Trong khi đang diễn ra Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá
XIV, dư luận hiện vẫn đang rất bức xúc về vụ gian lận điểm thi THPT QG 2018,
khi viện dẫn luật thì khó xử lý, nhiều cán bộ, thí sinh sai phạm vẫn nhởn nhơ,
danh sách thí sinh được nâng điểm đã có, con cái nhà ai cũng đã rõ những vẫn
khó khó công bố?.
Mua bán điểm thi là tội phạm hình sự chứ không phải
gian lận thi cử như một số người đã đánh tráo khái niệm để nói rằng không công
bố là nhân văn. Đây là dạng tội phạm có tổ chức, cần điều chỉnh luật và nghiêm
trị việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nâng điểm, nâng hạnh kiểm.
Nếu không có chức vụ đó, liệu con các ông bà có dược
nâng điểm không? Tại sao người ta lại không nâng điểm cho con nhà nông mà lại
nâng cho con các trường hợp gia đình quan chức? Đáng lưu ý, khi sự việc được
phanh phui, nhiều cán bộ quan chức có con được nâng điểm đã trả lời rằng bản
thân mình bị vô can không hề hay biết con được nâng điểm, cũng không tác động,
thậm chí có trường hợp còn tỏ ra rất “buồn”
hay “mạng xã hội đã phán xét tôi rồi”…
Tại sao chúng ta phải nhân đạo với bộ phận này mà
không nhân đạo với bộ phận còn lại? Cái khó không phải do pháp luật, pháp luật
đã có đầy đủ, cái khó là do quan điểm xử lý đối với cá nhân con người cụ thể,
có dám làm và xử lý hay không? Chúng ta biết các trường hợp này không thuộc diện
phải giữ bí mật theo quy định của Nhà nước, không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ
tục, tại sao không đưa ra?
Các cơ quan chức năng đang lúng túng rằng, có nên
công khai danh tính của các quan chức đó hay không? Lúng túng cả về thời gian xử
lý vụ việc? Xã hội đang rất cần công khai sáng tỏ điều này. Cả hệ thống đang
tích cực phòng chống tham nhũng, việc công bố là rất có lợi, loại bỏ những người
lợi dụng chức vụ để mua điểm cho người thân trong thời điểm các cháu đang chuẩn
bị bước vao mùa thi 2019. Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên? Cần phải
minh bạch không thể để hoài nghi trong cộng đồng xã hội và phải coi đây là tội
phạm hình sự./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét