ trì phối hợp với chuyên gia du lịch,
doanh nghiệp du lịch và 21 quận, huyện, TP Thủ Đức xây dựng các chương
trình du lịch kết nối những điểm tham quan đặc sắc từ các địa phương. Những
chương trình du lịch được xây dựng theo các hướng như: Sản phẩm theo vùng
địa lý liên kết nhiều điểm đến ở gần nhau, sản phẩm theo chủ đề về văn hóa
(chương trình tham quan các di tích gắn với các nghi lễ, văn hóa dân
gian), sản phẩm theo chủ đề về lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của
Sài Gòn-Gia Định-TP Hồ Chí Minh, sản phẩm theo loại hình (du lịch ban
đêm, du lịch MICE-du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm). Ngoài
ra, còn chú trọng loại hình du lịch lễ hội và sự kiện như: Lễ hội
Nghinh Ông (huyện Cần Giờ), Lễ hội Tết Nguyên Tiêu (quận 5)...
Nhằm
đẩy mạnh khai thác các giá trị di sản văn hóa và cảnh
quan kiến trúc, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống
tài nguyên du lịch và bộ thông tin cơ bản về du lịch thành phố, nhằm giới
thiệu đến công chúng và du khách, đồng thời làm cơ sở để doanh nghiệp và hướng
dẫn viên du lịch khai thác.
Sở
Du lịch thành phố cũng đẩy nhanh việc triển khai giai đoạn 2 của ứng dụng công
nghệ thực tế ảo 3D/360 vào phát triển du lịch. Đồng thời, Sở tiếp tục phối
hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố, 21 quận, huyện và TP Thủ Đức để
phát triển các di sản văn hóa phi vật thể thành sản phẩm du lịch phục vụ du
khách như: Các chương trình biểu diễn nghệ thuật, lễ hội văn hóa dân
gian...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét