Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Xu thế chống phá Đảng và Nhà nước qua không gian mạng của các thế lực thù địch, biện pháp phòng chống


Sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những phát triển nổi trội của cuộc cách mạng công nghiệp công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực kỹ thuật số đã mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại trong tất các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, làm chất lượng, hiệu quả công việc cũng như hoạt động của đời sống của con người nâng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng mang lại những hệ lụy đến đời sống xã hội, quốc phòng an ninh của từng quốc gia. Một trong những vấn đề đang được quan tâm là việc sử dụng không gian mạng để tiến hành các biện pháp chống phá chủ quyền, độc lập dân tộc của các quốc gia, đây cũng là thủ đoạn phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
Trên không gian mạng, liên tục xuất hiện tình trạng một số cá nhân đăng tải, chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội, nhất là Facebook, Intasgram, Twiter những thông tin phiến diện, thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng, hoặc thông tin về những vụ việc đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận chính thức… dẫn đến tâm lý hoang mang, phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch và các đối tượng phản động, cực đoan chính trị tuyên truyền xuyên tạc, chống phá gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta. Trước thực trạng trên chúng ta cần phải cảnh giác và tuyên truyền vận động mỗi người dân nhận thức về thủ đoạn, nội dung và bản chất, có thể nhận diện thông tin xấu, độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu thù địch. Đó là các dạng thông tin có nội dung không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như: kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…; thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học như: lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi rút… Ngoài ra là những thông tin sai trái, độc hại có tính chất chính trị như: chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam hòng phủ định Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, phủ nhận thành tựu, đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước…; xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; xuyên tạc thân thế, sự nghiệp, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng. Các thủ đoạn hèn hạ vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang. Phát tán thông tin kích động xu hướng ly khai, phá hoại sự thống nhất quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tổ chức các hoạt động bạo lực phá hoại dưới cái mác “ôn hòa”, “bất bạo động”; truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận đối với cá nhân và tổ chức, nhất là đối với chủ nghĩa cộng sản và Đảng Cộng sản; phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây, nhất là về văn hóa chính trị.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội với mục đích tạo ra môi trường chia sẻ, kết nối trong cộng đồng. Tuy nhiên, các thế lực phản động lại lợi dụng các trang mạng lớn trên thế giới như Google, Facebook, kênh Youtube làm công cụ, sử dụng và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp để xuyên tạc, chống phá ta; tận dụng tối đa những ý kiến, đánh giá, nhận xét của các cá nhân, tổ chức có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước, tạo dựng các trang web, các tài khoản cá nhân trên mạng nói chung, trên Facebook nói riêng để “chia sẻ”, phát tán thông tin xuyên tạc, bịa đặt chống phá.


Chúng triệt để khai thác những tính năng của mạng xã hội như quay phim, chụp ảnh, ghi âm…và các công cụ chỉnh sửa bằng các thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh, máy quay phim, máy tính bảng, điện thoại và các phần mềm chỉnh sửa video, hình ảnh….xuyên tạc, giả mạo thông tin để lôi kéo, kích động người dân nhằm gây mất trật tự an toàn xã hội.
              Chúng lợi dụng mạng xã hội có tính kết nối cao để tập hợp, tạo hiệu ứng đám đông trên không gian mạng để tập hợp những thành phần suy thoái, lợi dụng kiếm tiền thành lập các nhóm, diễn đàn  phản động, giả mạo những tài khoản của các nhân vật có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước…. Phát huy khả năng lan truyền của mạng xã hội, đây là hành vi lôi kéo hết sức thâm độc chúng ta cần hết sức cảnh giác và tuyên truyền người dân không bị chúng lôi kéo, kích động.
Đối với mỗi người dân, để nhận thức, cảnh giác và đánh bại âm mưu thủ đoạn của các thế lực qua không gian mạng cần chú ý mấy nội dung như:
              Tích cực học tập nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị làm cơ sở nòng cốt nhận diện các thông tin sai trái, chống pháp quan điểm tư tưởng của Đảng, đường lối chính của Nhà nước ta của các thế lực thù địch thông qua không gian mạng.
              Chấp hành nghiêm chỉnh quy định Pháp luật về tiếp xúc khai thác thông tin trên mạng, nhất là tuân thủ nguyên tắc luật An ninh mạng sắp ban hành. Các quy định về an toàn bảo vệ thông tin của nhà nước, bộ ban ngành và của đơn vị.
              Không tiếp xúc với các kênh thông tin của các phần tử chống đối, phản động, không phát tán các thông tin kích động, biểu tình hay những thông tin đang được các cơ quan xem xét xử lý. Tích cực chia sẻ những thông tin chính thống để cùng tuyên truyền vận động bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cộng đồng hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp; không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.

Xuyên tạc về việc bầu cử Chủ tịch nước trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV


Ngày 3/10/2018, tại Hội nghị Trung ương 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch Nước. Ngày 23/10/2018 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử vị trí Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam với phiếu tán thành rất cao (Số phiếu đồng ý là 476 phiếu, bằng 99,79% tổng số đại biểu có mặt. Số phiếu không đồng ý là 1 phiếu bằng 0,29% tổng số đại biểu có mặt). Qua đó thể hiện sự tín nhiệm rất cao của các đại biểu Quốc hội, đại diện cho cử tri cả nước với tân Chủ tịch nước, đặc biệt trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết. Nhân dân tin tưởng rằng, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ điều kiện để phát huy tốt nhất quyền hạn và trách nhiệm được giao, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. 
Tuy vậy, một số thế lực chống phá Đảng, Nhà nước đưa ra nhiều lập luận để làm giảm uy tín và nhằm gây mất đoàn kết trong Đảng, Chính quyền. Chúng đưa ra lập luận “nhất thể hóa”, một sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc… Rồi cho rằng đó là việc “củng cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân chống phá nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín của Đảng.




Nước ta từng có tiền lệ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời giữ chức Chủ tịch nước. Hiện nay, dù là giải pháp tình huống, nhưng việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ tạo tiền đề để đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
 Khi người đứng đầu tổ chức Đảng đồng thời là người đứng đầu chính quyền thì việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ Đảng tới chính quyền sẽ nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn.
Hơn nữa, theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, chúng ta kiểm soát quyền lực bằng những quy định của pháp luật và các quy định của Đảng, bằng hoạt động của các cơ quan dân cử, cơ quan kiểm tra và thanh tra của Đảng và Nhà nước, sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất trong kiểm soát quyền lực là phải lựa chọn được nhà lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ, trách nhiệm và uy tín chính trị, thật sự vì dân, vì nước.
Việc tín nhiệm của Quốc hội, bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng thể hiện ý chí của toàn Đảng, toàn dân tin tưởng trao gửi cho đồng chí tân Chủ tịch nước, một con người có đủ phẩm chất và năng lực, kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển và thịnh vượng. Đây là cơ sở để chúng ta đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của thế lực chống phá Đảng, Nhà nước và giữ vững ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Đừng nhân danh trí thức để đi ngược lại lợi ích của dân tộc

Mấy ngày qua, sau khi ông Chu Hảo bị UBKTTW kỷ luật vì “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, nhẽ ra cũng chẳng quan tâm sâu sắc lắm đâu, vì việc sàng lọc Đảng viên thoái hóa, biến chất là việc làm thường xuyên của Đảng. Tuy nhiên, lợi dụng việc này một số tổ chức, cá nhân lu loa rằng “Đảng không trọng dụng người tài”, rồi “chiêu hiền đãi sĩ”. Đáng lưu ý là nhà văn Nguyên Ngọc, một trong “72 nhân sĩ trí thức” lớn tiếng trên trang cá nhân tuyên bố ra khỏi Đảng, làm cái cớ cho một số tổ chức cơ hội chính trị xuyên tạc rằng “đang có trào lưu ra khỏi Đảng”, gây ra cái nhìn lệch lạc, phiến diện cho người dân.
Đừng nhân danh tri thức để tự phong “thánh” rồi tự đánh mất chính mình
Đừng nhân danh tri thức để tự phong “thánh” rồi tự đánh mất chính mình
Trước hết, về việc ông Chu Hảo bị kỷ luật, nói ngắn gọn thế này. Trong tự nhiên có một quy luật rất hay đó là quy luật đào thải. Theo đó, những thứ phát triển không theo kịp quy luật hoặc phát triển lệch hướng thì sẽ bị thải loại ra khỏi tiến trình phát triển. Tương tự như vậy, trong quá trình phát triển của Đảng, bên cạnh việc phát triển Đảng viên mới thì công việc không kém phần quan trọng là loại bỏ những đảng viên tha hóa, biến chất ra khỏi tổ chức Đảng. Đây là công việc cần phải làm liên tục, thường xuyên và triệt để. Trong thời gian qua, việc này đang được Đảng làm hết sức quyết liệt, không có vùng cấm. Đối với ông Chu Hảo, công lao đóng góp của ông tôi chắc chắn rằng Đảng, nhà nước đã có ghi nhận. Tuy nhiên, công – tội phân minh, đến Ủy viên Bộ Chính trị sai phạm còn bị kỷ luật, án tù thì với ông Chu Hảo cũng là chuyện hết sức bình thường.

Sự thật về hai người xưng là “sỹ quan quân đội tuyên bố ra khỏi Đảng”

Mấy ngày vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin kèm theo hình ảnh về hai sỹ quan quân đội tuyên bố ra khỏi Đảng sau khi UBKTTW công bố kết luận về những sai phạm của ông Chu Hảo. Lợi dụng thông tin này, một số đối tượng đã bịa đặt, thổi phồng lên thành chuyện có nhiều sỹ quan quân đội từ bỏ Đảng, làm ảnh hưởng xấu tới danh dự quân đội. Song thực tế, không phải như thông tin mà các đối tượng đưa ra. Những thông tin xác minh dưới đây đã làm rõ sự thật về hai nhân vật này.

4234
Đây là những trường hợp cá biệt, hành động do thiếu tu dưỡng rèn luyện và nhận thức hạn chế, hoàn toàn không hề có phong trào cán bộ, sỹ quan quân đội từ bỏ Đảng như thông tin bịa đặt

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Chống tham nhũng ở Việt Nam: Điểm nhấn trong xu thế chung của thế giới

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng đến nay, có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng và cố ý làm trái.
Trong 5 năm gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện quyết liệt. Đặc biệt, từ sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng (tháng 1-2016), công cuộc phòng, chống tham nhũng có bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nỗ lực này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong bối cảnh phần lớn các nước dù cố gắng, nhưng ít có tiến bộ trong việc giảm thiểu vấn nạn tham nhũng.

chong tham nhung o viet nam tro thanh diem nhan trong xu the chung cua the gioi hinh 1
Một dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) tại khu đất “vàng” đang được thành phố Đà Nẵng chủ trương thu hồi.

Về chuyện Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được tặng huy chương kháng chiến

Ngay sau khi thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước được được loan đi, rất nhiều hãng thông tấn báo chí đã đăng tải bài viết về tiểu sử cũng như những mốc chính trong quá trình công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Và từ đây một chi tiết khiến một số người thắc mắc là việc ông Nguyễn Phú Trọng được tặng huy chương kháng chiến chống Mỹ nhưng phần tiểu sử không thấy ghi thời gian nhập ngũ?.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuy không trực tiếp ra chiến trường nhưng ông chiến đấu trên mặt trận văn hóa tư tưởng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuy không trực tiếp ra chiến trường nhưng chiến đấu trên mặt trận văn hóa tư tưởng góp phần quan trọng làm nên những thành tựu vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Ngay sau đó, trên trang Facebook cá nhân Nguyễn Lân Thắng liền đăng tải hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chèn dòng chữ “tân Chủ tịch nước là người trốn nghĩa vụ nhưng lại có huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất”, rất nhiều các Facebooker như Nhâm Nguyễn, Lê Thiện, JB Trần Lộc, Thai Duong, Tran Bui, Thanh Hoa, Thuý Đào, Trung Quang, Giang Nguyen, Pham Chuong, Cuong Mai… chia sẻ lại bài viết của Nguyễn Lân Thắng kèm theo đó là những lời bình luận với giọng điệu chế giễu, hòng bôi nhọ, hạ uy tín cá nhân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Tuy nhiên, luận điệu nói trên chỉ có thể dẫn dụ được người chưa hiểu bản chất vấn đề, còn lại chỉ khiến thiên hạ cười chê về sự hiểu biết có hạn nhưng thủ đoạn thì vô biên của chúng.
Sự thật thì không phải cứ cầm súng trực tiếp ra chiến trường mới được tặng huy chương kháng chiến. Cụ thể, theo Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Ban hành theo Nghị quyết số 47 NQ/HĐNN7 ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Nhà nước) quy định rất rõ tại ĐIỀU 1, CHƯƠNG I: Về đối tượng được xét khen thưởng gồm: 1- Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân, gồm quân đội và công an. 2- Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và cán bộ các đoàn thể, kể cả công nhân quốc phòng và thanh niên xung phong. 3- Cán bộ xã, phường, thôn, ấp, cán bộ hợp tác xã, tự vệ và dân quân du kích. 4- Những người không phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến chống mỹ, cứu nước.
Thứ hai, về điều kiện khen thưởng đối với những người không phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến, KHOẢN A, ĐIỀU 6, CHƯƠNG I của Điều lệ quy định: Tham gia các hoạt động trực tiếp phục vụ chiến đấu, như: đấu tranh vũ trang, làm nòng cốt trong đấu tranh chính trị, vận động binh sĩ địch, đi liên lạc hoặc làm cơ sở liên lạc, làm công tác mật giao, chuyển đưa vũ khí, tài liệu, tin tức cho kháng chiến, đi dân công phục vụ tiền tuyến, bảo đảm giao thông vận tải, bảo vệ, nuôi giấu cán bộ, bộ đội. Thứ ba, về tiêu chuẩn thời gian để xét và mức khen thưởng chung cho cả nước tính từ ngày 20-7-1954 đến ngày 30-4-1975.
Căn cứ theo những quy định trên, đối chiếu với các mốc chính trong quá trình công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từ tháng 12/1967 – 7/1968: Đồng chí là cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản). Từ tháng 7/1968 – 8/1973: Đồng chí là cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; là Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969 – 1973) cho thấy, ông tham gia kháng chiến chống Mỹ trên mặt trận truyền thông, là cán bộ chủ chốt của Tạp chí Cộng sản lúc bấy giờ, do đó Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đủ điều kiện được tặng huy chương kháng chiến chứ không phải như một số người suy diễn, đơm đặt.
Một số ý kiến của bạn đọc về việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được tặng huy chương kháng chiến
Một số ý kiến của bạn đọc về việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được tặng huy chương kháng chiến
Có thể nói, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Trong nhiều loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ khí giới “thanh cao mà đắc lực”, “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Đó là văn chương nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, báo chí cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cùng với những người làm báo tập trung tuyên truyền, khẳng định “Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”. Cổ vũ các phong trào “Đồng khởi”, “Diệt ác, phá kềm, phá ấp chiến lược”, phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, “Bám thắt lưng địch mà đánh”… cùng dân tộc đi trọn vẹn chặng đường cách mạng vẻ vang trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
“Văn học là nhân học”. Khi Người dùng ngòi bút của mình để chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội cũng là lúc Người đang thực thi vai trò của một người chiến sỹ cách mạng. Mặt trận không tiếng súng này không có máu, nhưng mồ hôi và nước mắt sẽ không lúc nào vơi cạn. Đúng như lời của nhà thơ Sóng Hồng: “Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”, vì vậy những điều họ đã làm xứng đáng được tôn vinh và ghi nhận.
Hoàng Nguyên

ĐẤU TRANH VỚI CÁC THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN MẠNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin. Phát triển, ứng dụng các sản phẩm khoa học công nghệ thông tin vào cuộc sống là sự phát triển tất yếu của đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc vận dụng, khai thác, sử dụng các sản phẩm đó thế nào cho phù hợp, nhất là đúng với quy định của pháp luật là một vấn đề hết sức phức tạp.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

8 điểm Ủy viên Bộ Chính trị cần phải kiên quyết chống là gì?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Quy định về đảng viên nêu gương này đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa XII thảo luận và thông qua Nghị quyết.
Cán bộ cấp Trung ương trở lên phải gương mẫu và kiên quyết chống theo những điều đã được nêu trong Quy định.
Cán bộ cấp Trung ương trở lên phải gương mẫu và kiên quyết chống theo những điều đã được nêu trong Quy định.

Về ba nỗi lo của ông Nguyễn Phú Trọng

Đã hai ngày trôi qua, sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước vẫn làm nức lòng nhân dân cả nước, tạo nên một niềm tin tưởng và hi vọng…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tràn ngập trên mặt báo cả chính thống và mạng xã hội đến quán trà đá ngoài vỉa hè, không ngớt ý kiến bàn về sự kiện này với niềm tin rất lớn.
Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng lại được nhân dân yêu quí, kính trọng và tin cậy như vậy? Trả lời câu hỏi đó, theo người viết bài này có nhiều lý do.Song, có lẽ điều rất lớn khiến người dân yêu mến, kính trọng ông bởi ông là một nhân cách lớn.

Một số biện pháp quản lý trang mạng internet và điện thoại thông minh ở các đơn vị

           Năm 1997 mạng Internet bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, trong hành trình hơn 20 năm Internet đã góp phần đổi thay tất cả mọi thứ từ cách chúng ta sống, cách chúng ta giao tiếp với cộng đồng xung quanh. Internet đã tạo nên một ngành công nghiệp, tạo nên GDP cho đất nước, nếu chúng ta không có Internet thì không có ngành công nghệ phần mềm, không có sản phẩm đưa ra thế giới. Internet đã trở thành món ăn tinh thần cho mọi người. Cùng xuất hiện với Internet là một loạt thế hệ điện thoại thông minh ra đời; có thể nói điện thoại thông minh đã góp phần đưa cả thế giới vào với bạn chỉ trong “tích tắc” thông qua kết nối với Internet, đồng thời làm cho con người nhận biết mọi sự việc một cách nhanh chóng. Hiện nay theo thống kê Việt Nam có khoảng trên dưới 50 triệu người dùng Internet; với sự ra đời của các mạng xã hội ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới kích thích sự phát triển của kênh truyền thông cộng đồng. Ở nước ta, có thể nói là một trong quốc gia sử dụng điện thoại thông minh kết nối với mạng đang phát triển nhanh chóng đã vượt ra ngoài giới hạn về không gian và thời gian, có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Vì sao nhân dân kỳ vọng vào Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng?

Nếu như trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người được nhân dân tin tưởng và kính trọng nhất thì ở thời điểm hiện tại, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng là vị Nguyên thủ đang nhận được sự kỳ vọng lớn của các đồng chí, đồng bào trên cả nước.
Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn đang tận tâm tận lực làm việc ngày đêm, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Dõi theo cuộc đời và hoạt động của ông từ trước đến nay, cán bộ, đảng viên, nhân dân đều cảm mến và nể phục. Trên các cương vị khác nhau, nhất là khi giữ chức vụ Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam khóa XI và tái đắc cử vị trí này tại Ðại hội XII của Ðảng đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người luôn “đứng mũi chịu sào”, lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu nhất định. Nổi bật hơn cả là công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả ban đầu giúp nhân dân thêm vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Ðảng. Có thể thấy trong thời gian giữ cương vị người đứng đầu Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã để lại trong lòng người dân hình ảnh một người lãnh đạo uy tín, tâm huyết với đất nước, luôn lấy dân làm chuẩn mực, lấy lợi ích và quyền lực của dân làm mục tiêu phấn đấu của hành động.
nhandankyvong
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước phiên khai mạc kỳ họp lần thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

Thử bàn về tiêu chuẩn cán bộ thời công nghiệp 4.0

Trước hết người có tài là người có tầm nhìn xa trông rộng trong thời đại 4.0. Muốn nhìn xa để khỏi buồn gần trong thời đại ngày nay phải có ngoại ngữ, phải am hiểu CNTT biết ứng dụng kết nối và lan tỏa, phải đi nhiều để tổng kết thực tiễn, dũng cảm so sánh với bạn bè quốc tế, từ đó định vị đúng mình, xem mình là ai? Mình đang ở đâu?
Từ xưa đến nay và sau này vẫn thế, tiêu chuẩn cán bộ vẫn cô đọng trong 2 chữ Đức và Tài. Cha ông mình thường nói nôm na: Người có đức mà không có tài vẫn là quân tử. Người có tài mà không có đức là tiểu nhân. Ở đời phải tập hợp được quân tử và phải tránh tiểu nhân.
Đồng chí Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp chia sẻ với đoàn viên thanh niên về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Đồng chí Lê Minh Hoan – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp chia sẻ với đoàn viên thanh niên về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Đức vua Lê Thánh Tông nêu ra 5 tiêu chuẩn để chọn Lý trưởng cũng bao hàm đầy đủ 2 tiêu chí Đức và Tài, là: “Học lực sinh đồ. Gia tư hảo túc. Vật lực khả kham. Đức hạnh ôn hòa. Ngôn ngữ khả tín”. Đại thi hào Nguyễn Du cũng dạy: “Chữ tâm bằng ba chữ tài”. Nhà cải cách Lý Quang Diệu khái quát: “Có đức mà không có tài thì dễ trì trệ. Có tài mà không có đức thì dễ hỗn loạn. Thực tiễn ở đời hỗn loạn còn khổ hơn trì trệ”. Bác Hồ kính yêu của chúng ta thì nói dứt khoát: “Người có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng”.

Các ứng dụng di động đang thu thập và chia sẻ thông tin người dùng vượt tầm kiểm soát

Các ứng dụng di động đang thu thập và chia sẻ thông tin người dùng vượt ngoài tầm kiểm soát, cảnh báo mới nhất từ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford (Anh).


Các ứng dụng di động đang thu thập và chia sẻ thông tin người dùng vượt tầm kiểm soát - ảnh 1
Gần 90% các ứng dụng miễn phí trên Google Play chia sẻ dữ liệu thu thập được với công ty mẹ của Google, Alphabet. Trong khi đó, gần 43% trong số ứng dụng chia sẻ dữ liệu với Facebook, cũng như tỷ lệ tương đương dùng chung với Twitter, Verizon, Microsoft và Amazon. Nhiều ứng dụng như thế theo dõi hành vi người sử dụng dịch vụ trực tuyến khác nhau, từ đó xây dựng tiểu sử chi tiết của họ. Các thông tin được thu thập bao gồm tuổi tác, giới tính, vị trí cũng như các ứng dụng khác được sử dụng chung trên điện thoại di động.
Các ứng dụng tin tức và dành riêng cho trẻ em chia sẻ thông tin với nhiều bên nhất. Dữ liệu có thể được sử dụng cho hàng loạt mục tiêu như quảng cáo định hướng, đánh giá tín dụng, hoặc phục vụ các chiến dịch chính trị đặc biệt. Báo cáo nghiên cứu cho biết, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến ở mức 45 tỷ USD hàng năm chỉ riêng tại thị trường Mỹ.
Nhiều người không hề biết cách thức dữ liệu được chuyển từ điện thoại của họ qua các công ty quảng cáo, nhà cái dữ liệu và các trung gian khác, theo Giáo sư Nigel Shadbolt, rưởng nhóm nghiên cứu. Vị giáo sư này nhận định: “Trong kinh doanh, họ thường nỗ lực hết sức để kiếm được lượt xem và click càng nhiều càng tốt”. Chuyên gia Max Van Kleek bổ sung: “Tôi không nghĩ tồn tại khái niệm của sự kiểm soát”.
Google phản bác rằng các chính sách rành mạch và hướng dẫn đã được áp dụng cho các nhà phát triển khi xử lý dữ liệu với Google và Google Play, và những nhà nghiên cứu đã đánh giá sai một số chức năng thông thường của các ứng dụng như báo cáo lỗi và phân tích. “Nếu một ứng dụng vi phạm chính sách, chúng tôi sẽ có động thái xử lý”, gã khổng lồ công nghệ khẳng định. Họ không đồng thuận với phương pháp luận của nghiên cứu.
Tuy vậy, Frederike Kaltheuner, đại diện từ tổ chức Privacy International, cho biết gần như là không thể cho những người dùng bình thường để hiểu được dữ liệu của họ được sử dụng như thế nào và lựa chọn từ chối, “Các công ty theo dõi con người, và họ sử dụng dữ liệu để lèo lái một cách đầy khó chịu. Đây không còn là nhu cầu cung cấp quảng cáo liên quan từ thông tin người dùng, mà chính là tối đa hóa lợi nhuận từ những quyền cơ bản của con người”.
(Theo Infonet)

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là mẫu người “cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”

Quốc hội đã bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ uy tín của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trong lại lên cao như vậy. Ông thực sự là mẫu người “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bên hành lang Quốc hội sáng 23/10. Ảnh: Ngọc Thắng/VnExpress
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bên hành lang Quốc hội sáng 23/10. Ảnh: Ngọc Thắng/VnExpress

Khi người con Thủ đô làm nên lịch sử

Dọc theo chiều dài lịch sử, Việt Nam đã có 11 đời Chủ tịch nước. Thế nhưng, có lẽ ít ai để ý, lần đầu tiên, Thủ đô Hà Nội có một người trở thành Nguyên thủ quốc gia, đó là Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Cũng chẳng rõ có phải ngẫu nhiên hay không mà hầu hết các vị Chủ tịch của nước ta đều có xuất thân từ các vùng đất không thuộc Thủ đô Hà Nội, trong khi nơi đây vốn dĩ được xem là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Từ Chủ tịch nước Hồ Chí Minh – Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có xuất thân từ tỉnh Nghệ An, Quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng (Quảng Nam), Tôn Đức Thắng (An Giang), Nguyễn Hữu Thọ (Long An), Trường Chinh (Nam Định), Võ Chí Công (Quảng Nam), Lê Đức Anh (Thừa Thiên Huế), Trần Đức Lương (Quảng Ngãi), Nguyễn Minh Triết (Bình Dương), Trương Tấn Sang (Long An) đến Chủ tịch Trần Đại Quang, người tiền nhiệm cũng có xuất thân từ Ninh Bình. Duy nhất mãi đến tận hôm nay, những tràng pháo tay, hoa tươi và nụ cười gửi gắm kỳ vọng khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước thì Việt Nam mới có vị Nguyên thủ quốc gia đầu tiên sinh ra và lớn lên tại Thủ đô Hà Nội.
chutichnuoc
Phút tuyên thệ của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Đặc biệt hơn nữa, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên kế thừa và tiếp nối mô hình tổ chức quyền lực Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước. Trước đó, thời Bác Hồ còn sống, khi ấy tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng giữ chức Chủ tịch Đảng. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch nước không chỉ đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, xu thế chính trị của nhiều quốc gia hiện nay mà còn ghi nhận sự trưởng thành của Đảng trước trọng trách lãnh đạo dẫn dắt đất nước bước sang thời kỳ mới của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Đó cũng là tiếng vọng của lịch sử, là thách thức của lịch sử tương lai, là kỳ vọng của nhân dân cả nước.
Trước quốc kỳ, Quốc hội và cử tri cả nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó“.
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã mở ra trang sử mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Từ đây, các đồng chí, đồng bào trên cả nước hoàn toàn có thể đặt trọn niềm tin và hy vọng vào người con Thủ đô này, tin tưởng trong vai trò mới, ông sẽ làm hết sức để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích, an ninh quốc gia, đưa đất nước phát triển vững mạnh hơn và mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
Nhật Hạ 

Xử nghiêm những biểu hiện lợi ích nhóm, ‘sân sau’

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2018.
Theo đó, năm 2018, với quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Quốc hội, Chính phủ…  công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có bước tiến mạnh.
Nạn tham nhũng vặt đang là nỗi lo của Chính phủ. Ảnh: Internet
Nạn tham nhũng vặt đang là nỗi lo của Chính phủ. Ảnh: Internet

Sự thật người được cho là “dân oan Thủ Thiêm”, ném giày vào lãnh đạo TP.HCM?

Mới đây, trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu TP. HCM đã xảy ra vụ việc “một người phụ nữ cầm chiếc giày của mình ném về hướng bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – Chủ tịch HĐND TP. HCM”. Sự việc trên đã được một số đối tượng như Nguyen Lan Thang, Trương Châu Hữu Danh, Thuy Le… chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội, ca ngợi, tung hô đây là “hành động dũng cảm phản kháng với chính quyền”. Và danh tính nhân vật nữ “ném giày”, được cho là “dân doan Thủ Thiêm” từ đây được hé lộ…
Sự thật người được cho là “dân oan Thủ Thiêm”, ném giày vào lãnh đạo TP.HCM
Sự thật người được cho là “dân oan Thủ Thiêm”, ném giày vào lãnh đạo TP.HCM
Được biết, danh tính người phụ nữ trên đó là Nguyễn Thị Thùy Dương, sinh năm 1990, ngụ tại phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP.HCM. Theo đó, sáng ngày 20/10, lãnh đạo TP.HCM tiếp xúc với người dân, người phụ nữ trên là 1 trong 5 người đến sớm nhất để đăng ký phát biểu. Tuy nhiên, vì buổi tiếp xúc cử tri diễn ra ngắn và không được trình bày nên cô ta đã tháo chiếc giày của mình ném về phía lãnh đạo thành phố.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch đối với Việt Nam hiện nay


Đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch đối với Việt Nam hiện nay

Diễn biến hòa bình” là một chiến lược tấn công toàn diện, thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bằng việc sử dụng tổng hợp các thủ đoạn, biện pháp, hình thức để chống phá chúng ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, chúng coi việc phá hoại về chính trị, tư tưởng, văn hóa là quan trọng hàng đầu, là khâu đột phá, mũi nhọn của cuộc tiến công. Các chuyên gia về truyền thông của Mỹ đã nhận định rằng: Làn sóng điện sẽ thay thế các thanh gươm, còn cây bút là phương tiện đi vào trái tim, khối óc của những người đang sống. Vì vậy, chúng đã triệt để sử dụng những thành tựu và sự bùng nổ của công nghệ thông tin để tăng cường chống phá ta. Thông qua các trang mạng xã hội, chúng dùng những lời lẽ xảo trá để xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây sự hoài nghi trong nhân dân.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

CUỘC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG ĐANG XUẤT HIỆN CÁC NHÂN TỐ GÂY BẤT ỔN

Ván bài xuyên tạc, kích động của bọn phản động lưu vong, lũ cơ hội trong nước đang bị những người yêu nước lật tẩy trên không gian mạng (KGM), một số tên bị vạch mặt, bị bắt. Đứng trước nguy cơ đó, chúng đã điên cuồng chống phá ta với cách thức mới đầy nham hiểm.

5 BẢO VẬT QUỐC GIA CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, cho hạnh phúc của nhân dân. Trong khối di sản tinh thần mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia, đó là:

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

“Nhất thể hóa” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không “nói hai lời”!

Mấy hôm nay, BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, RFA, Dân làm báo… liên tục có những lời lẽ dèm pha rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như “nói hai lời”, khi vào năm 2015 Tổng Bí thư phát biểu trên báo Lao động và báo VTC đăng lại việc ông nói “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?” để rồi bây giờ lại đồng tình ủng hộ. Từ lâu, những người dân trí thức Việt chân chính đã biết và hiểu mấy anh chị BBC, VOA, RFA và đặc biệt là blog Dân làm báo của “Việt Tân” là những trang thông tin chuyên xuyên tạc bịa đặt về tình hình Việt Nam nói chung và lãnh đạo của đất nước nói riêng. Chuyện không thành có, chuyện có lại méo mó hơn chứ chưa nói gì đến việc lợi dụng lỗi sai sót của báo chí.
Tổng Bí thư được giới thiệu làm Chủ tịch nước
Tổng Bí thư được giới thiệu làm Chủ tịch nước

Bảo vệ vinh quang cho người ngã xuống

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan chức năng dừng phát hành và thu hồi cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” đã nhận được sự đồng tình của nhiều người, nhất là các cựu chiến binh từng cầm súng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH VỚI HÀNH VI XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Với điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử đặc thù, Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, cũng như quốc phòng - an ninh của cả nước. Trong những năm qua, dưới tác động của tình hình thế giới và khu vực, địa bàn Nghệ An cũng chịu những tác động không nhỏ ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống nhân dân.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

LẠI VẪN CHIÊU TRÒ NÓI XẤU LÃNH ĐẠO


LẠI VẪN CHIÊU TRÒ NÓI XẤU LÃNH ĐẠO
Mấy ngày gần đây trên trang mạng Dân làm báo có các bài viết của nhiều tác giả như Vũ Đông Hà với bài “Hai năm hoa Quỳnh trong ngục tối”; Nguyễn Đan Thanh “Từ DM-Hồ Chí Minh phát sinh những tội đồ DM-Nguyễn Duy Cống, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng”; Nguyên Thạch “Mùa dịch chết của đảng chết dịch”; Vũ Đông Hà “Đặc khu Biển Đông, Thanh trừng nội bộ, Nhất thể hoá: Nguyễn Phú Trọng bật 3 ngọn đèn xanh trong Hội nghị BCHTƯ 8” vv… Tôi đã đọc các bài viết này, thực sự khen ngợi các tác giả đã miệt mài, khổ công bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu, chắt lọc các thông tin và đưa lên trang báo. Nhưng sau khi đọc đi, đọc lại, suy ngẫm thì thấy tiếc thay cho các tác giả đã uổng phí công sức, bài viết của các vị nếu ai đọc chắc cũng hiểu dụng ý người viết có tâm không sáng, suy rộng ra là chêu trò nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xin đưa ra dẫn chứng từ một số bài viết như tác giả Nguyễn Đan Thanh viết bài “Từ DM-Hồ Chí Minh phát sinh những tội đồ DM-Nguyễn Duy Cống, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng”, trong bài này tác giả đưa ra thông tin từ thời chế độ “Việt nam cộng hòa”, sau giải phóng đến nay tung hô những kẻ bán nước, hại dân cùng với đó kể tội những người đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, những người con kiên trung trong phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đem lại tự do, độc lập cho Tổ quốc cho Nhân dân, dân tộc Việt Nam không bao giờ quên những năm tháng bị mất tự do, bị ách đô hộ của ngoại bang, những điều này ai cũng biết. Vậy mà tác giả viết: người ơi xin chớ quên, "Tàn dư Mỹ Ngụy" vẫn mãi mãi thắm đẫm tự tình Dân Tộc.
Tác giả Vũ Đông Hà với bài viết “Đặc khu Biển Đông, Thanh trừng nội bộ, Nhất thể hoá: Nguyễn Phú Trọng bật 3 ngọn đèn xanh trong Hội nghị BCHTƯ 8”. Với bài này nếu người đọc không hiểu sự tình và những vi phạm pháp luật của 2 tội phạm Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga. Những vi phạm đã được pháp luật công khai xử lý theo đúng người, đúng tội. Nhưng theo tác giả thì lại cho rằng: Nguyễn Phú Trọng mở mặt trận càn quét những công dân Việt Nam tranh đấu bảo vệ môi trường Đây là một trong nhiều "nghĩa vụ" mà Nguyễn Phú Trọng phải "trả nợ" cho những "viện trợ" của Bắc Kinh trong cuộc chiến loại trừ Nguyễn Tấn Dũng. Khi đọc nội dung này chắc mọi người đều hiểu ý đồ của tác giả vận từ vụ việc có thật kêu oan cho những kẻ vi phạm luật pháp của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nói xấu lãnh đạo ý đồ quá rõ ràng… tôi không bình luận thêm.
Theo tôi những bài viết của các tác giả đã nêu ở trên đăng trong mục Dân làm báo, mọi độc giả hãy xem xét, cân nhắc kỹ những nội dung mà tác giả đề cập để nhận ra ý đồ thực sự của những người viết tránh bị kẻ xấu lợi dụng, gây mất lòng tin vào lãnh đạo cấp cao của Đảng.
                              





Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Sự thật về bức ảnh Đại biểu Việt Nam ngủ gật tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Việc các tờ báo của Đức, Pháp đăng tin về hình ảnh một vị đại biểu Việt Nam ngủ trong tư thế phản cảm giữa Hội trường Liên Hợp Quốc tại New York đã trở thành một thông tin nóng được bàn tán trên mạng xã hội hai ngày qua. Sự thật là như thế nào? Xin dẫn chứng 2 bức ảnh sau:
Đầu tiên là tấm ảnh Gettyimages chụp được và rao bán gần 500 USD.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Người đi.

Mây mù che đỉnh Tràng An
Hương bay Bái Đính nhẹ nhàng tiễn đưa
Đời người tựa cánh sao thưa
Cõi trần tiễn biệt người xưa gọi về
Người đi để lại hồn quê
Buồn thương nhỏ lệ tràn trề nỗi đau.

Kết quả hình ảnh cho Lễ tang Trần Đại Quang

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG VIỆT TÂN - NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH


Việt Tân có tên đầy đủ là "Việt Nam Canh tân cách mạng đảng" với trụ sở chính đặt tại: 2530 đường Bơ-ry-e-xa 234 San Giô, Ca-li-phóc-ni-a, Mỹ và "Văn phòng 2" tại Băng Cốc, Thái Lan. Tổ chức này có cơ quan tuyên truyền: báo "Kháng chiến"; đài "Việt Nam kháng chiến" và "Chân trời mới". Đối tượng cầm đầu là Đỗ Hoàng Điềm, sinh 1963, quốc tịch Mỹ, "Chủ tịch Việt Tân" và Lý Thái Hùng, sinh 1953, quốc tịch Mỹ, "Tổng bí thư Việt Tân".
Quá trình hình thành: Năm 1981, Hoàng Cơ Minh, nguyên chuẩn tướng, Phó Đô đốc hải quân chính quyền Ngụy Sài Gòn cũ thành lập “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” nhằm chống Việt Nam bằng các hoạt động vũ trang, khủng bố. Năm 1982, Hoàng Cơ Minh lập “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”, là cơ quan đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của “Mặt trận”; các thành viên “Mặt trận” đồng thời cũng là thành viên của “Việt Tân”.
Hoạt động khủng bố của Việt Tân: Sau khi thành lập, “Việt Tân” đã tổ chức tuyển mộ, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin…; tiến hành các chiến dịch Đông tiến I (1985 - 1986), Đông tiến II (1987), Đông tiến III (1989), đưa các toán vũ trang với 246 đối tượng từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Cam-pu-chia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa.
Ở nước ngoài, “Việt Tân” thành lập “Đội sát thủ K9” do các thành viên cốt cán cầm đầu, chuyên tiến hành khủng bố, thủ tiêu những nhà báo gốc Việt đưa tin vạch mặt hoạt động lừa đảo kiều bào của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn.
Hiện nay, “Việt Tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, xử lý một số đối tượng là thành viên “Việt Tân” phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon…
Sau những âm mưu tiến hành phá hoại, khủng bố tại VN bằng các thủ đoạn bạo loạn vũ trang hoặc dụ dỗ quần chúng tiến hành cái gọi là “đấu tranh bất bạo động” thất bại liên tiếp, Việt Tân chuyển sang hình thức chống phá mới là mô hình “thúc đẩy xã hội dân sự” để chống phá.
Một số tổ chức tự xưng xã hội dân sự được tay chân Việt Tân đội lốt “nhà đấu tranh dân chủ” trong nước lập ra như “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Hội anh em dân chủ”, “Quỹ tù nhân lương tâm”, “Hội bầu bí tương thân”… Các tổ chức này không hề thúc đẩy cho xã hội dân sự lành mạnh tại VN, mà ngược lại còn làm sai lệch cách hiểu của xã hội dân sự thành tổ chức chính trị chống đối bên ngoài hệ thống nhà nước.
Thời gian gần đây, chúng triệt để lợi dụng một số vấn đề khó khăn đang diễn ra của nước ta như vấn đề quân đội làm kinh tế, bất cập ở một số trạm thu phí BOT, sai phạm của một số địa phương trong công tác cán bộ,…thông qua một số fanpage như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Ngụy biện, Dân luận, Thanh niên Việt Nam (tự xưng là Đoàn Thanh niên tiền phong Hồ Chí Minh), nhóm “Cứu lấy biển” do Hội Anh em dân chủ lập, Văn đoàn độc lập… hay thông qua các mạng xã hội khác như Zalo, face book, Viber, Skype… để móc nối, lôi kéo, tập hợp, huấn luyện các đối tượng trong nước phục vụ cho mục đích chống phá ta.

PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA “VIỆT TÂN” TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY


Kích động biểu tình phá rối an ninh, tập dượt cho “cách mạng đường phố” ở Việt Nam”.  “Việt tân” triệt lợi dụng tâm lý bất bình của quần chúng nhân dân về các vụ việc tiêu cực trong nước để kích động thanh niên, sinh viên tham gia các cuộc tuần hành, biểu tình. Chúng đưa người thâm nhập vào số đi khiếu kiện, thậm chí tài trợ tiền đề kích động họ tham gia các hoạt động do “Việt Tân” tổ chức, ý đồ biến những vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai thành các cuộc biểu tình quy mô lớn; xây dựng và tán phát 05 kịch bản “lật đổ chế độ tại Việt Nam; chỉ đạo cơ sở nội địa vẽ sơ đồ, quay phim chụp ảnh các mục tiêu trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội…Gần đây, các vụ biểu tình, tụ tập đông người phá rối an ninh do “Việt Tân” kích động không chỉ gia tăng về số lượng  mà còn rất phức tạp về tính chất, mức độ nguy hiểm.
Thường xuyên cung cấp tài chính, phương tiện cho số đối tượng chống đối trong nước hoạt động khủng bố, phá hoại. Hàng năm, “Việt Tân” đã vận động và gửi về nước hàng triệu USD cùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: Máy tính xách tay, máy ảnh kỷ thuật số, điện thoại thông minh, máy ghi âm từ xa…cho các đối tượng trong nước tiến hành hoạt động kích động biểu tình, gây mất ANTT. Do sự hậu thuẫn, hỗ trợ của “Việt Tân” nên số chống đối trong nước hoạt động chống phá ngày càng quyết liệt, nguy hiểm, thậm chí một số đối tượng coi hoạt động chống đối theo chỉ đạo của “Việt Tân” là một “nghề” kiếm sống.
Móc nối, phát triển lực lượng” “Việt Tân” núp dưới danh nghĩa tài trợ học bổng, từ thiện, mời tham dự hội thảo, du lịch…để móc nối, lôi kéo thanh niên, sinh viên, trí thức, luật sư, phóng viên, người khiếu kiện…ra nước ngoài; sau đó dùng thủ đoạn lừa đảo, bắt điền đơn gia nhập tổ chức, chụp ảnh khống chế, huấn luyện kỹ năng hoạt động, bảo mật máy tính, cách chế tạo bom xăng…giao nhiệm vụ về nước rải truyền đơn, treo khẩu hiệu, gây cháy nổ tại các địa điểm công cộng, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Tuyên truyền phá hoại tư tưởng. “Việt Tân” kết hợp giữa việc cử thành viên cốt cán xâm nhập về nước với sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia, các hội, nhóm trá hình trên internet; chúng dùng luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, xây dựng “xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ …để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch của thanh niên, sinh viên với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức.

Hiểu thêm về chủ thể phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có chủ thể lãnh đạo, tổ chức, quản lý, điều hành và chủ thể thực hiện. Chúng ta có thể hiểu rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp chính là chủ thể lãnh đạo phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Sở dĩ như vậy là vì, Đảng ta là Đảng cầm quyền, thực hiện sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, theo đó Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị, lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một bộ phận của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng-văn hóa; là một nội dung của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa, vì vậy Đảng phải lãnh đạo nhiệm vụ này là tất yếu, khách quan. Hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng các cấp là chủ thể lãnh đạo phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo phạm vi chức năng, quyền hạn của từng cấp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xác định phương hướng, chủ trương, biện pháp lãnh đạo trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, trong nghị quyết chuyên đề về làm cơ sở để cấp ủy, tổ chức đảng các cấp nghiên cứu, quán triệt, xác định những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chương trình, kế hoạch… phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở cấp mình.

Quyết tâm thanh lọc đội ngũ, giữ vững kỷ cương công tác cán bộ

Một lần nữa, Đảng ta nêu quyết tâm thanh lọc đội ngũ, loại bỏ những người không xứng đáng, để củng cố vai trò của Đảng. Tại phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu một trong những nhiệm vụ tiếp theo của Ban Chỉ đạo là kiểm tra công tác luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước. Sau hàng loạt vụ kỷ luật cán bộ từ Đại hội XII của Đảng đến nay, trong đó có 56 người thuộc diện Trung ương quản lý, thì đây là nhiệm vụ cấp thiết. Bởi, có làm tốt các khâu này mới dẹp được nạn tham nhũng, tha hoá, tiêu cực trong bộ máy chính trị; mới giữ vững kỷ cương trong công tác cán bộ; mới tạo động lực đổi mới trong sự nghiệp phát triển đất nước.
giu vung ky cuong cong tac can bo hinh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại phiên họp thứ 14 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng

Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam

Những ngày qua, trong khi hàng triệu học sinh, sinh viên háo hức bước vào năm học mới 2018-2019, thì trên nhiều trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng của những phần tử cơ hội và một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã có những nhận định chủ quan, cái nhìn sai trái, ý kiến lệch lạc về giáo dục Việt Nam. Cần phải vạch rõ “chân tướng” đằng sau những luận điệu này.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VÀ MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ


Nguyên cớ khởi đầu từ một clip đăng trên trang mạng xã hội quay cảnh một người được cho là giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần theo cuốn Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) của một giáo sư. Một câu chuyện giảng dạy theo phương pháp mới tưởng như bình thường, nhưng nó bị đẩy lên quá mức làm “nóng” dư luận. Nhân cơ hội này, một số người vốn có cái nhìn định kiến, cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội chính trị, bất mãn, thù hằn với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những toan tính xấu.
          Không chỉ đưa ra các nhận định đầy miệt thị, ác ý như: “Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài”, “Giáo dục Việt Nam trong 30 năm qua không chỉ rối loạn bởi các đề án hoang tưởng tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng mà còn đối diện với cuộc khủng hoảng suy đồi đạo đức nghiêm trọng khiến niềm tin vào những gì được gọi là “cải cách” sụp đổ”; có người còn đưa ra cái gọi là “kiến nghị” rằng: “Nếu không làm được một bộ sách giáo khoa cho ra hồn, giải pháp khả thi là mua một bộ sách giáo khoa của Anh, Mỹ về cho các cháu học, cháu nào học được thì học mà không học được thì dịch ra tiếng Việt mà học”(!). Rồi một số người lại đề xuất cái gọi là “khuyến cáo”: “Những thiên thần vô tội không nên và không thể tiếp tục bị đem ra làm vật hy sinh cho các tranh cãi liên miên về cải cách giáo dục và chương trình-sách giáo khoa hay các thử nghiệm cải cách thi cử”. Họ còn lên tiếng lu loa: “Ý thức hệ giáo điều trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn gây nên sự ngộ nhận chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cải cách khiến cho mục đích giáo dục thiếu tính thực tế, sai với lẽ tự nhiên”(!)...
          Trước đó, lợi dụng những sai phạm xảy ra ở Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ba tỉnh: Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, một số ý kiến cũng tỏ thái độ hằn học khi cho rằng “gian lận thi cử ở Hà Giang là bi kịch từ lỗi hệ thống”; “sự thối nát của nền giáo dục Việt có căn gốc từ thể chế chính trị”(!).
          Những lời lẽ trên cần phải phê phán, bác bỏ vì nó đã được nhìn nhận qua “lăng kính màu đen”, đánh đồng hiện tượng với bản chất, lợi dụng vấn đề giáo dục để đan cài mục đích chính trị thiếu lành mạnh.
          Về những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia ở ba tỉnh nêu trên, ngay sau khi xảy ra vụ việc, những người gây ra sai phạm đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam vì đã phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Những bài thi, thí sinh được nâng điểm thi qua quá trình thẩm định chặt chẽ đã bị hạ điểm thi theo đúng quy chế. Có thể nói rằng, sự vào cuộc kịp thời, khẩn trương, quyết liệt của các cơ quan chức năng góp phần nhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc để dư luận xã hội hiểu đúng tình hình; tin tưởng vào việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày càng được bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ hơn.
          Tất nhiên, nói thế không có nghĩa là giáo dục Việt Nam chỉ có những thành tựu, mà cũng đang phải vượt qua những thách thức không nhỏ. Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục cần phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực của người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước…
          Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc gia. Do vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo ở mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa những thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong lộ trình đổi mới cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những năm qua. Vì điều đó làm tổn thương đến tình cảm, niềm tin, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao cả của hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và hàng vạn cán bộ quản lý giáo dục đang lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc WEF ASEAN 2018

Thưa Tổng Bí thư, các ngài Tổng thống, Thủ tướng và các vị Trưởng đoàn,
Thưa GS.Klaus Schwab, người sáng lập – Chủ tịch điều hành WEF, thưa toàn thể quý vị  các bạn,
Trước hết, thay mặt Chính phủ Việt Nam, với sự chân thành nhất tôi nhiệt liệt chào mừng và cám ơn các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) tại Hà Nội. Tôi hoan nghênh Giáo sư Schwab đồng chủ trì hội nghị này.

Kích động biểu tình ngày 2/9 - Một trò hề lạc lõng, lố bịch


Tại Việt Nam vài năm gần đây, việc kích động tụ tập đông người để gây rối trật tự công cộng, tiến công lực lượng chức năng, phá hoại tài sản nhà nước… đã trở thành "nghề" của một số người tự nhận là "nhà dân chủ, người yêu nước". Và do được sự hà hơi, tiếp sức của thế lực thù địch ở nước ngoài, mà càng ngày nhóm người này càng tỏ ra ngông cuồng.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Tự rèn luyện để giữ mình

“Bước đi ngắn” nguy hiểm là hình ảnh từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII vào tháng 10-2016 để cảnh báo hiện tượng một số cán bộ từ suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nguyên nhân của sự sa ngã ấy có một phần quan trọng do mỗi cá nhân thiếu tự giác, thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn đạo đức, nhân cách, danh dự, coi đó như những điều thiêng liêng, cao quý nhất.

Công khai, minh bạch là “thuốc đặc trị” chống tham nhũng

Chưa bao giờ, những kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương về sai phạm trong Đảng lại được nhân dân đón nhận nhiệt thành như thời gian qua. Theo nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì tính công khai chính là “thanh bảo kiếm” để chữa lành những vết thương. Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần giải tỏa những bức xúc trong dư luận xã hội. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ, đồng thời giúp thu hồi được tài sản trong các vụ án tham nhũng.
cong khai minh bach la thuoc dac tri chong tham nhung hinh 1
Hình ảnh minh họa
Vụ án Dương Chí Dũng; Huỳnh Thị Huyền Như; Phạm Công Danh; Hà Văn Thắm; rồi vụ án Đinh La Thăng; Trịnh Xuân Thanh; hay Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm)… đều là những vụ án được đưa ra công khai xử lý vì những hành vi liên quan đến tham nhũng. Các kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về nhiều cán bộ ở cả cấp trung ương và địa phương, những quyết định kỷ luật, quyết định khởi tố đã được công khai, thu hút sự chú ý đặc biệt của đông đảo nhân dân. Qua đó đã thể hiện “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”, góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.
Ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: Đảng là đại diện cho toàn dân, việc công khai kết luận thanh tra và xử lý nghiêm minh những vụ án tham nhũng là một tiến bộ lớn.
“Đảng đại diện cho toàn dân mà không công khai cho toàn dân thì liệu có được không? Tôi cho đây là tiến bộ, đúng đắn. Tôi nghĩ những gì công khai được nên công khai. Càng công khai nhiều càng tốt. Có công khai mới sửa chữa được, có công khai mới là bài học, chứ nếu cứ dấu diếm thì là “tội nể nang nhau” dẫn đến cán bộ của mình mắc khuyết điểm càng ngày càng trầm trọng hơn”-ông Nguyễn Viết Chức nói.
Chưa bao giờ, những kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương về sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong Đảng lại được nhân dân đón nhận nhiệt thành như thời gian qua. Nó góp phần giải tỏa những bức xúc trong dư luận xã hội, đồng thời chứng minh rằng, cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng đang phát huy cao độ vai trò của mình, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.
Việc công khai kết luận kiểm tra của Đảng cũng cho thấy, Đảng nói đi đôi với làm, biến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thành hành động cụ thể chứ không chỉ dừng ở mức kiểm điểm, tự phê bình trong nội bộ tổ chức Đảng. Sai phạm, khuyết điểm của cán bộ được công bố công khai đáng tiếc không phải chỉ diễn ra ở một vài nơi. Thậm chí để đề bạt một người là cả một chùm khuyết điểm “dây chuyền” từ các bộ ngành đến địa phương cụ thể như trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Cũng như cán bộ cấp cao đứng đầu một địa phương, một ngành phải nhận những hình thức kỷ luật rất nghiêm khắc đã không còn là chuyện hiếm…
Ông Hồ Văn Năm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai
Ông Hồ Văn Năm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai
Ông Hồ Văn Năm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, giải pháp về công khai thủ tục minh bạch, tăng cường giám sát của nhân dân, tăng cường dư luận báo chí, cần công khai minh bạch, kê khai tài sản.
“Đó là các giải pháp đồng loạt, đồng bộ. Để giải pháp mạnh tăng cường kiểm tra giám sát của người dân, cơ quan cấp trên và trách nhiệm của người đứng đầu trong tăng cường kiểm tra phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng trong nội bộ, trong cơ quan, đơn vị trực thuộc”-ông Hồ Văn Năm nói.
Công khai và xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng sẽ thu hồi được tài sản của nhà nước. Việc kê biên, thu giữ tài sản trong một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao. Đáng chú ý là vụ án Giang Kim Đạt thu về hơn 300 tỉ đồng; vụ Hứa Thị Phấn hơn 10 nghìn tỉ đồng; vụ Ngân hàng Đông Á hơn 2 nghìn tỉ đồng; vụ Phạm Công Danh (giai đoạn I) hơn 6 nghìn tỉ đồng; vụ Đinh La Thăng hơn 20 tỉ đồng; vụ Trịnh Xuân Thanh hơn 45 tỉ đồng và vụ AVG hơn 8 nghìn 500 tỉ đồng… Tuy nhiên, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Một trong những nguyên nhân là do pháp luật chưa có cơ chế xử lý sớm đối với tài sản tham nhũng, nhất là với tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Đây cũng là một trong những nội dung được nhiều Đại biểu Quốc hội đề cập đến khi thảo luận về Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Việc phát hiện, xác minh được tài sản bất minh đã vô cùng khó mà khi xử lý chỉ truy thu thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 45%” tài sản bất minh nếu làm không khéo sẽ dung túng cho tham nhũng.
Ông Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội khẳng định, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là “thuốc đặc trị” phòng ngừa tham nhũng: “Con mắt của dân tinh tường, chỉ công khai thì dân biết. Hãy biết lắng nghe dân, chịu sự giám sát của dân. Kể cả hành vi kể cả có quyền lực luôn luôn có hàng triệu con mắt dõi theo, hàng triệu con người đang đợi hành xử của anh. Khi mỗi người hành xử ý thức đang chịu sự giám sát của công luận, nhân dân thì hành xử chuẩn mực hơn. Nếu hành xử bí mật, không minh bạch thì dẫn đến kết luận không khách quan. Tóm lại, minh bạch là liều thuốc toàn diện nhất”.
“Dưới ánh sáng không ai làm điều khuất tất”. Bởi thế, công khai, minh bạch là liều thuốc “đặc trị” chống tham nhũng. Công khai các vụ án tham nhũng; thu hồi tài sản bất minh; chủ động tiến hành kiểm tra cũng như công khai các kết luận sau kiểm tra là những đổi mới cần thiết trong hoạt động kiểm tra của Đảng, góp phần nâng cao chất lượng Đảng viên, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.
(Theo VOV)

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Phan Châu Trinh


Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.