Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019


TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI – RSF LẠI GIỞ TRÒ HỀ “BẢNG XẾP HẠNG TỰ DO BÁO CHÍ”

Theo công bố của RSF, Việt Nam đã bị tụt một hạng trên bảng xếp hạng tự do báo chí so với năm ngoái, đứng thứ 176/180 quốc gia được đánh giá. Ngay sau khi công bố này được đưa ra, các trang website, tờ báo, kênh truyền thông của các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị và những người có cái nhìn không thiện cảm với Việt Nam đã nhanh chóng rêu rao, lan truyền bảng xếp hạng và thể hiện sự hả hê trước thông tin này.

Đi liền với đó, không ít người đã lồng ghép các thông tin, tư tưởng sai lệch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Họ cho rằng tình hình báo chí của chúng ta trở nên ngày càng u ám, họ vu khống “hận thù đối với các nhà báo nay đã biến thành bạo lực”… Vậy trong số những thông tin về tự do báo chí của Việt Nam được RSF công bố, có bao nhiêu phần trăm là sự thật?  
RSF là tổ chức phi chính phủ, được thành lập năm 1985 do Robert Ménard – một nhà báo người Pháp. Hiện nay, trụ sở chính của RSF đặt tại Paris, Pháp. Ngoài ra, tổ chức này còn có văn phòng đại diện tại một số quốc gia trên thế giới.
Theo tuyên bố, mục đích hoạt động của RSF là nhằm thúc đẩy tự do báo chí, tự do ngôn luận và bảo vệ nhà báo trên toàn cầu. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, RSF thường xuyên đưa ra những thông tin, đánh giá, bình luận sai lệch, vu khống, đánh giá không đúng bản chất vấn đề của Việt Nam.
Về bảng đánh giá tự do báo chí World Press Freedom Index 2019 được RSF đưa ra, không khó để thấy căn cứ đánh giá, xếp hạng của RSF không thuyết phục. Riêng đối với Việt Nam, RSF không có một nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể nào về tình hình báo chí.
Đồng thời, tổ chức này cũng không sử dụng bất kì báo cáo nào của Chính phủ Việt Nam để đưa ra đánh giá. Chỉ dựa trên một số khảo sát “như có như không” được cóp nhặt một cách phiến diện, một chiều và một số bài phỏng vấn với các “nhà báo” tự phong, các nhà “dân chủ mạng”, RSF vội vã kết luận Việt Nam về tình hình báo chí của Việt Nam.
Thực tế, cách đánh giá của tổ chức này là thiếu khách quan, không trung thực và không thể hiện được bản chất vấn đề. Chính vì vậy, mức độ tin cậy trong bảng đánh giá tự do báo chí được RSF đưa ra hầu như không có.
Bảng xếp hạng tự do báo chí: Khi những người không hiểu luật đi đánh giá vấn đề!
Qua cách làm việc của RSF, có thể thấy hoạt động của tổ chức này không có tính khách quan. Dường như những người đi đánh giá tự do báo chí của các quốc gia trên thế giới lại đang bị thiếu hụt nghiêm trọng hiểu biết về pháp luật liên quan đến báo chí.
Để đánh giá, xếp hạng về một vấn đề nhất định, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” cần có hiểu biết toàn diện về vấn đề mà mình đang làm. Chỉ có như vậy, kết quả đánh giá mới đảm bảo tính chuẩn xác và phát huy giá trị trên thực tế.
Đối với việc đánh giá tự do báo chí của các quốc gia trên thế giới, trước hết cần phải nắm chắc quy định trong luật pháp quốc tế để từ đó nghiên cứu, so sánh, đối chiếu vào thực tiễn của từng nước. Thực tế, quyền tự do báo chí là khía cạnh cụ thể của quyền tự do ngôn luận.
Tại khoản 2 Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 (Việt Nam đã tham gia công ước này từ năm 1982) quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận.
Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ”.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tự do báo chí một cách thái quá. Tự do nhưng vẫn phải trong khuôn khổ của pháp luật. Khi thực hiện các quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng, các cá nhân, tổ chức cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định liên quan. Và đặc biệt, việc tự do ngôn luận, tự do báo chí này không được xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của cộng đồng.
Ngay tại khoản 3 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 cũng đã nhấn mạnh: “3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt.
Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”.
Như vậy, để biết một quốc gia nào có tự do ngôn luận hay không có tự do ngôn luận cần phải có nghiên cứu chuyên sâu không những về quy định của pháp luật quốc tế mà còn phải nắm bắt toàn diện các quy định liên quan của mỗi quốc gia.
Chỉ có vậy, mới có thể biết những “những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt” cũng như “một số hạn chế nhất định” khi thực hiện quyền tự do báo chí để từ đó đánh giá đúng bản chất của vấn đề.
(còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét