Sáng 1-3, tại Hà
Nội, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân
chương Chiến công hạng Nhì, kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng
(3-3-1959 / 3-3-2024), 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 / 3-3-2024).
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam dự và phát biểu tại buổi lễ.
Cách đây tròn 65 năm, thực hiện chủ trương của
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 3-3-1959, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang -
nay là BĐBP.
Ngày 28-3-1959, tại buổi lễ thành lập lực lượng,
cán bộ, chiến sĩ BĐBP rất vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự, Người
đã huấn thị: “Đoàn kết cảnh giác; liêm chính, kiệm cần; Hoàn thành nhiệm vụ;
Khắc phục khó khăn; Dũng cảm trước địch; Vì nước quên thân; Trung thành với
Đảng; Tận tụy với dân”.
Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự ra đời của
BĐBP - lực lượng vũ trang (LLVT) chuyên trách bảo vệ biên giới quốc gia; khẳng
định bước trưởng thành, phát triển của LLVT nhân dân trong sự nghiệp củng cố
quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Ngày 3-3 hằng năm đã trở thành ngày truyền thống
của lực lượng BĐBP.
Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; ngày 22-2-1989, Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 16/HĐBT về tổ chức
Ngày Biên phòng trong cả nước. Tại Kỳ họp thứ III, Quốc hội khóa 11 đã thông
qua Luật Biên giới quốc gia, trong đó xác định ngày 3-3 hằng năm là Ngày Biên
phòng toàn dân.
Qua 35 năm thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân”,
Đảng, Nhà nước đã quan tâm sâu sắc và có nhiều chủ trương, chính sách sát đúng;
các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đã chung tay, góp sức
hướng về biên giới, biển đảo; quần chúng nhân dân trong cả nước nói chung, ở
khu vực biên giới nói riêng đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp
bảo vệ biên giới. Các hoạt động Ngày Biên phòng toàn dân được tổ chức thường
xuyên, rộng khắp; tạo khí thế sôi nổi, trở thành ngày hội của nhân dân cả ở
tuyến sau và trên biên giới.
Các phong trào chương trình, mô hình giúp nhân dân
phát triển kinh tế - xã hội như “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên
phòng”; “Thầy giáo quân hàm xanh”; “Thầy thuốc quân hàm xanh”; “BĐBP chung sức
xây dựng nông thôn mới”; “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” đã góp phần củng
cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Quân đội, góp phần xây
dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững chắc trong nền
quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh
vững mạnh, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc
gia, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét