Yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang trong giai đoạn cách mạng
hiện nay ĐTM/2019
Quán triệt đường lối cách mạng của Đảng qua các thời kỳ và từ thực tiễn
của cuộc đấu tranh cách mạng ở nước ta từ sau năm 1975 đến nay, tư duy về bảo
vệ Tổ quốc của chúng ta đã có sự phát triển từng bước và đổi mới mạnh mẽ trong
quá trình đổi mới đất nước.
Tư duy về bảo vệ Tổ quốc từ chủ yếu là tư duy về quân sự, về chiến
tranh đã phát triển một cách toàn diện hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
thời bình, bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại
giao, quân sự; về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân, xây dựng quân đội nhân dân để chủ động ứng phó với mọi tình huống,
ngăn ngừa chiến tranh, tạo môi trường hoà bình để xây dựng đất nước, đồng thời
chuẩn bị sẵn sàng tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Phải kết hợp chặt chẽ quốc phòng – an ninh với đối ngoại; quốc phòng, an
ninh, đối ngoại với xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới
của Đảng. Trong khi đặt nhiệm vụ trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã
hội chúng ta không một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn coi trọng
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ, quan hệ
khăng khít với nhau
Yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn
hiện nay được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau đây:
Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc gắn chặt với bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ Tổ quốc ngày nay là bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế,
an ninh tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã
hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất
bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ.
Xây dựng và phát triển chế độ
kinh tế xã hội chủ nghĩa một cách toàn diện, vững mạnh, đồng thời phải trực
tiếp bảo vệ từng tế bào của chế độ một cách kiên quyết và thường xuyên. Xây
dựng và bảo vệ xâm nhập lẫn nhau, diễn ra một cách phổ biến, thường xuyên ở mọi
lúc mọi nơi, trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, trong mỗi tổ chức,
mỗi con người.
Tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn hiện nay, một mặt nhấn mạnh tích cực xây dựng đất nước về mọi mặt
theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; mặt khác không coi nhẹ các biện pháp vũ
trang bảo đảm có đủ sức mạnh cần thiết để răn đe, giữ vững hoà bình và sẵn sàng
đánh bại chiến tranh xâm lược. điều đó đòi hỏi:
Phải chăm lo xây dựng tiềm lực mọi mặt của đất nước: tiềm lực kinh tế,
tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực khoa học – công nghệ và tiềm lực quân
sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân. Đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ, giữ
gìn hoà bình, không để xảy ra chiến tranh là thượng sách để giữ nước. Xây dựng
đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là tạo ra sức mạnh lớn
nhất để bảo vệ đất nước, là quá trình bảo vệ tích cực nhất, chủ động nhất. Mỗi
bước phát triển của quá trình xây dựng là tạo nên một sức mạnh mới để bảo vệ Tổ
quốc
Tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây
dựng về chính trị làm cơ sở, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Gắn chặt nhiệm vụ quốc phòng an ninh và đối ngoại trong công cuộc đấu
tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ động đối phó có hiệu quả và
sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động chống phá từ bên trong và tấn công
quân sự từ bên ngoài của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét