Theo thông tin từ báo
Tuổi trẻ online, 44 thí sinh trong danh sách được "nâng điểm” ở tỉnh Sơn
La trong kỳ thi trung học phổ thông năm 2018 đều là con có bố, mẹ là
cán bộ, đảng viên thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh. Nhiều người
trong đó giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Với những thông tin nếu là
sự thật trong danh sách thí sinh dính gian lận điểm thi là “con đồng chí nào”
được đăng trên báo Tuổi trẻ, chúng ta cũng không quá bất bất ngờ khi thấy
không có thí sinh nào là con mà bố, mẹ là “thường dân” được nâng
điểm, mà toàn thấy bố, mẹ là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền,
điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu. Nó phản ánh khía cạnh việc tác
động gian lận “đổi trắng thay đen” kết quả thi không thể chỉ do một
số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, công an có liên quan (đã bị
phát hiện và xử lý) vì mục đích tự thân, mà làm được mà còn có
sự tác động không nhỏ từ phía cha mẹ học sinh – cán bộ, đảng viên
với những mục đích, động cơ không trong sáng.
Việc tác động của
cha mẹ học sinh qua ảnh hưởng của chức quyền hay dùng tiền để mua
điểm là điều xã hội chúng ta không thể chấp nhận được. Chúng ta đang
thực hiện xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi bảo
đảm yêu cầu thượng tôn pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội,
mọi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời. Do đó,
việc công khai danh tính của cha mẹ cùng với con được nâng điểm là
cần thiết. Những trường hợp phát hiện có bằng chứng dùng tiền để
mua, dùng quyền để gây ảnh hưởng nâng điểm tùy theo mức độ, tính
chất xử lý theo quy định của pháp luật; theo quy định những điều
đảng viên không được làm; theo quy định nêu gương của cán bộ, đảng
viên; theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng qua đó thể hiện
sự công bằng trong xã hội; tạo niềm tin của xã hội vào lĩnh vực
giáo dục; góp phần cảnh tỉnh, răn đe những hành vi vi phạm tương tự
có thể xảy ra trong những kỳ thi tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét