Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

TẦM CAO TƯ TƯỞNG, NIỀM TIN SON SẮT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH



Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực về tổng kết lý luận-thực tiễn mang tầm tư tưởng chiến lược của bậc vĩ nhân. Hồ Chí Minh đã thể hiện trong Di chúc - một đại tổng kết lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Người, với những chặng đường trong cuộc hành trình lịch sử của dân tộc và của Đảng, vì lý tưởng và mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì độc lập - tự do - hạnh phúc của nhân dân.
Thực hiện Di chúc của Người, chúng ta đã vượt qua bao thử thách cam go, chiến đấu gian lao và anh dũng “đánh thắng hai đế quốc to”; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một ý chí, một niềm tin son sắt, hành động với sức mạnh đoàn kết muôn triệu người để giành thắng lợi, hướng tới tương lai.
Trong Di chúc, trên bình diện tư tưởng, Người đã đề cập toàn diện các vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, về Đảng và xây dựng Đảng cầm quyền thực sự trong sạch, vững mạnh, về Nhà nước và thực hành dân chủ, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Di chúc trù tính việc trước mắt và việc lâu dài, về dân tộc và quốc tế; về công việc tương lai, tái thiết đất nước sau chiến tranh, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, làm tất cả mọi việc vì hạnh phúc của nhân dân.
Niềm tin tưởng mãnh liệt của Người vào thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong hoàn cảnh chiến tranh đang diễn ra hết sức ác liệt, đồng bào, chiến sĩ cả nước đang chịu đựng nhiều gian khổ, hy sinh, vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn và tình hình quốc tế cũng đang diễn biến phức tạp… cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Người. Đó là niềm tin khoa học, nhìn thấu xu thế phát triển của tình hình, tính tất yếu thắng lợi của chính nghĩa cách mạng và sự thất bại không thể nào tránh khỏi của chiến tranh xâm lược phi nghĩa, trái đạo lý và phản nhân văn mà đế quốc, thực dân gây ra. Người tin tưởng, khẳng định và nhấn mạnh: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”.
Với Hồ Chí Minh, niềm tin thúc đẩy hành động. Người hình dung “cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn". Và hành động lại góp phần củng cố niềm tin: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
Từng lời, từng chữ của Người trong Di chúc đều toát lên sự kiên định, nhất quán của tư tưởng, sự vĩ đại của niềm tin không gì lay chuyển được.
Động lực sâu xa thúc đẩy Người tin tưởng mãnh liệt như thế và thức tỉnh đồng bào, chiến sĩ hành động dũng cảm, quyết liệt như thế, không có gì khác đó là tình yêu và tình cảm của Người với Tổ quốc và nhân dân mà cả cuộc đời mình, Người đã tự nguyện dấn thân và dâng hiến cho dân, cho nước. Nó lắng đọng, bền bỉ, thường trực trong suy tư và cảm xúc, trong trái tim và trí óc của Người.
Cũng trong bối cảnh của Di chúc, Người đã từng kêu gọi đồng bào, chiến sĩ ta “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”, phải “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”, để cho “Bắc-Nam sum họp, xuân nào vui hơn!”… Người đã thực sự truyền cảm hứng tới toàn dân tộc. Trong giờ phút thử thách ác liệt, cam go của cuộc chiến đấu, cũng như trong suốt cuộc hành trình lịch sử không ngừng không nghỉ của dân tộc để bảo vệ quyền sống, quyền tự do, giữ gìn và nâng cao phẩm giá con người, Hồ Chí Minh luôn là ngọn cờ dẫn dắt toàn dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân mình, cuộc đời Người ở trong sự sống và số phận của nhân dân, dân tộc mình.
Hãy nhớ lại những sự kiện tiêu biểu in dấu ấn của Người trong mỗi bước ngoặt của cách mạng. Bên thềm của Cách mạng Tháng Tám giải phóng dân tộc, Người từng căn dặn chúng ta với quyết tâm sắt đá “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Giữa khói lửa của cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp, ngày 19-12-1946, Người ra lời kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Đó là lời thề thiêng liêng đối với Tổ quốc mà nguyên thủ quốc gia Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể quốc dân đồng bào nói lên ý chí của toàn dân tộc.
Hai mươi năm sau, vào lúc 76 tuổi, khi đã khởi thảo xong lần đầu bản Di chúc, ngày 17-7-1966, Người ra lời kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước. Trong lời kêu gọi ấy, nổi bật một tư tưởng lớn, một sự lựa chọn giá trị được khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó là chân lý của muôn đời, rọi sáng nhận thức, giúp chúng ta hiểu rõ vì sao niềm tin vào thắng lợi và ý chí chiến đấu vì thắng lợi hoàn toàn của Người mãnh liệt đến như vậy.
Trong Di chúc, Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Đây là nhân tố làm nên sức sống, sức chiến đấu của một Đảng cách mạng mà lẽ sống, sự tồn tại của Đảng chỉ vì nhân dân. Đoàn kết trong Đảng, muôn người như một còn là sức mạnh của trí tuệ khoa học và đạo đức cách mạng của toàn Đảng, của từng tổ chức Đảng đến mỗi một đảng viên.
Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết trong Đảng còn là động lực và sự nêu gương, thúc đẩy đoàn kết toàn dân tộc, gắn liền với đoàn kết quốc tế. Với Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao của Đảng và của dân tộc, đoàn kết là nỗ lực phấn đấu, là mẫu mực thực hành trong suốt cuộc đời của Người. Trước tình trạng xảy ra mất đoàn kết, sự bất hòa giữa các đảng anh em, Người dằn vặt, lo âu đến mức đau đớn.
Là người chiến sĩ cách mạng, luôn tin tưởng, lạc quan vào sự nghiệp cách mạng, luôn tự hào về sự lớn mạnh của phong trào cộng sản thế giới mà Người phải nói đến “sự đau lòng” về tình trạng bất hòa giữa các đảng anh em thì nỗi đau ấy của Người thấm thía biết chừng nào. Với nghị lực phi thường, với tấm lòng cao cả, Người thường nén chặt nỗi đau nhân thế ở trong lòng. Ngay trong ngôn từ, hiếm khi Người nói tới sự đau buồn, vậy mà trong Di chúc, Người phải nói đến “tự hào bao nhiêu” thì cũng “đau lòng bấy nhiêu” trước những sóng gió âm ỉ trong phong trào cộng sản quốc tế mà Người cảm nhận sâu sắc hơn ai hết, thì nỗi đau của Người là tất cả tinh thần trách nhiệm không chỉ đối với Đảng, với dân tộc mà còn đối với quốc tế và nhân loại. Thêm một lần nữa, ta nhận ra sự cao thượng vĩ đại của Người.
Người căn dặn Đảng ta “ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”. Đây cũng chính là một trong những phương diện xây dựng Đảng của Đảng ta, là trách nhiệm cao cả của Đảng ta đối với phong trào cộng sản quốc tế và cách mạng thế giới theo Di chúc của Người.


TỪ “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐẾN ÂM MƯU GÂY BẤT ỔN Ở VIỆT NAM


Bài học từ các nước Trung Đông, Bắc Phi và Ukraina vẫn đang nóng hổi. Hiểm hoạ “Mùa xuân Ả Rập” có tái diễn ở Việt Nam hay không phụ không nhỏ vào ý thức trách nhiệm của mỗi người Việt Nam hôm nay.

Nói về đạo đức người làm quan xưa và nay.

Để nắn chỉnh lại đạo đức cán bộ phải làm từ gốc, từ giáo dục cơ bản đến nâng cao đạo đức xã hội, tuyển chọn người hiền tài nhân nghĩa. Để có thể “gạn đục khơi trong” đối với người lãnh đạo, cán bộ thì tất yếu phải sàng lọc chứ chẳng thể mong muốn tới những phương “thuốc tẩy” siêu mạnh được.
Quan niệm về đạo đức người làm quan thời phong kiến
Dân gian xưa có câu: “Thanh gỗ nóc nhà đặt không chính, thì xà ở dưới cũng bị hỏng”. Tức là người làm quan không tự mình ngay chính, thì không thể giáo hóa dân chúng, không thể yêu cầu nhân dân thực hành theo pháp lệnh, không đủ sức để ngăn ngừa cấp dưới, người dân biến chất mà “làm hư” ngược lại quan.
Thế nên, ngay từ bước chọn người để làm quan, để cống hiến cho đất nước thì phải xét ở đạo đức là yếu tố trước tiên. Đó là cái lý khi bổ nhiệm thì phải tôn trọng nguyên tắc “nhất hiền tài” chứ không phải là “nhất hậu duệ”.
Vua Lê Thánh Tông một trong những vị vua luôn chú trọng tới đạo đức của người làm quan để xây dựng quốc thái dân an

Những “thẩm phán online” xin đừng phán xét mơ hồ nữa!

Pháp luật là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của một Nhà nước. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Do vậy, muốn phá hoại sự phát triển của một quốc gia, có thể phá hoại từ nền pháp luật.

Bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của mọi người

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Phải coi đây là tội phạm hình sự



Trong khi đang diễn ra Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, dư luận hiện vẫn đang rất bức xúc về vụ gian lận điểm thi THPT QG 2018, khi viện dẫn luật thì khó xử lý, nhiều cán bộ, thí sinh sai phạm vẫn nhởn nhơ, danh sách thí sinh được nâng điểm đã có, con cái nhà ai cũng đã rõ những vẫn khó khó công bố?.
Mua bán điểm thi là tội phạm hình sự chứ không phải gian lận thi cử như một số người đã đánh tráo khái niệm để nói rằng không công bố là nhân văn. Đây là dạng tội phạm có tổ chức, cần điều chỉnh luật và nghiêm trị việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nâng điểm, nâng hạnh kiểm.

Giả dối – thói xấu tệ hại cần loại bỏ



Một trong những thói quen ứng xử của người Việt là ưa thích sự mềm mỏng, khéo léo, nhã nhặn. Và ngược lại, không thích nghe những sự thẳng thắn, cương trực. Thói quen ứng xử đó có mặt tích cực là dễ tạo thiện cảm, song quá coi trọng giao tiếp theo cách ứng xử nhã nhăn, nhún nhường theo kiểu nói ngọt cũng lọt đến xương cũng là mảnh đất mầu mỡ cho tệ nói dối, nói hão nảy sinh. Đây chính là mầm mống cho bệnh giả dối, con “ma” đang gặm nhấm, là mối nguy hại làm mọt ruỗng phẩm giá cán bộ, đảng viên và ảnh hưởng tiêu cực trong mọi quan hệ xã hội.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

VẪN LÀ LUẬN ĐIỆU VU KHỐNG


Ngày 14 tháng 5 năm 2019, C03 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, khám xét với Bùi Quang Huy cùng 8 người khác khác về tội Buôn lậu theo khoản 4 điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 và tội vi phạm về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 221 Bộ luật Hình sự 2015. Lệnh bắt tạm giam với những đối tượng này được ban hành song ông chủ của Nhật Cường Mobile đã bỏ trốn và đang bị truy nã.
Mặc dù chưa có kết luận của cơ quan điều tra nhưng lợi dụng thông tin này, một số trang mạng xã hội của các tổ chức phản động lại đăng tải, phát tán nhiều thông tin liên quan đến cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số bộ, ngành và địa phương. Những thông tin của chúng đều được trích dẫn từ những nguồn tin không chính thống, chưa được kiểm định. Điển hình là, trang Facebook của Việt Tân đã đăng thông tin cho rằng: Nhật Cường Mobile chính là “sân sau” của một lãnh đạo chủ chốt của thành phố Hà Nội. Cũng theo trang Facebook Việt Tân thì thông tin trên được trích dẫn, lấy nguồn từ Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà - chủ nhân của blog “Cô gái Đồ Long” đã từng bị cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an bắt giữ, điều tra hồi tháng 10-2010 về hành vi: Vu khống người khác bằng các bài viết được đăng tải trên blog cá nhân. Như vậy,chúng ta không thể tin và càng không thể phát tán những thông tin không đáng tin cậy như thế khi chưa có kết luận điều tra từ các cơ quan chức năng để tránh gây hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng đến uy tín của các đồng chí lãnh đạo.
Hơn thế nữa, những thông tin này lại được tung ra vào đúng thời điểm Đảng ta đang chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 10 (khóa XII) với nhiều nội dung quan trọng phục vụ cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Việc đăng tải những thông tin như vậy chính là nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cán bộ ngành, địa phương.
 Vì thế, mỗi chúng ta cần tỉnh táo, không bị ngộ nhận. Còn với những việc làm, hành động có tính phá hoại, tung hỏa mù như vậy cần phải được loại bỏ./.
                                                                                     TT

XÂY DỰNG BẢN LĨNH VỮNG VÀNG, KHÔNG ĐỂ SA VÀO CẠM BẪY TỆ NẠN XÃ HỘI



Có thể nói, thời gian gần đây một trong những vấn đề dư luận xã hội bày tỏ sự quan ngại là một bộ phận cán bộ, đảng viên có những biểu hiện vi phạm chuẩn mực đạo đức, vướng vào tệ nạn xã hội. Nếu không có những giải pháp ngăn chặn kịp thời thực trạng này thì không chỉ làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ mà còn tác động tiêu cực đến việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng lệch chuẩn xã hội, nó thường được biểu hiện dưới những hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu đối với đời sống xã hội. Tệ nạn xã hội không những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần, đạo đức của con người, mà còn làm rạn nứt hạnh phúc gia đình, làm mọt ruỗng văn hóa và gây mất trật tự an toàn xã hội. Không ai phủ nhận những giá trị tích cực mà nền kinh tế thị trường đã mang lại cho xã hội và con người. Tuy nhiên, những mặt trái của cơ chế thị trường “cộng sinh” với lối sống lai căng, văn hóa độc hại du nhập từ bên ngoài vào khiến tệ nạn xã hội có nguy cơ trỗi dậy và làm băng hoại đạo đức xã hội. Cán bộ, đảng viên cũng là con người nên khó tránh khỏi những ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội ở cả mặt tốt và mặt xấu, ở cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, trước sự “cám dỗ, mê hoặc” của những “chiếu bài, ván bạc” hay lời “mời gọi quyến rũ” từ vũ trường, nhà hàng, khách sạn, thậm chí chiêu bài “mỹ nhân kế” làm chao đảo cả một triều chính xưa kia cũng có thể tái diễn để trở thành “cái dây thòng lọng” đối với bất cứ cán bộ, đảng viên nào thiếu bản lĩnh, thiếu tỉnh táo, thiếu nghiêm khắc với chính mình.Nếu như những năm tháng chiến tranh, cán bộ, đảng viên có mục tiêu lớn nhất là cùng nhân dân, bộ đội kề vai sát cánh bên nhau để đánh đuổi kẻ thù ra khỏi giang sơn bờ cõi, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; hay trong thời bao cấp còn nhiều khó khăn, nhà nhà, người người phải lo toan cái ăn, cái mặc hằng ngày thì cán bộ, đảng viên ít nhiều vẫn giữ được sự trong trẻo của tâm hồn, sự trong sáng của lương tâm, sự lành lặn của đạo đức, do đó ít bị tha hóa, biến chất. Còn thời nay, điều kiện kinh tế, cuộc sống vật chất đã đầy đủ, sung túc hơn xưa; môi trường xã hội thông thoáng, cởi mở hơn; các phương tiện nghe nhìn, truyền thông, văn hóa giải trí, mạng xã hội đã làm cho con người được tận hưởng tiện ích, thoải mái gấp nhiều lần… nhưng cũng làm người ta dễ trở nên “lóa mắt” trước những “cạm bẫy” từ sự hào nhoáng, giả tạo và lệch chuẩn xã hội mà không phải ai cũng dễ nhận diện, phát hiện để tránh xa. Thế nên, có người ví von rằng, thời đại công nghệ có thể tạo bàn đạp, bệ đỡ cho con người vươn tới chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, nhưng cũng có thể là chiếc xe “không phanh” lót đường cho sự sa ngã, xuống cấp đạo đức nếu con người buông lơi, thỏa thích với những ham hố tầm thường của mình.Không ngẫu nhiên mà từ Đại hội XII đến nay, Đảng ta không chỉ coi đạo đức là một trong 4 trụ cột trong công tác xây dựng Đảng, mà còn đề ra nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định nhằm siết chặt kỷ cương, củng cố văn hóa, chấn chỉnh đạo đức trong Đảng. Bởi sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên khiến nhân dân suy giảm niềm tin vào Đảng và chế độ, đồng thời làm cho nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội có nguy cơ lung lay từ gốc rễ.
Chính vì vậy, việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải nhân đôi trách nhiệm trong việc xây dựng nền tảng đạo đức xã hội lành mạnh.Với tư cách là lực lượng dẫn dắt xã hội phát triển văn minh, tiến bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên không chỉ có trách nhiệm xây dựng nền tảng tinh thần đạo đức xã hội lành mạnh mà còn phải là lực lượng tiên phong trong đấu tranh, phòng ngừa, đẩy lùi, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.Muốn làm tốt việc này, trước hết đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần chú trọng học tập lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh , thấm nhuần những giá trị văn hóa truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc; tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, dâm ô, cờ bạc, mê tín dị đoan; gương mẫu chấp hành nội quy, quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa tại cộng đồng nơi cư trú; vận động gia đình, người thân và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phường, xã văn minh...Để tệ nạn xã hội xâm nhập vào một bộ phận cán bộ, đảng viên, cấp ủy và chính quyền các cấp không thể vô can. Vì vậy, đi đôi với việc đề cao vai trò tự giác, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cần quan tâm chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa bổ ích nhằm tạo ra không gian sống tích cực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cùng với đó, cần làm tốt công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên ở mọi lúc, mọi nơi; phối hợp với chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương tăng cường giám sát cán bộ, đảng viên nơi cư trú; tránh để buông lỏng quản lý khiến cán bộ, đảng viên vi phạm tệ nạn xã hội mà không biết. Thường xuyên chú trọng, quan tâm xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức lành mạnh cho xã hội, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống chính trị, vào mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, mỗi gia đình và cá nhân, việc giữ gìn và phát huy các chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc sẽ góp phần bảo đảm cho xã hội nói chung, mỗi người nói riêng được phát triển tiến bộ, cân bằng, bền vững. Đây là “bức tường thành” có thể phòng ngừa hiệu quả các tệ nạn xã hội, nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động hiện nay.


Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

HỌC TẬP TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - HỌC PHẢI ĐI ĐÔI VỚI HÀNH



“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về mối quan hệ giữa học và hành tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập vào tháng 5 năm 1950.
Theo Người, học phải luôn gắn bó hữu cơ, không tách rời với hành, học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống vốn đa dạng và phong phú. Học mà không hành, không áp dụng vào thực tế khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Muốn thực hành tốt đòi hỏi người học phải được trang bị những tri thức, kiến thức.
Quan điểm của Người đã trở thành bài học sâu sắc có tác dụng kêu gọi mọi người đem việc học gắn bó với thực tiễn nước nhà, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học đi đôi với hành cũng là nguyên lý giáo dục cơ bản của Đảng và Nhà nước ta; phê phán lối học suông, học cốt lấy chữ nghĩa, lấy mảnh bằng, lối học kinh viện, không nhằm mục đích phục vụ thực tiễn.
Thấm nhuần nguyên lý: "Học đi đôi với hành" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta chủ trương nâng cao chất lượng dạy và học trong các hệ thống bậc học, cấp học, chung tay xây dựng một xã hội học tập, xem học tập như là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống và có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, học bằng nhiều cách. Học không chỉ là học văn hóa mà còn phải học các kiến thức khác để làm việc, để sáng tạo, để làm người, để sống tốt hơn, thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Nếu không, người học chỉ cần đạt đến mục tiêu có bằng cấp, không còn động lực học tập để có tri thức, để làm việc, để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Một nền giáo dục mà "cả nước là một xã hội học tập" sẽ là động lực thúc đẩy mọi người có trách nhiệm học tập, học tập để không bị lạc hậu và theo kịp bước tiến của khoa học, công nghệ, thời đại, để có điều kiện phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và phát triển bản thân.


Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học lại Di chúc của Bác Hồ



1. Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đã 50 năm. Trong suốt 50 năm qua và mãi mãi, lòng mỗi người không bao giờ nguôi niềm tưởng nhớ, nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu sắc đối với vị lãnh tụ anh hùng của dân tộc, người thầy vĩ đại của nhân dân ta, người lãnh tụ thiên tài của Đảng, của dân tộc, người Bác kính yêu của chúng ta, nhà văn hóa lớn của nhân loại. Bởi vậy, 50 năm và mãi mãi về sau, tuy Bác xa chúng ta, nhưng Bác lại rất gần chúng ta để đưa đường cho chúng ta đi bằng ngọn đèn tỏa sáng là Di chúc của Người.

"BỐN XIN, BỐN LUÔN" ĐỂ DÂN QUÝ, DÂN TIN


Một trong 4 nội dung của Đề án “Văn hóa công vụ” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là yêu cầu về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, với nội dung cốt lõi là khi tiếp xúc, giải quyết công việc cho người dân, “người Nhà nước” cần thực hiện “4 xin” là "xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép" và “4 luôn” là "luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ".

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

CHỦ NGHĨA DÂN TÚY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA


         Chủ nghĩa dân túy được ngành khoa học xã hội liên kết đến một vài hiện tượng. Một mặt nó dùng để chỉ một phong cách chính trị cụ thể, một hình thức hùng biện chính trị hay chiến lược để đạt được quyền lực; mặt khác trong các nghiên cứu, nó được phân loại như là một phần của các hệ tư tưởng khác nhau. Trong cuộc tranh luận chính trị, thuật ngữ chủ nghĩa dân túy hay được đại diện của các hướng khác nhau dùng để chỉ trích lẫn nhau, khi họ nghĩ rằng các tuyên bố của các hướng đối ngược được ưa chuộng, nhưng không tưởng, cho đó là mị dân.
          Chủ nghĩa dân túy thường được đánh dấu bằng sự từ chối giới tinh hoa quyền lực và một số tổ chức, chống trí thức, một sự xuất hiện dường như phi chính trị, cho là chỉ dựa trên sự suy nghĩ lành mạnh và "tiếng nói của người dân", phân cực, cá nhân hóa, đạo đức hóa và lập luận cho là của đa số hoặc tấn công cá nhân.
          Chủ nghĩa dân túy hay nhấn mạnh sự tương phản giữa "nhân dân" với tầng lớp "tinh hoa" và trong các tuyên bố cho là mình đứng về phía "dân thường". Chủ nghĩa dân túy, tuy nhiên, không có hệ thống giá trị cụ thể, cấu thành cốt lõi tư tưởng của mình để phân biệt nó với các hệ tư tưởng khác. Do đó, nó có thể có quan điểm chính trị và mục tiêu rất khác nhau. Thường thì nó là một thiết bị phong cách của các đảng phái và chính trị gia đối lập, hoặc thậm chí của các phong trào xã hội. Nói chung, các thuật ngữ thường xuyên được thảo luận là "chủ nghĩa dân túy cánh tả" và "chủ nghĩa dân túy cánh hữu", cho biết nhiều vấn đề có thể chồng chéo và không thể phân loại đơn giản.
          Một trong những nguyên nhân của xu hướng dân túy là thiếu sự gần gũi và một khoảng cách lớn giữa lợi ích và ngôn ngữ của một cộng đồng và các nhà cai trị hoặc những người có quyền lực trong xã hội.
          Chủ nghĩa dân túy liệu có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy cơ của nó đang hiện hữu và có xu hướng mở rộng?
          Chúng ta phải hết sức cảnh giác với chủ nghĩa dân túy, khi đất nước đang chủ động hội nhập sâu, rộng và toàn diện vào đời sống quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa, đòi hỏi “dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” trong điều kiện “nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế”… “có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ”. Mặt khác, phải thẳng thắn nhìn nhận những yếu tố có tính nguyên nhân như phân tích ở trên đều tồn tại ở những mức độ phức tạp khác nhau trong đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, “việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả… giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng” là những điều kiện để các phát ngôn, hành động dân túy bộc phát.
          Sự mong muốn thực hành dân chủ trong một bộ phận nhân dân, khi điều kiện thông tin chưa thật sự đầy đủ để có thể phân biệt rõ giữa dân chủ và dân túy, có thể dẫn đến sự nhầm lẫn giữa dân chủ và dân túy. Trong khi đó những phần tử cơ hội chính trị lợi dụng tình hình phức tạp để mưu đồ cá nhân, phe nhóm, dẫn đến nguy cơ một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hào hứng đón nhận các phát ngôn, hành động dân túy.
          Để có thể phòng ngừa chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam, điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những tác hại của chủ nghĩa dân túy, phải hạn chế tối đa “đất sống” của chủ nghĩa dân túy và cần lưu ý một số vấn đề sau:
          Nhận diện và cảnh giác với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy trong đời sống chính trị Việt Nam. Có thể đánh giá, ở Việt Nam đã có những biểu hiện bước đầu của phát ngôn, lời nói, hành động mang tính dân túy.. Thực tế ấy đã được Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên”. Ở một khía cạnh khác, những cá nhân, những con người hành xử theo hướng dân túy như đã nói ở trên cũng đã thu được những kết quả, trở thành “nhân vật của truyền thông”, thậm chí đã từng đạt đến vị trí cao trong nấc thang quyền lực. Họ biết chọn thời điểm để tỏa sáng, thường là những lúc người dân trong xã hội phải đối mặt với những khó khăn trở ngại trong cuộc sống do suy thoái kinh tế, bất ổn an ninh;
          Các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương phải hết sức có trách nhiệm tìm hiểu và hành động để giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc, những nguyện vọng, lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Hành động của bộ máy cơ quan công quyền các cấp và của mọi cán bộ, công chức thực thi công vụ phải thực sự vì lợi ích chung, vì lợi ích chính đáng của nhân dân và dân tộc, để hành động theo đúng chỉ dạy của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”; không chỉ và không thể chỉ vì lợi ích trước mắt, chỉ vì danh lợi cá nhân, chỉ vì tương hợp với “lợi ích nhóm” của mình, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân, của dân tộc;
          Kiên định thực hiện một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo chiến lược đối ngoại trong hội nhập quốc tế, với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc theo phương châm “hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu, bất lợi”;
          Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức mà trung tâm là đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn với Đảng và chế độ ta, là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng;
          Tuyên truyền rộng rãi cho Nhân dân thấy rõ những biểu hiện, nguy cơ và tác hại của chủ nghĩa dân túy. Trong nhiều trường hợp, người dân không thể phân biệt được đâu là người theo hay không theo chủ nghĩa dân túy, dễ nhầm lẫn giữa người vô nguyên tắc, vô chính phủ với người mạnh mẽ đổi mới.
          Đấu tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là một quá trình bền bỉ, dài lâu, gắn bó mật thiết với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, là một phần rất quan trọng của đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Phải kiên trì làm công tác tư tưởng, đề cao sự phòng ngừa. Điều này đòi hỏi sự tất yếu và cấp bách phải tăng cường lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc của báo chí, truyền thông và sự tham gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
                                                                                             TL

XỬ LÝ THÔNG TIN, CHỌN LỌC THÔNG TIN LÀ YÊU CẦU QUAN TRỌNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

     Nhu cầu tiếp nhận thông tin là chính đáng, song thông tin trên mạng xã hội hiện nay là vô cùng phong phú và phức tạp,
đòi hỏi mỗi người chúng ta cần chọn lọc thông tin như thế nào, để đảm bảo tính khách quan, trung thực. Hiện nay lợi dụng các kênh thông tin, nhất là thông tin trên internet, zalo, fecerbook, youtube..  các thế lực thù địch đăng lên những thông tin sai sự thật, bóp méo sự thật, lồng ghép, xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo, nhằm mục đích, động cơ cá nhân thấp hèn hoặc phục vụ cho mưu đồ phá hoại nền độc lập, tự do của dân tộc, đơn cử như Đài BBC tiếng việt, Đài VOA Tiếng Việt, Trang phản động facebook Việt Tân, Người Buôn gió, Cấn Thị Thêu, Phạm Thành, Công Lê Đình vvv.
       Trước những thông tin xấu độc như vậy, chúng ta cần phải bình tĩnh, cảnh giác trong xử lý thông tin, nếu không, rất có thể mắc bẫy, tiếp tay cho những thủ đoạn chống phá, kích động "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"trong nội bộ. Từ những "liều phóng" thông tin bịa đặt, chúng chủ ý khiến cho cán bộ, đảng viên và nhân dân mắc bẫy thông tin, từ đó suy luận, đồn đoán, ghi ngờ, suy giảm niềm tin và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Cao hơn thế, từ thông tin, đơn thư bịa đặt có thể gây ra mâu thuẫn nội bộ.
       Cần phải có quan điểm vững vàng, kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin một cách khoa học; kiên định, tỉnh táo, không chia sẻ, bình luận những loại hông tin xấu độc, xây dựng cho được "hệ miễn dịch" trước những thông tin xấu, độc.
        Cần chủ động trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi loại thông này, xây dựng lý luận sắc bén, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị, hoàn thiện quy chế về kỷ luật phát ngôn, xủ lý nghiêm những cá nhân, nhóm người cấu kết với nhau, lợi dụng vaán đề "dân chủ", "nhân quyền", tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyê tạc và có hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát tài liệu sai trái

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019


THỰC HÀNH NÊU GƯƠNG ĐỂ CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ”
TRONG NỘI BỘ VÀ PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và Quy định số 08-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (gọi tắt là Quy định số 08) đang từng bước đi vào cuộc sống.
Chúng ta đều biết, phẩm chất nêu gương của cán bộ, đảng viên không phải là sự hô hào chung chung mà được thể hiện thông qua suy nghĩ, việc làm cụ thể, có tác động đến tập thể, tổ chức đảng, cộng đồng và xã hội. Đứng trước những cám dỗ, tham gia vào các mối quan hệ xã hội, nhất là quan hệ kinh tế với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, mỗi cán bộ, đảng viên phải có hành vi ứng xử đúng mực, đúng quy định. Bài học từ những vụ án kinh tế lớn bị đưa ra xét xử và những sai phạm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng ở một số địa phương trên cả nước vừa qua cho thấy, những nguyên nhân dẫn đến sai phạm đều có dấu hiệu đồng lõa, bao che, thiếu trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Những trường hợp địa phương bị doanh nghiệp thao túng, lấn chiếm, sử dụng đất công sai quy định, sản xuất kinh doanh trái pháp luật nhưng không bị xử lý hoặc xử lý không đến nơi đến chốn… đều xuất phát từ sự buông lỏng quản lý, bao che của một bộ phận cán bộ ở địa phương. Nhiều vụ việc sai phạm, khiếu kiện kéo dài ở cơ sở, khi cơ quan chức năng của Trung ương vào kiểm tra, xử lý, kết luận đã cho thấy rõ hơn vấn đề này. Nguyên nhân của thực trạng này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII: “… Do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân”.
Đi từ căn nguyên của vấn đề, chúng ta thấy tất cả đều bắt nguồn từ các mối quan hệ “với động cơ không trong sáng” giữa cán bộ, đảng viên với doanh nghiệp hoặc cá nhân, tổ chức có ý đồ làm trái. Bắt đầu là những lời mời, những món quà tặng kiểu “tình cảm”, tiếp đến là đút lót, hối lộ, là “lợi ích nhóm”… và con đường tất yếu sẽ dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ rõ biểu hiện của sự suy thoái này là: “Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực...”. Trả lời phỏng vấn báo chí đầu năm mới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã nhấn mạnh về tính hiệu quả và thực chất của các chương trình hành động trong năm 2019, nhằm thực hiện thắng lợi phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” của Chính phủ. Rõ ràng, để hiện thực hóa các chủ trương, chính sách, quy định… của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đòi hỏi phải có sự chuyển động thực chất từ cơ sở. Trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành, các địa phương phải được đặt lên hàng đầu, nhằm tạo sự chuyển biến thực chất. Muốn vậy, hành động nêu gương phải đi vào thực chất, cụ thể, không nói chung chung, không làm qua loa, đại khái.
Những hiện tượng, cảm ơn, tặng quà, biếu xén...đây là cách tiếp cận để tạo dựng, củng cố các mối quan hệ “vì động cơ không trong sáng” nhằm “chạy” dự án hoặc tìm kiếm sự ưu tiên, ưu đãi khác trong quan hệ kinh tế. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII trong mục “Cơ chế, chính sách” để thực hiện các nhóm giải pháp chống suy thoái phẩm chất đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã quy định rất cụ thể đối với cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng: “Khắc phục ngay tình trạng ăn uống, chè chén, "liên hoan", "gặp mặt" không lành mạnh, với động cơ không trong sáng…”. Điều 3 của Quy định số 08 cũng đã quy định rất cụ thể những biểu hiện cần phải kiên quyết chống, đó là: “Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi… Lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để sử dụng, vay, mượn tiền, tài sản, phương tiện của tổ chức, cá nhân trái quy định. Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi…”.
Từ Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đến Quy định số 08 cho thấy, Đảng ta đã “bắt đúng bệnh”, “kê đúng thuốc” đối với những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong giải quyết các mối quan hệ về kinh tế và liên quan đến kinh tế theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tính nêu gương của cán bộ, đảng viên không còn là giáo dục, vận động, mà là yêu cầu bắt buộc. Chỉ có như vậy mới ngăn chặn, phòng ngừa suy thoái có hiệu quả. Để có sự nêu gương thực chất, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải luôn trau dồi văn hóa ứng xử. Trong các mối quan hệ xã hội, những mối quan hệ về kinh tế và liên quan đến lợi ích kinh tế là quan hệ nhạy cảm nhất, dễ bị lợi dụng và dễ sa ngã nhất. Ranh giới giữa mối quan hệ “tình cảm” với “động cơ không trong sáng” là rất mong manh. Trách nhiệm và bổn phận nêu gương của cán bộ, đảng viên là phải có tâm và dũng khí để xác định, phân biệt được lằn ranh mong manh ấy. Trong thực tiễn cuộc sống, nó đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta phải có hành vi ứng xử theo những chuẩn mực văn hóa của cán bộ, đảng viên trên cơ sở nhận thức và quán triệt sâu sắc những nội dung trong các nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019): Hồ Chí Minh - Sáng mãi tên Người!

 Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù (còn gọi là Làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Với tố chất đặc biệt, lại được sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học ở một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, Nguyễn Tất Thành đã sớm tiếp thu những giá trị tinh hoa tiêu biểu của quê hương xứ Nghệ, đặc biệt là tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất.
Đau đáu trong tim khát vọng giành tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc, ngày 5/6/1911, dưới cái tên Văn Ba, Người lên tàu Amiran Latouche-Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để tới nước Pháp, khởi đầu hành trình vĩ đại tìm đường cứu nước. Bôn ba khắp năm châu, bốn biển, trải qua nhiều gian khổ, hiểm nguy, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ánh sáng tư tưởng ấy đã giúp Người tỏ rõ nguồn gốc những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc; thấu suốt những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Là con người của hành động, nói đi đôi với làm, lý luận đi liền với thực hành lý luận, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập vào năm 1930 là kết quả tất yếu. Với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam và con đường cứu nước của dân tộc ta đã được vạch ra cụ thể. Sự đúng đắn ngay từ đầu của tư tưởng, đường lối cách mạng Việt Nam do Bác xây dựng đã được thực tiễn chứng minh; tiếp tục được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam.
Tiếp nhận những bài học sâu sắc từ V.I.Lênin, từ thành công của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu Á. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp với trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với Đại thắng mùa Xuân lịch sử năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Những thắng lợi vĩ đại mang ý nghĩa bước ngoặt này là tiền đề quan trọng để đất nước tiến hành thành công công cuộc đổi mới, không ngừng phát triển và mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay.
79 mùa xuân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta. Cho đến hơi thở cuối cùng, Người đã đem hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Công lao trời biển của Người không chỉ in đậm trong những trang sử hào hùng của dân tộc, mà còn được ghi tạc trong lòng nhân dân và bạn bè tiến bộ quốc tế.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi về thế giới người hiền đến nay đã nửa thế kỷ (1969-2019). Nhưng Người vẫn sống mãi cùng non sông, đất nước và nhân dân Việt Nam, hiển hiện trong những di sản vô giá Bác để lại cho chúng ta: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Thời đại Hồ Chí Minh và Những giá trị cao đẹp về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh; trong đó, những giá trị cao đẹp về đạo đức cách mạng của Bác là minh chứng sống động nhất.
Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là kết tinh cao độ của truyền thống yêu nước nồng nàn, những giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại; cộng hưởng cùng tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến, sự thấu cảm sâu sắc với những số phận bất hạnh, cùng khát khao mãnh liệt vươn tới cuộc sống mới dân chủ, độc lập, tự do và hạnh phúc.
Theo Bác, đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người; đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Khi thấm sâu được ý nghĩa đó thì quá trình tu dưỡng bản thân sẽ trở nên hết sức nhẹ nhõm và là một hành trình đầy “vẻ vang, sung sướng” như Người đã viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng, vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”.
Từ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (năm 1920), Nguyễn Ái Quốc đã có sự chuẩn bị tích cực để hình thành nền tảng tư tưởng vững chắc cho việc thành lập một đảng cách mạng tiên tiến ở Việt Nam về sau. Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vào tháng 6-1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc) và trực tiếp đứng lớp để truyền bá chủ nghĩa cộng sản tới các thanh niên Việt Nam có tư tưởng tiến bộ. Các bài giảng sau đó được tập hợp lại trong cuốn sách Đường kách mệnh (xuất bản năm 1927). Tại đây, lần đầu tiên vấn đề đạo đức cách mạng được Người đúc kết một cách toàn diện song cũng rất cụ thể qua những tiêu chí dành cho một người cách mạng đối với mình, đối với người và trước công việc. Trong đó, có những tiêu chí tư cách đạo đức cách mạng mang giá trị tư tưởng sâu sắc:
Kể từ đây, lịch sử xây dựng Đảng cũng như lịch sử cách mạng Việt Nam mãi mãi tự hào với những tấm gương của các chiến sĩ cộng sản trọn lòng với Đảng nêu cao khí phách trước kẻ thù, thể hiện sức sống mãnh liệt của đạo đức cách mạng qua các cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), cách mạng dân chủ nhân dân (1936-1939) và đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền. Lúc này, đạo đức cách mạng trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện đảng cầm quyền, nhiều thói hư tật xấu dễ nảy sinh, rõ nhất là căn bệnh chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện của nó như: Quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, thiếu tinh thần trách nhiệm, kèn cựa, địa vị... Những thói hư, tật xấu do sự suy thoái đạo đức sẽ đi cùng với sự suy thoái về tư tưởng chính trị và trầm trọng hơn sẽ dẫn đến phản bội lại mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn, phản bội lại đồng chí, đồng bào. Tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng Đảng lúc này hướng nhiều về hai phương diện là chú trọng nâng cao đạo đức của tổ chức đảng và đạo đức của mỗi người cán bộ, đảng viên.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (tháng 10/1947), Người nêu lên 12 tiêu chuẩn để xác định tư cách của một đảng chân chính, cách mạng, trong đó, tiêu chí đầu tiên là: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”... Sau nhiều thập kỷ lãnh đạo đất nước, gắn với công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng được triển khai mạnh mẽ hiện nay cho thấy, vấn đề chăm lo xây dựng Đảng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh có một tầm nhìn vượt thời gian.
Không chỉ để lại hệ giá trị lý luận mang tầm thời đại, Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về thực hành lý luận đạo đức cách mạng. Ở Người, tư tưởng, tầm nhìn và hành động luôn có sự nhất quán, tạo nên sức thuyết phục, lan tỏa, cảm hóa vô cùng to lớn. Dù bận vô vàn công việc đối nội, đối ngoại, nhưng về với dân, đến với quần chúng, để học dân, hỏi dân, hiểu dân, nghe dân nói, thấy dân làm, để nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý là nhu cầu thường trực của Bác. Bác ra thao trường cùng bộ đội, “chống gậy lên non xem trận địa”, đến nhà máy, công trường, hầm mỏ, nông trường, hợp tác xã, trường học, bệnh viện. Người đến nhà giữ trẻ, lớp mẫu giáo, ra đồng ruộng, thăm nhà ở công nhân, cán bộ bình thường... Chỉ tính 15 năm cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thực tế địa phương và cơ sở 923 lần. Mỗi lần về cơ sở với Người không đơn thuần chỉ là tác phong quần chúng, mà chứa đựng trong đó phong cách phát huy dân chủ, mong muốn hiểu được tiếng nói nhân dân, hiểu được nhịp đập của cuộc sống đời thường. Phong cách ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng gần gũi, đồng cảm sâu sắc.
Chính tấm gương đạo đức, việc làm cụ thể của Người đã tạo ra sức mạnh sống động cho những lý luận về đạo đức cách mạng, lan tỏa, cảm hóa từ những người đồng chí sống và làm việc cùng Bác đến đồng chí, đồng bào cả nước từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những năm gần đây, khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, khắp cả nước đã có hàng vạn tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt lan tỏa trong đời sống, được xã hội tôn vinh.
Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Bác Hồ là dịp để chúng ta thêm một lần tự hào về Bác. Với tất cả niềm tin yêu và lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nguyện đoàn kết một lòng, xây dựng Thủ đô Hà Nội, nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, đất nước của thời đại Hồ Chí Minh.

Đấu tranh với chủ trang Facebook “Đầm bầu thời trang Mami”


Nguyễn Thị Minh Nghĩa chủ trang Facebook trên đăng tải các bài viết cho rằng Dịch tả lợn Châu phi có thể lây sang người và kêu gọi mọi người ngừng ăn thịt lợn, làm người dân hoang mang, lo sợ.
Nguyễn Thị Minh Nghĩa đã nhận thức sai về Dịch tả lợn Châu phi. Thật ra vi rút Dịch tả lợn Châu phi (ASF) đã được Bộ NNPTNT Việt Nam nhận diện và đưa ra văn bản khẳng định Dịch tả lợn Châu phi không hề lây từ lợn sang người mà chỉ lây lan trong lợn.
Cũng theo Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc vi rút Dịch tả lợn Châu phi (ASF) không ảnh hưởng đến người. Cách duy nhất để ngăn chặn dịch bệnh này là tiêu hủy lợn bệnh, không để phát tán lây lan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trên truyền hình: Chúng ta cần phải chiến đấu chống vi rút Dịch tả lợn Châu phi “như một kẻ thù”; điều đó đã thể hiện quyết tâm chống Dịch tả lợn Châu phi của Đảng và nhà nước ta. Hưởng ứng chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, chính quyền địa phương các tỉnh thành, từ thành thị đến nông thôn trong những ngày qua đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con nhân dân về Dịch tả lợn Châu phi, từ đó có biện pháp tích cực ngăn chặn dịch, không để dịch bùng phát. Truyền thông đã khuyến cáo bà con chăn nuôi: Thường xuyên giữ vệ sinh chuồng trại, không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua nấu chính cho lợn ăn; khi phát hiện lợn ốm, chết bất thường thì khẩn trương báo ngay cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trong cuộc chiến chống vi rút Dịch tả lợn Châu phi cần phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, song cần chỉ rõ vai trò chủ công hàng đầu đó là cơ quan thú y, là người đứng đầu chính quyền các địa phương. Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm thành công trong phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm trước đây. Chúng ta tin tưởng rằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, chắc chắn một ngày không xa chúng ta sẽ hoàn toàn khống chế thành công Dịch tả lợn Châu phi./.

THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ HƠN NỮA NGHỊ QUYẾT TW4 KHÓA XII

Qua hơn hai năm thực hiện Nghị quyết TW4 khóa XII về Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, chúng ta đã đạt dược những kết quả quan trọng, đáng khích lệ.

Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

I. SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐOÀN 559 - BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN VÀ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,  CỨU NƯỚC
1. Sự ra đời của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Để giữ vững liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc, bảo đảm cho Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng ở miền Nam, ta mới chỉ có một tuyến liên lạc qua miền tây Quảng Trị do Liên khu ủy 5 phụ trách, chỉ đạo từ giới tuyến trở vào và Ủy ban Thống nhất Trung ương phụ trách từ giới tuyến trở ra. Tuy nhiên, con đường này không thể đáp ứng được yêu cầu vận tải người và vũ khí với số lượng lớn khi cách mạng miền Nam phát triển.
Bước sang năm 1959, cách mạng miền Nam đứng trước một bước ngoặt, đòi hỏi Đảng ta phải có quyết sách kịp thời. Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến; trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thiết lập chính quyền cách mạng[1]. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng về nhiệm vụ chi viện cho miền Nam, việc nhanh chóng mở đường vận chuyển chi viện chiến lược cho các chiến trường trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” làm nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa đón bộ đội, chuyển công văn, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Năm 1959, Đoàn có nhiệm vụ soi đường, bảo đảm giao thông liên lạc từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển gấp 7.000 súng bộ binh, tổ chức bảo đảm đưa 500 cán bộ trung cấp, sơ cấp hành quân vào chiến trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng chủ lực.
Để hoàn thành nhiệm vụ, Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng quyết định biên chế bước đầu của Đoàn là 500 cán bộ, chiến sĩ. Ngoài Đoàn bộ, Đoàn được tổ chức thành Tiểu đoàn vận tải bộ 301 và các bộ phận: xây dựng kho, bao gói hàng, sửa chữa vũ khí, chế biến thực phẩm.
Ra đời tháng 5 năm 1959, Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559 (đến ngày 12/9/1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định chính thức thành lập Đoàn 559). Con đường đã được khai sinh đúng ngày sinh của Bác, nên được mang tên đường Hồ Chí Minh.
Ngày 19/5/1959 trở thành Ngày truyền thống Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.
Đầu tháng 6/1959, Đoàn 559 tổ chức đội khảo sát mở tuyến vào Nam bắt đầu từ Khe Hó (nằm giữa một thung lũng ở tây nam Vĩnh Linh), sau đó vạch tuyến phát triển về hướng Tây Nam, điểm đặt trạm cuối cùng là Pa Lin, kế cận trạm tiếp nhận của Khu 5. Con đường này phải vượt qua nhiều dãy núi cao hiểm trở, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Để bảo đảm tuyệt đối bí mật, khẩu hiệu hành động của Đoàn là: “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”; phải chủ động tránh địch và bí mật.
Ngày 13/8/1959 chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn. Sau 8 ngày đêm vượt qua bao sông sâu, suối dữ, đèo cao và hệ thống đồn bốt chốt chặt của địch, ngày 20/8/1959, chuyến hàng đầu tiên trên tuyến đường gùi được bàn giao cho chiến trường Trị Thiên tại Tà Riệp gồm 20 khẩu tiểu liên, 20 khẩu súng trường, 10 thùng đạn tiểu liên và đạn súng trường. Chuyến hàng đầu tiên tuy ít ỏi, song đã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ Khu 5, thể hiện quyết tâm của Đảng và tình cảm của Bác Hồ, của quân, dân miền Bắc gửi tới đồng bào, chiến sĩ miền Nam.
Kết thúc năm 1959, Đoàn 559 đã chuyển được vào Khu 5 số hàng gồm 1.667 khẩu súng bộ binh, hàng trăm nghìn viên đạn và một số quân dụng thiết yếu khác, đưa 542 cán bộ, chiến sĩ vào làm nhiệm vụ ở miền Nam.
2. Sự phát triển nhanh chóng của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn và hệ thống đường Hồ Chí Minh
* Giai đoạn 1960 - 1964: Những năm đầu xây dựng tuyến chi viện chiến lược
Ở miền Nam, sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, phong trào cách mạng đã có bước phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị chủ trương đẩy mạnh hoạt động chi viện cho chiến trường. Vị trí, vai trò của Đoàn 559 ngày càng quan trọng, nhiệm vụ của Đoàn ngày càng nặng nề. Trong khi đó, địch ngày càng tăng cường lùng sục, đánh phá ác liệt hơn. Ngày 1/9/1960, Hội nghị Ban cán sự Đoàn 559 ra nghị quyết nêu rõ: “Phải quyết tâm tự lực cánh sinh, tranh thủ sử dụng đi đường cũ, đồng thời tiếp tục soi đường mới để làm đường dự bị”[2].
Tháng 11/1960, Bộ Tổng Tham mưu quyết định thành lập Đoàn 70, lực lượng nòng cốt là Tiểu đoàn 301. Xuất phát từ tình hình thực tế, phương thức vận chuyển của Đoàn được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Để khắc phục tình trạng bị động do ta chủ trương lánh dân, Đoàn nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động mới, từ phòng tránh bị động tiến tới phòng tránh tích cực với phương châm: Đánh địch mà đi, đánh địch để vận chuyển[3].
Trong khi tuyến giao liên vận tải quân sự từ miền Bắc được mở dọc theo dãy Trường Sơn tiến dần vào phía Nam thì ở Trung Bộ, các con đường giao liên được mở tiếp vào các khu căn cứ Tây Nguyên và từ miền Đông Nam Bộ các đội vũ trang tuyên truyền cũng tiến hành soi đường ra Bắc. Đến cuối năm 1960, ta đã thiết lập được tuyến giao liên vận tải từ Trung Bộ vào miền Đông Nam Bộ, tuyến giao liên quân sự Trường Sơn thật sự trở thành cầu nối giữa miền Bắc với các căn cứ miền Nam.
Trong mùa khô 1960 - 1961, Đoàn 559 đã vận chuyển giao cho chiến trường được 30 tấn vũ khí, bảo đảm lương thực cho gần 2.000 cán bộ vào chiến trường, có chân hàng dự trữ cho các đợt vận chuyển tiếp theo. Đoàn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Đoàn 559 bước đầu làm được vậy là giỏi, nhưng cần nghiên cứu tổ chức làm tốt hơn nữa”[4].
Ngày 31/1/1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về nhiệm vụ quân sự 5 năm (1961 - 1965) và phương hướng, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam. Trong đó có nhiệm vụ: Mở rộng đường hành lang vận chuyển Bắc - Nam, cả đường bộ và đường biển... nâng dần quy mô và khối lượng tiếp tế vận chuyển phương tiện vũ khí, cung cấp tài chính từ miền Bắc vào miền Nam. Trước tình hình địch đánh phá ngày càng ác liệt, Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào nhất trí với đề nghị của ta mở tuyến đường vận tải trên đất Bạn, đồng thời cũng đề nghị dùng đường đó để vận chuyển một số nhu cầu thiết yếu của Bạn tới Nam Lào, cùng Bạn mở rộng vùng giải phóng ở khu vực này. Ngày 14/6/1961, Đoàn 559 chính thức bước vào hoạt động trên tuyến Tây Trường Sơn.
Ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 96/QP phát triển Đoàn 559 tương đương cấp sư đoàn, quân số 6.000 người. Không chỉ phát triển về số lượng, Đoàn 559 đã có bước phát triển quan trọng về chất lượng. Các chiến sĩ Trường Sơn vừa là người lính vận tải, vừa là chiến sĩ bộ binh, công binh, vừa công tác, vừa chiến đấu.
Bằng những nỗ lực to lớn của Đoàn 559, hệ thống đường Hồ Chí Minh có sự phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1964, bộ đội tuyến 559 cùng các đơn vị vũ trang, thanh niên xung phong và giao thông Quân khu 4 đã xây dựng được tuyến hành lang vận tải gồm nhiều trục đường gùi thồ và một trục đường cơ giới ở Tây Trường Sơn, thực hiện được chiến dịch vận chuyển quy mô lớn mà Quân ủy Trung ương giao. Về lực lượng, sau hơn 5 năm hoạt động, quân số của Đoàn 559 lên đến 8.000 người.
Kết thúc năm 1964, Đoàn 559 đã đưa đón quân vào Khu 5: 15.896 người, Nam Bộ: 1.571 người.
* Giai đoạn 1965 - 1968: Tuyến vận tải cơ giới đường Hồ Chí Minh vươn sâu chi viện cho chiến trường miền Nam đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ
Ngày 3/4/1965, Thường trực Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết tăng cường nhiệm vụ và tổ chức của Đoàn 559: Nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn 559 là mở đường và tổ chức vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam và Hạ Lào; đồng thời có nhiệm vụ bảo đảm vật chất và an toàn cho các lực lượng hành quân, bảo vệ hành lang chống địch tập kích bằng đường bộ và đường không, phối hợp và giúp đỡ các địa phương củng cố vùng giải phóng ở dọc hành lang.
Bộ Tư lệnh 559 có ba lực lượng chính là: lực lượng mở đường mới, giữ gìn và sửa chữa đường cũ; lực lượng vận chuyển và giữ kho; lực lượng bảo vệ. Ngoài ra còn có các lực lượng bảo đảm khác như: thông tin, quân y, sửa chữa... Về tổ  chức, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh của Đoàn tương đương cấp quân khu trực thuộc Quân ủy Trung ương.
Quyết định trên đánh dấu bước phát triển mới của Đoàn 559, từ vận tải thô sơ chuyển sang vận tải cơ giới; từ quy mô cấp sư đoàn lên quy mô cấp quân khu với những nhiệm vụ chiến lược to lớn, vô cùng khó khăn, phức tạp trên một địa bàn rộng.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tháng 2/1966, Bộ Tư lệnh 559 giải thể các tuyến, tổ chức thành 8 binh trạm; mỗi binh trạm phụ trách một khu vực nhất định và đều có một tiểu đoàn công binh.
Đầu năm 1967, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên được Bộ Quốc phòng điều làm Tư lệnh Đoàn 559 kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tiền phương. Với tác phong sâu sát, cụ thể, sau khi đã khảo sát nắm chắc tình hình trên toàn tuyến, đồng chí đã cùng Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh có nhiều quyết định sáng tạo nhằm đổi mới phương châm, phương thức hoạt động, xây dựng vững chắc thế trận Trường Sơn.
Bắt đầu từ mùa khô 1966 - 1967, đường giao liên tách khỏi đường ô tô; hệ thống cầu đường được đổi mới một cách cơ bản trong thế trận hiệp đồng chiến đấu giữa các quân, binh chủng trên toàn tuyến; nhờ đó công tác vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam tăng gấp 25 lần, giao cho bạn Lào tăng gấp 12 lần so với năm 1966, đưa bộ đội vào chiến trường tăng gấp 2,5 lần so với chỉ tiêu Bộ giao.
Cuối năm 1967, Đoàn 559 đã xây dựng được một mạng đường vững chắc với 2.959km đường ô tô bao gồm các trục dọc chính, trục dọc phụ, đường ngang, đường vòng tránh và đường vào kho lấy hàng. Đây là một thế trận cầu đường có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Sự phát triển của hệ thống đường Hồ Chí Minh đã phục vụ đắc lực cho công tác vận chuyển chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Năm 1968, Đoàn 559 đã có 25 binh trạm, 23 trung đoàn; quân số lên đến 80.000 người.
* Giai đoạn 1969 - 1972: Mở rộng đường Hồ Chí Minh, góp phần đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ
Mùa khô 1968 - 1969, hệ thống đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn không chỉ phát triển vào các chiến trường Nam Bộ và Tây Nguyên mà còn được phát triển mạnh ra phía Bắc, tiếp giáp với hậu phương lớn miền Bắc, đáp ứng với yêu cầu chi viện ngày càng lớn cho chiến trường miền Nam.
Tháng 7/1970, Bộ Tư lệnh 559 được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Các binh trạm được tổ chức thành các sư đoàn; gồm 8 sư đoàn, 1 đoàn chuyên gia (tương đương sư đoàn), 16 trung đoàn trực thuộc, 6 binh trạm.
Tháng 7/1971, Bộ Tư lệnh Trường Sơn được tổ chức thành: 5 Bộ Tư lệnh khu vực (470, 471, 472, 473, 571), 6 binh trạm trực thuộc (9, 12, 14, 15, 29, 31), 6 trung đoàn công binh trực thuộc (4, 6, 8, 10, 98, 217), 2 trung đoàn ô tô (11, 13), 3 trung đoàn phòng không (210, 591, 593), 2 trung đoàn đường ống xăng dầu (532, 592), 1 trung đoàn thông tin (gồm 5 tiểu đoàn), 4 quân y viện (Bệnh viện 59, Viện 46, Viện 47, Viện 48) và các cơ quan trực thuộc (Bộ Tham mưu và 5 cục). Bộ Quốc phòng cho phép tăng thêm 61 tiểu đoàn, nâng tổng số lên 188 tiểu đoàn và tương đương trực thuộc các binh trạm; bổ sung 35.000 quân (20.000 bộ đội và 15.000 thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông), nâng tổng quân số lên 92.000 người[5].
Để tạo thế bất ngờ với địch, ngày 5/5/1971, Bộ Tư lệnh Trường Sơn huy động toàn bộ lực lượng công binh và một số lực lượng khác đồng loạt ra quân mở “đường kín” (là các con đường chạy dưới các tán cây của rừng Trường Sơn). Đến cuối năm 1971, toàn tuyến đã mở được 1.190km đường kín. Vận chuyển trên đường kín đã trở thành xu thế chủ đạo trên đường Hồ Chí Minh, được Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Trường Sơn đánh giá rất cao, coi đó là một thành tựu có ý nghĩa chiến lược, tạo được thế bất ngờ đối với không quân địch. Hệ thống đường kín tiếp tục được phát triển trong những năm tiếp theo.
Cuối năm 1972, ta đã xây dựng được một mạng đường giao thông vận tải chiến lược gồm nhiều trục dọc, ngang và các đường vòng tránh, hình thành hệ thống đường cho các kiểu, loại xe cơ giới, với tổng chiều dài 11.000km. Giao thông vận tải phục vụ kháng chiến của toàn miền Nam trong năm 1972 đã góp phần quan trọng tạo nên chiến thắng to lớn của quân và dân ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, buộc đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn phải ký Hiệp định Pa-ri, đồng thời cũng góp phần cho cuộc tiến công chiến lược của quân và dân Lào giành thắng lợi toàn diện, buộc địch phải ký Hiệp định Viêng Chăn. 
* Giai đoạn 1973 - 1975: Hoàn thiện thế trận đường Hồ Chí Minh, cùng cả nước tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
Đầu năm 1973, mạng đường chiến lược đã được xây dựng, mở rộng trên địa bàn Tây Trường Sơn, về cơ bản vẫn là tuyến đường đất, chỉ bảo đảm vận chuyển được trong mùa khô; còn trên địa bàn Đông Trường Sơn, ta chưa có điều kiện mở đường qua Tây Nguyên. Để đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng vận chuyển, tăng tốc độ xe chạy, tăng mật độ phương tiện nhằm tổ chức vận chuyển lớn, cơ động lớn và nhanh các binh đoàn chủ lực và binh khí kỹ thuật đến các hướng tác chiến, ta cần nhanh chóng xây dựng, phát triển, hoàn thiện mạng đường giao thông vận tải chiến lược Đông, Tây Trường Sơn ra phía trước.
Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn được giao, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã tổ chức điều chỉnh, bố trí lực lượng phù hợp với tình hình; đồng thời được trên tăng cường lực lượng, phương tiện. Mùa khô 1973 - 1974, lực lượng công binh được triển khai trên toàn tuyến làm nhiệm vụ xây dựng, khôi phục và bảo đảm đường vận chuyển.
Giữa năm 1974, Bộ Tư lệnh Trường Sơn có tất cả 8 sư đoàn binh chủng, 20 trung đoàn và tương đương trực thuộc, hàng chục tiểu đoàn trực thuộc các cục nghiệp vụ; tổng quân số lên đến 100.495 người, trong đó có 13.155 sĩ quan[6].
Cuối năm 1974, tuyến vận tải quân sự chiến lược trên đường Hồ Chí Minh đã thực hiện được chủ trương của Quân ủy Trung ương, hoạt động cả mùa khô và mùa mưa theo tỷ lệ thích hợp. Quân và dân ta đã có một hệ thống đường chiến lược nối liền từ hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường, bảo đảm cho tất cả loại binh khí kỹ thuật cơ động trong đội hình hành quân của các quân đoàn, binh chủng hợp thành ra trận.
Từ khi ra đời cho đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 toàn thắng, đường Hồ Chí Minh không ngừng được mở rộng, kéo dài, ngày càng phát triển, vươn sâu tới các chiến trường, các hướng chiến lược, chiến dịch. Đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh đã mở rộng, vươn dài tới Lộc Ninh (Bình Phước) với tổng chiều dài gần 17.000km đường cho xe cơ giới (gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang); đường giao liên dài trên 3.000km; đường ống dẫn xăng dầu gần 1.400km; cùng với hệ thống đường vòng tránh, đường vượt khẩu, đường sông, đường thông tin liên lạc[7]... Trên mọi nẻo đường, hệ thống cung trạm, binh trạm, kho tàng, bến bãi, trạm bảo dưỡng sửa chữa xe máy... được xây dựng trong một thế trận ngày càng hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của chiến trường.
 II. NHỮNG ĐÓNG GÓP NỔI BẬT CỦA ĐOÀN 559 - BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN, ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUỐC TẾ VẺ VANG
1. Đường Hồ Chí Minh là tuyến vận tải quân sự chiến lược, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho các chiến trường
Nhờ có hệ thống đường Hồ Chí Minh vượt Trường Sơn ngày càng hoàn chỉnh, sức người, sức của đưa vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng. Nếu tính trong 6 tháng cuối năm 1959 (khi đường Hồ Chí Minh mới hình thành), với phương thức gùi bộ là chủ yếu, Đoàn 559 mới vận chuyển được 32 tấn vũ khí giao cho Khu 5 thì trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lượng hàng đưa đến các chiến trường là hơn 27.900 tấn, cùng hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đơn vị kỹ thuật cung cấp cho các mặt trận. Khi ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, lượng hàng vận chuyển tới các chiến trường lên tới 66.500 tấn. Đặc biệt, trong hai năm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, lượng hàng đã giao cho các chiến trường hơn 403.300 tấn. Như vậy, tính chung trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ đội Trường Sơn, qua tuyến đường Hồ Chí Minh đã vận chuyển chi viện cho các chiến trường trên 1,5 triệu tấn hàng hóa và 5,5 triệu tấn xăng dầu[8]...
Cùng với vận chuyển hàng quân sự, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tuyến giao thông vận tải Trường Sơn đã bảo đảm cho hơn 1,1 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ đi vào chiến trường miền Nam và các hướng mặt trận lớn, đưa hơn 650.000 lượt cán bộ, chiến sĩ từ các chiến trường về hậu phương miền Bắc, trong đó có gần 310.000 thương binh, bệnh binh. Không chỉ là tuyến vận chuyển sức người và hàng hóa từ hậu phương ra tiền tuyến, Trường Sơn còn có một vị trí chiến lược quan trọng như là “xương sống” ở bán đảo Đông Dương, là nơi “đứng chân” của các binh đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng, kỹ thuật; là vùng hậu phương trực tiếp của các chiến trường, là bàn đạp xuất kích đã được chuẩn bị sẵn cho các binh đoàn chủ lực tiến công ra các hướng chiến dịch, chiến lược quan trọng.
Trong suốt 16 năm, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh và Bộ đội Trường Sơn đã phát huy vai trò to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện từ hậu phương lớn cho các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần to lớn làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào. Đặc biệt, từ năm 1973 đến 1975, Bộ đội Trường Sơn đã nỗ lực vượt bậc, ra sức xây dựng, tu sửa, nâng cao chất lượng cầu đường đáp ứng yêu cầu của thời cơ chiến lược mới trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Bộ Tổng Tư lệnh, quán triệt phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, Bộ đội Trường Sơn đã nhanh chóng tổ chức vận chuyển từng binh đoàn chủ lực lớn của quân đội ta, đưa một khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật lớn tới chiến trường miền Nam; luôn bám sát các mũi tiến công của bộ binh, vừa tháo gỡ bom mìn, vừa nhanh chóng sửa chữa, bắc lại cầu mới cho đại quân ta tiến vào giải phóng các thành phố, thị xã và giải phóng Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên Đại thắng 30/4/1975.
2. Chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một chiến trường ác liệt, chiến trường tổng hợp; Bộ đội Trường Sơn đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng vẻ vang, làm suy yếu kẻ thù
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh thực sự là một chiến trường ác liệt, nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Những chiến sĩ trên Trường Sơn là những chiến sĩ trên mặt trận chiến đấu mặt giáp mặt với quân thù, bảo đảm cho tuyến đường thông suốt. Kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn đánh phá với những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh vô cùng hiện đại nhằm cắt đứt tuyến chi viện chiến lược. Trong cuộc “chiến tranh ngăn chặn” này, không quân Mỹ - ngụy đã đánh phá 151.800 trận với 733.000 lần chiếc máy bay, ném xuống tuyến đường gần 4 triệutấn bom đạn.
Ngoài việc dùng bom đạn thông thường đánh phá hòng ngăn chặn phương tiện vận tải, phá hủy cầu đường, đường ống xăng dầu, hệ thống thông tin liên lạc... Đế quốc Mỹ còn sử dụng các loại bom từ trường, bom la-de, “cây nhiệt đới” để phát hiện tiếng động của người và phương tiện trên mặt đất; thả chất độc hóa học hủy diệt cây xanh, gây bệnh tật và để lại di chứng cực kỳ nguy hiểm cho con người. Hơn thế nữa, đế quốc Mỹ và quân ngụy còn huy động lực lượng lớn tiến hành hàng ngàn cuộc hành quân đánh phá, chia cắt đường Trường Sơn trong suốt những năm chiến tranh. Sự đánh phá ác liệt của Mỹ - ngụy trên Trường Sơn đến mức “rừng không còn lá, núi đá thành đất bùn”.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho các chiến trường, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã trực tiếp tổ chức đảm bảo giao thông vận tải, đánh địch tại chỗ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương trên các chiến trường thực hiện nhiều chiến dịch lớn, đập tan cuộc “chiến tranh ngăn chặn” của đế quốc Mỹ.
Bộ đội Trường Sơn từ một đơn vị nhỏ bé ban đầu đã trưởng thành nhanh chóng, bao gồm đủ các lực lượng: công binh, vận tải (ô tô, đường sông, đường ống), phòng không - không quân, bộ binh, giao liên, thông tin, hóa học, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… thực sự trở thành một chiến trường tổng hợp, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng trên quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường. Với tinh thần “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Máu có thể đổ, đường không thể tắc”, bộ đội và dân công hỏa tuyến Trường Sơn đã bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống.
Trong 16 năm, các lực lượng trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã chiến đấu trên 2.500 trận, diệt gần 17.000 tên địch, bắt 1.200 tên, gọi hàng trên 10.000 tên, bắn rơi 2.455 máy bay địch, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh khác của địch. Để giành thắng lợi vẻ vang đó, hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hy sinh, gần 3 vạn người bị thương, hàng nghìn người bị ảnh hưởng nặng nề chất độc màu da cam của địch. Biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đồng bào các dân tộc đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình để giữ vững mạch máu giao thông trên con đường huyền thoại này.
Cuộc chiến đấu chống “chiến tranh ngăn chặn” của bộ đội Trường Sơn là ác liệt nhất, dài ngày nhất, quy mô nhất, hiệu quả cao nhất. Mặc cho mưa bom bão đạn và sự đánh phá hủy diệt của kẻ thù, đường Hồ Chí Minh vẫn không ngừng “vươn sâu, vươn xa”, đáp ứng yêu cầu ngày càng nóng bỏng của tiền tuyến lớn miền Nam, chiến trường Lào và Campuchia. Đó là sức mạnh tổng hợp vô cùng to lớn của chiến tranh nhân dân Việt Nam, đặc biệt là sự chiến đấu kiên cường của các đơn vị, các quân, binh chủng đứng chân trên tuyến lửa Trường Sơn và sự đóng góp của nhân dân các địa phương bảo vệ tuyến đường, đánh bại chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ và tay sai.
3. Đường Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt chống kẻ thù chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế
Đường Hồ Chí Minh ra đời và phát triển, trước hết bắt nguồn từ nhu cầu của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn Đông Dương, đường Trường Sơn đã không ngừng được củng cố, mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng của ba nước Đông Dương. Quân và dân ba nước đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung, xây dựng và bảo vệ tuyến đường chi viện chiến lược.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn, tuyến chi viện chiến lược Bắc - Nam (cả Đông và Tây Trường Sơn), đã đi qua 20 tỉnh thuộc ba nước Đông Dương, tỏa ra các chiến trường; là sợi dây liên kết các chiến trường, là “khúc ruột” nối với các tuyến vận tải của hậu phương lớn miền Bắc và các tuyến vận tải của các chiến trường ba nước Đông Dương, tạo nên một hệ thống liên hoàn bền vững. Nhân dân các dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia trên tuyến đường hành lang đi qua đã tự nguyện dời bản, chuyển nhà, góp phần xây dựng, bảo vệ con đường trong suốt những năm chiến tranh. Nhờ đó, tình đoàn kết quân dân ba nước thêm gắn bó.
Không chỉ là tuyến hậu cần chiến lược, là hậu phương trực tiếp, căn cứ của chiến trường miền Nam Việt Nam, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn còn đảm bảo chi viện đắc lực cho chiến trường Lào và Campuchia, tiêu biểu là:
- Từ năm 1959 đến năm 1964, tuyến vận tải chiến lược đã bảo đảm vận chuyển hàng và tổ chức hành quân cho các đơn vị vào chiến trường miền Nam và Lào được 10.136 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ cùng hàng nghìn tấn hàng quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ cho cách mạng Việt Nam, Lào...
- Năm 1970, tuyến vận tải chiến lược đã vận chuyển trên 5.000 tấn vũ khí, đạn dược phục vụ kịp thời cho lực lượng cách mạng Campuchia phối hợp với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đập tan cuộc hành quân Chen-la 1 của Mỹ - Thiệu - Lon Non.
- Trong hai năm 1973 - 1974, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia một khối lượng vật chất gấp 3,8 lần giai đoạn 1969 - 1972, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam, Lào và Campuchia tiến lên giành thắng lợi quyết định vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.
Như vậy, đường Hồ Chí Minh không chỉ là biểu hiện ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, mà còn là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt cùng chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và bạn bè quốc tế.
4. Đường Hồ Chí Minh và hoạt động tác chiến, mở đường của Bộ đội Trường Sơn đã góp phần quan trọng cho sự phát triển nền khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, sáng tạo
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều sáng tạo; trong đó việc mở đường Hồ Chí Minh là một sáng tạo chiến lược độc đáo của Đảng ta. Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, một tuyến đường vận tải chiến lược được xây dựng hoàn chỉnh để chi viện cho chiến trường với sự đa dạng về thành phần lực lượng và hoạt động tác chiến. Cùng với sự phát triển liên tục của công tác vận tải chi viện cho chiến trường, nghệ thuật quân sự trên chiến trường Trường Sơn luôn có sự sáng tạo và phát triển.
Đó là nghệ thuật tổ chức lực lượng, tổ chức thế trận, tổ chức hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tổ chức mạng đường và hệ thống binh trạm, cung trạm, kho tàng, bến bãi; nghệ thuật đánh địch, mở đường, bảo đảm hành quân, bảo đảm giao thông, bảo đảm vận chuyển... Đó là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chính trị, quân sự và khoa học, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam để giải quyết thành công một loạt vấn đề rất mới thuộc về vận tải chiến lược trong chiến tranh của Quân đội ta thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Đồng thời, đó là nghệ thuật tiến hành công tác đảng, công tác chính trị để xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các lực lượng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua mọi gian khổ hy sinh để làm nên những kỳ tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần cùng toàn dân, toàn quân giành thắng lợi vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
III. PHÁT HUY KỲ TÍCH CỦA ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH, TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
1. Xây dựng đường Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đường Hồ Chí Minh nằm ở phía Tây đất nước, có vị trí quốc phòng và an ninh quan trọng, có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất, rừng và các khu bảo tồn thiên nhiên, khoáng sản. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết cần có một tuyến đường hoàn chỉnh, thống nhất, xuyên suốt nhằm đáp ứng cho hoạt động phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ năm 1996, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu quy hoạch tuyến đường để hình thành trục dọc đường bộ thứ hai ở phía Tây đất nước với tên gọi ban đầu là Xa lộ Bắc Nam (nay là đường Hồ Chí Minh).
Ngày 1/4/1997, Chính phủ đã có Quyết định số 195/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về công trình Xa lộ Bắc Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư và báo cáo kết luận của Ban chỉ đạo Nhà nước về công trình Xa lộ Bắc Nam, ngày 24/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 789/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể Xa lộ Bắc Nam với điểm đầu tại Hoà Lạc (Hà Tây, nay là Hà Nội), điểm cuối tại ngã tư Bình Phước (Thành phố Hồ Chí Minh), tổng chiều dài xấp xỉ 1.800km, cơ bản bám theo hướng tuyến của các quốc lộ 21A, 15A, 15B, 14 và 13. Đồng thời, Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu nhánh phía Tây từ Khe Gát (Quảng Bình) đến Thạnh Mỹ (Quảng Nam).
Trong quá trình nghiên cứu lập dự án, có nhiều ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và cán bộ lão thành cách mạng bày tỏ nguyện vọng đặt tên cho con đường là “đường Hồ Chí Minh” để xứng đáng với vai trò và tầm vóc của tuyến đường trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đường Hồ Chí Minh từ lâu đã là tên gọi rất quen thuộc không những được nhân dân cả nước mà các nước trên thế giới biết đến. Việc lấy tên công trình là “đường Hồ Chí Minh” còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Ngày 3/12/2004, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh là công trình trọng điểm quốc gia với tổng chiều dài toàn tuyến là 3.167km (trong đó tuyến chính dài 2.667km, tuyến nhánh phía Tây dài 500km); điểm đầu là Pác Bó (tỉnh Cao Bằng), điểm cuối là Đất Mũi (tỉnh Cà Mau). Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngày 15/2/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh.
Ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng; đến ngày 21/3/2008, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã tiến hành nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 (đoạn từ Thạch Quảng tới Ngọc Hồi).
Không phải đến khi nghiệm thu cấp Nhà nước đường Hồ Chí Minh mới được đưa vào khai thác, mà ngay từ năm 2003, rất nhiều tuyến trên đường Hồ Chí Minh sau khi nghiệm thu cơ sở đã phát huy hiệu quả, tạo ra diện mạo mới cho nhiều vùng quê từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn và từ Bắc chí Nam. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cả về kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đường Hồ Chí Minh trở thành trục giao thông chính, nối thông phía Bắc Tây Nguyên với các tỉnh miền Trung và liên thông sang nước bạn Lào và Campuchia.
Đường Hồ Chí Minh là một công trình to lớn, mang theo ý nguyện của Đảng, mong ước của nhân dân, là một công trình có tính chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đến nay, mặc dù chưa hoàn thành 100%, nhưng đường Hồ Chí Minh đã và đang phát huy hiệu quả thực tế. Trong những năm tới, nhất là khi hoàn thành nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), đường Hồ Chí Minh sẽ càng đóng góp to lớn hơn, làm nên những “kỳ tích” mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn, Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta giành thắng lợi, đầu tháng 7/1975, Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho Bộ đội Trường Sơn chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế.
Đầu năm 1976, Bộ Quốc phòng quyết định thống nhất Bộ đội Trường Sơn và Bộ Tư lệnh Công binh thành Bộ Tư lệnh Công trình. Đến tháng 3/1976, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Tổng cục Xây dựng kinh tế thay cho Bộ Tư lệnh Công trình.  
Tháng 10/1977, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Binh đoàn 12 và Binh đoàn 14 trực thuộc Tổng cục Xây dựng kinh tế trên cơ sở lực lượng chủ yếu của Bộ đội Trường Sơn và được tăng cường thêm lực lượng của các đơn vị trong toàn quân chuyển sang làm kinh tế. Đến năm 1979, Tổng cục Xây dựng kinh tế và Binh đoàn 14 giải thể, Binh đoàn 12 chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng, là đơn vị kế thừa truyền thống của Bộ đội Trường Sơn anh hùng. Nhiệm vụ chủ yếu của Binh đoàn là xây dựng cầu đường chiến lược, chiến dịch phục vụ nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; trước mắt làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu ở mặt trận Tây Nam và biên giới phía Bắc.
Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, bước vào mặt trận mới xây dựng kinh tế đất nước kết hợp với quốc phòng, với tinh thần cách mạng tiến công, cán bộ, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng Binh đoàn 12 lại có mặt ở những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, trải rộng trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố trong nước và 5 tỉnh của nước bạn Lào.  
Những năm đầu, nhiệm vụ chủ yếu của Binh đoàn là xây dựng cơ bản đường Hồ Chí Minh dọc theo Đông Trường Sơn từ Nghệ An đến Bình Phước với tổng chiều dài 1.920km, góp phần quy hoạch lại dân cư, phát triển kinh tế các địa phương dọc Trường Sơn và Tây Nguyên. Đồng thời, năm 1978, trước yêu cầu phòng thủ đất nước ở phía Bắc, Binh đoàn đưa 5 sư đoàn làm nhiệm vụ xây dựng Quốc lộ 279, đường vành đai chiến lược nối thông các tỉnh biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Lai Châu dài hơn 1.000km. Đây là con đường vành đai chiến lược nối liền 7 tỉnh biên giới phía Bắc và nối với các đường trục dọc, góp phần bảo đảm cơ động lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Cùng với nhiệm vụ xây dựng cầu, đường bộ, Binh đoàn 12 còn xây dựng 6 tuyến đường sắt, tham gia xây dựng hàng loạt công trình trọng điểm của Nhà nước.
Hơn 10 năm sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, một số đơn vị thuộc Binh đoàn 12 đã xây dựng cơ bản 9 tuyến đường của bạn Lào với tổng chiều dài hơn 360km, 36 cầu vĩnh cửu; giúp bạn xây dựng một số công trình kinh tế, văn hóa ở 4 tỉnh (12 trạm xá, 7 trường học và nhiều trụ sở làm việc của các cấp chính quyền); huy động hàng ngàn chuyến xe vận chuyển giúp bạn hàng ngàn tấn lương thực. Ở trong nước, từ năm 1977 đến năm 1988, Binh đoàn 12 đã mở mới, sửa chữa nâng cấp được trên 5.500 km đường (trong đó có trên 500km đường nhựa); 5.147m cầu, 31.758m cống bê tông, đào đắp hàng chục triệu mét khối đất đá. Tên tuổi của Binh đoàn 12 gắn liền với nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.   
Đầu năm 1989, thực hiện sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của cả nước, theo quyết định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn được thành lập trên cơ sở tổ chức biên chế và các lực lượng của Binh đoàn 12, là doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng, tự hạch toán, tự trang trải và trực thuộc Bộ Quốc phòng. Từ đây, cùng với phiên hiệu Binh đoàn 12, đơn vị còn mang tên Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn.
Đây là thời kỳ Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn đứng trước những khó khăn, thử thách mới trong sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của cơ chế thị trường. Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Bộ đội Trường Sơn anh hùng và kinh nghiệm qua hơn 10 năm làm kinh tế kết hợp với quốc phòng (1977 - 1989), với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh chính trị vững vàng đã giúp cho Tổng Công ty từng bước vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách của thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Để duy trì sự ổn định và phát triển, Đảng uỷ và chỉ huy Tổng Công ty đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn nhằm đổi mới toàn diện, phát huy hiệu quả trong quản lý, chỉ huy, điều hành, nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
 Qua 30 năm (1989 - 2019) phát triển trưởng thành, với nhiệm vụ xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, tự hạch toán kinh doanh; giá trị sản xuất không ngừng tăng trưởng (bình quân 15%/năm); thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước. Có thể khẳng định, Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn hiện nay là một trong những tổng công ty mạnh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông cầu đường, xây dựng thủy điện, thủy lợi; có đủ khả năng xây dựng các công trình trọng điểm, các công trình có quy mô lớn trong nước và quốc tế.
Với thành tích xây dựng kinh tế - quốc phòng thời kỳ đổi mới (từ năm 1990 đến nay), Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn và nhiều tập thể, cá nhân thuộc Binh đoàn được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý.
Quá trình xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, Binh đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là đơn vị kế tục và phát huy truyền thống vẻ vang của Bộ đội Trường Sơn anh hùng./.[9]