Trong
thời gian vừa qua, từ nguồn tin của thông tấn Tân
Hoa Xã (Trung Quốc) vào ngày 7/4 về việc đưa giàn khoan Đông Phương
13-2 CEPB của Trung Quốc hoạt động tại khu vực vịnh Bắc Bộ, một số báo mạng đã
đưa lại tin thiếu kiểm chứng. Đây là dịp để các thế lực phản động kích
động chống phá, nói xấu Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, đã tạo nên sự hoài nghi nhất định
trong một bộ phận nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ dễ bị kích động. Vậy sự việc
trên có không? Trước tiên chúng ta phải thấy rằng nguồn tin trên đưa ra một
cách lấp lửng, không rõ ràng, không xác định cụ thể vị trí, các báo mạng vội lấy
tin đó đưa lên mạng mà chưa xác minh cụ thể; thứ hai, mặc dù giàn khoan của
Trung Quốc được các lực lượng bảo vệ biển đảo của Việt Nam (như Cảnh sát biển,
Hải quân...) thường xuyên bám sát, nắm chắc và báo cáo kịp thời cho cấp trên, nhưng
việc thông tin cho báo chí chưa rõ ràng “Các cơ quan chức năng của Việt Nam
đang xác minh thông tin như vừa nêu”, do vậy, tạo ra hiểu lầm là giàn khoan của
Trung Quốc hoạt động của Việt Nam. Còn trên thực tế, giàn khoan Đông Phương
13-2 CEPB có hoạt động ở vịnh Bắc Bộ nhưng ở phần biển của Trung Quốc. Mà như
chúng ta đã biết, ngày 25/12/2000, Việt
Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân
định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá, có hiệu lực ngày 30/6/2004. Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ đã phân định rõ phạm vi và chế độ
pháp lý lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi nước trong vịnh
Bắc Bộ, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển (UNCLOS) năm 1982. Với sự phân định vịnh Bắc Bộ như trên, mỗi nước tiến
hành quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển (UNCLOS) năm 1982.
Từ sự việc trên cho
thấy, khi đưa một thông tin ra công chúng, nhất là các trang mạng, cần phải cân
nhắc, xác minh cụ thể, tránh chạy theo thị hiếu để các thế lực thù địch lợi dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét