Để nắn chỉnh lại đạo đức cán bộ phải làm từ gốc, từ giáo dục cơ bản đến nâng cao đạo đức xã hội, tuyển chọn người hiền tài nhân nghĩa. Để có thể “gạn đục khơi trong” đối với người lãnh đạo, cán bộ thì tất yếu phải sàng lọc chứ chẳng thể mong muốn tới những phương “thuốc tẩy” siêu mạnh được.
Quan niệm về đạo đức người làm quan thời phong kiến
Dân gian xưa có câu: “Thanh gỗ nóc nhà đặt không chính, thì xà ở dưới cũng bị hỏng”. Tức là người làm quan không tự mình ngay chính, thì không thể giáo hóa dân chúng, không thể yêu cầu nhân dân thực hành theo pháp lệnh, không đủ sức để ngăn ngừa cấp dưới, người dân biến chất mà “làm hư” ngược lại quan.
Thế nên, ngay từ bước chọn người để làm quan, để cống hiến cho đất nước thì phải xét ở đạo đức là yếu tố trước tiên. Đó là cái lý khi bổ nhiệm thì phải tôn trọng nguyên tắc “nhất hiền tài” chứ không phải là “nhất hậu duệ”.
Vua Lê Thái Tông từng xuống chiếu tự trách tội bản thân sau khi một loạt thiên tai do thiên nhiên xảy ra làm ảnh hưởng tới mùa màng, đời sống của người dân: “…Cứ nghiệm xét việc xảy ra tai họa, nhất định là có duyên do trong đó. Có phải do trẫm không lo sửa đức để mọi việc bê trễ hay là do quản tể phụ bất tài xếp đặt không điều hòa? Hay là dùng người không đúng, để người tốt kẻ xấu lẫn lộn?…” – (Trích: Đại Việt sử ký toàn thư)
Vua Lê Nhân Tông lên ngôi báu khi tuổi còn rất trẻ, nhưng là người biết nghĩ và luôn chăm lo cho người dân, cho nên sau khi thiên tai tiếp tục xảy ra dẫn đến đại hạn mất mùa, vua cũng có những lời để tự trách bản thân và khuyên nhủ bản thân về cách dùng người đã đúng hay chưa.
“…Có phải trẫm không biết sử dụng nhân tài, những kẻ được dùng đều là loại hèn kém mà đến nỗi thế chăng? Có phải do nạn hối lộ công khai, tệ phi tần lộng hành mà đến nỗi thế chăng?… Hay là các đại thần giúp việc chưa trọn đạo điều hòa âm dương mà đến nỗi thế chăng? Hay là các tướng soái phiên thần không biết yêu thương quân dân, quen thói đục khoét mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì các thú lệnh không biết vỗ nuôi nhân dân, chỉ lo bòn vét mà đến nỗi thế chăng? Hay là quan coi hình ngục không giữ công bằng, chỉ lo xử nặng, kẻ nào đút lót thì tha, để oán khí bốc lên mà đến nỗi thế chăng? Có phải các quan thừa hành chỉ chuộng hư văn, để ân trạch của vua bị tắc lại ở trên, tình của kẻ dưới không thấu lên trên được mà đến nỗi thế chăng?… Có phải vì chọn lựa người hiền, cất nhắc người sót chưa được thi hành, để thói cầu cạnh chạy chọt ngày một tệ hại mà đến nỗi thế chăng? Hay là do chủ tướng, đảo lộn quân công, lấy không làm có, làm hại đạo công mà đến nỗi thế chăng?…” – (Trích: Đại Việt sử ký toàn thư)
Đến thời vua Lê Thánh Tông, chế độ sách hạch quan lại cũng được quy định rất rõ ràng, với ba tiêu chuẩn quan trọng nhất để vua quy định và xem xét người làm quan có tương xứng vơi chức vị hay không. Đó là: Người đó có yêu thương và chăm lo cho cuộc sống của nhân dân hay không; người làm quan có được nhân dân yêu mến hay không; và đặc biệt là nhân dân trong hạt cai quản có trốn đi nơi khác hay không. Thế nên, cái tài đức của người làm quan tốt đến đâu, cứ lấy 3 điều này để làm thước đo.
Hay luôn nhớ những lời dặn của người xưa, muốn giáo dục, dạy bảo, động viên được quân sĩ, thì người làm tướng phải tự làm gương về đạo đức và nhân cách. Cho nên, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã viết 8 điều mà người làm tướng, làm quan phải tránh xa. Trong đó có nội dung phải tránh xa “hoang dâm tửu sắc”, tức là tránh xa ăn uống nhậu nhẹt và quan hệ nam nữ bất chính.
Vì những điều này đã làm ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách người làm tướng, vướng vào điều này sẽ làm mất tư cách của làm tướng và có hại cho tinh thần quân sĩ, có hại cho xã tắc, vương triều. Những điều của người xưa căn rặn quân lính của mình hơn 700 năm trước, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cũng là một trong những điều mà người làm cán bộ, lãnh đạo thời nay cũng không được phép làm ngơ.
Cần nâng cao đạo đức người lãnh đạo, cán bộ thời đại hiện nay
Sinh thời điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn người cán bộ, đảng viên luôn phải ghi nhớ, chú trọng xây dựng chính là trở thành người có tài, đức, hồng thắm, chuyên sâu. Người chỉ rõ: “Có tài phải có đức, có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nhà nước. Có đức không có tài, như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.
Người coi, đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên chính là “nền tảng”, là “cái gốc” của người cán bộ. Đức của người cán bộ, lãnh đạo thể hiện ở phẩm chất, tư tưởng, lối sống, là lòng trung thành vii hjn đối với Đảng, Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp.
Người còn nói: “cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Cho nên, đạo đức cách mạng chính là điều tạo nên uy tín của cán bộ, đảng viên. Đây là cơ sở để giáo dục, thuyết phục và lãnh đạo quần chúng nhân dân noi theo.
“Đầy tớ của nhân dân”, phải là người có đạo đức cũng có nghĩa là “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Bởi vì: “cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra”. Đầy tớ của nhân dân thì việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân (hại đến dân) thì hết sức tránh.
Với nhưng thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tuy nhiên những thành tựu to lớn cũng không phủ nhận, thực tiễn công tác xây dựng Đảng cũng cho thấy vấn đề suy thoái về đạo đức và của: “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” ngày càng trở nên bức xúc, nóng bỏng. Tại nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VIII chỉ rõ: “… trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn”.
Nghị quyết số 12-NQ/TW, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động với những trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, trong đó đặc biệt là vấn đề suy thoái đạo đức.
Nghị quyết nhấn mạnh: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”.
Để xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII chỉ ra 4 nhóm nhiệm vụ và những giải pháp.
Để nắn chỉnh lại đạo đức cán bộ phải làm từ gốc, từ giáo dục cơ bản đến nâng cao đạo đức xã hội, tuyển chọn người hiền tài nhân nghĩa. Để có thể “gạn đục khơi trong” đối với người lãnh đạo, cán bộ thì tất yếu phải sàng lọc chứ chẳng thể mong muốn tới những phương “thuốc tẩy” siêu mạnh được.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ, muốn Đảng mạnh, thì trước hết mỗi đảng viên phải tốt, tiếp đến à phải thực hiện tốt công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên, sàng lọc và xử lý những đảng viên vi phạm, chống cho được sự suy thoái về đạo đức,tư tưởng, những biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh thà ít mà tốt còn hơn “đông nhưng không mạnh”, “hữu danh vô thực”… Những người đảng viên “đứng mũi chịu sào” thì không chỉ có tài, mà cần nâng cao đạo đức để phát huy được uy tín trong nhân dân, lãnh đạo thực hiện thành công công cuộc xây dựng và phát triển đất nước tong thời đại mới.
(Theo Bút Danh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét