Trong những ngày tháng 5 lịch sử và nhất là kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2019) trên các trang mạng có những bài viết đã xuyên tạc hoàn toàn thân thế, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cụ thể chúng xuyên tạc rằng: “Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Sự việc này đã được chính Hồ Chí Minh xác nhận gián tiếp trong bài viết “Đảng Ta” vào năm 1949 dưới bút hiệu Trần Thắng Lợi bằng một câu tám chữ: ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi”.
Như chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù (còn gọi là Làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung lại theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi mẫu thân qua đời, Nguyễn Sinh Cung lại theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên Nguyễn Tất Thành. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành lại theo cha vào Huế, thoạt đầu học trường Pháp – Việt, sau học trường Quốc học Huế. Khoảng cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8/1910 vào Phan Thiết, làm giáo viên trường Dục Thanh. Tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn. Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, lên tàu Amiran Latuso Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng đi Mácxây (Pháp). Tại Mácxây, ngày 15-9-1911, Người viết thư gửi Bộ trưởng thuộc địa Pháp, ký tên Nguyễn Tất Thành. Năm 1919 Nguyễn Tất Thành công khai gọi tên mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã dùng khoảng 50 – 60 tên bút danh khác nhau.
Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Người lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được Người tổ chức ra trước đó) để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên trong các giấy tờ cá nhân Người sử dụng tên Hồ Chí Minh.
Như vậy, từ những minh chứng trên có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn bài viết “Đảng Ta” vào năm 1949 dưới bút hiệu Trần Thắng Lợi bằng một câu tám chữ: ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi”, đây chính là sự khôn khéo trong quá trình hoạt động cách mạng của Người để kẻ thù không phát hiện ra. Chỉ có nhân dân Việt Nam, những người cách mạng chân chính, đấu tranh cho lẽ phải mới hiểu đúng nghĩa của cụm từ 8 chữ “ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi” trong bài viết “Đảng ta” năm 1949, còn các thế lực thù địch từ thời đó cho đến bậy giờ cũng vẫn cho rằng Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là hai người khác nhau.
Các thế lực phản động đang đẩy mạnh xuyên tạc, vu khống trắng trợn, bỉ ổi đối với thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, vạch trần và bác bỏ những luận điệu phản động này./.
Mai Năm Mới
HAY
Trả lờiXóa