Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Những hằn học của tổ chức Nhân quyền quốc tế (HRW) là xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam


 Trong số những tổ chức tự nhận là hoạt động vì nhân quyền trên phạm vi quốc tế, Human Rights Watch (HRW) là tổ chức thường xuyên đưa ra các luận điệu bịa đặt, vu không về nhân quyền, trong đó có Việt Nam. Mang tiếng là tổ chức nhân quyên, nhưng hoạt động của HRW chưa bao giờ phục vụ cho sự phát triển nhân quyền của các quốc gia, kể cả ở Việt Nam. HRW trong bản “Phúc trình nhân quyên toàn cầu 2019” cho rằng tình hình nhân quyền Việt Nam xuống cấp nghiêm trọng, Việt Nam xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do lập hội và nhóm họp, quyền tự do thực hành tôn giáo…
Những tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam từ lâu đã được các tổ chức quốc tế, các tổ chức của Liên hợp quốc nhìn nhận đánh giá cụ thể. Cụ thể nhất, thông điệp của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra hồi tháng 10/2018 cho rằng: Việt Nam đang có nhiều tiến bộ về phát triển con người và giảm nghèo đa chiều, dù vẫn còn nhiều thách thức…
Chính phủ Việt Nam đã thông qua hai công ước quốc tế quan trọng là công ước chống tra tấn và công ước về quyền của người khuyết tật tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập quốc tế sâu hơn. Và thực tiễn ở Việt Nam là như vậy, nhưng thật nực cười, HRW lại lớn tiếng đòi Hội đồng châu Âu hoãn phê duyệt Hiệp định thương mại châu Âu-Việt Nam (EVFTA). Việt Nam đã và đang trở thành điểm hẹn, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế và đây là xu thế tất yếu, khách quan.
Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, gây sức ép đòi các nước can thiệp, hay lấy cớ để ngăn cản các hoạt động đối ngoại của Việt Nam chỉ cho thấy sự hẹp hòi, hằn học, thất thế, bị cô lập của HRW trước xu thế, bối cảnh mới và hiện thực khách quan không thể phủ nhận về đất nước và thành tự nhân quyền tại Việt Nam.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét