Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

SỰ PHI LÝ, ẢO TƯỞNG


SỰ PHI LÝ, ẢO TƯỞNG

Trong lịch sử lập hiến của nước nhà, đã có thời kỳ vai trò lãnh đạo của Đảng không được quy định trong Hiến pháp, nhưng trên thực tế ĐCSVN không lúc nào rời bỏ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Điều đó không có nghĩa là sự lãnh đạo của Đảng không cần Hiến pháp cho phép, mà đó chỉ là sự thích nghi trong những hoàn cảnh cụ thể để Đảng có hình thức hoạt động phù hợp. Thực tiễn cho thấy, Hiến pháp năm 1946 không thể có quy định về sự lãnh đạo của Đảng; bởi lẽ, trong tình thế đặc biệt, ngày 11.11.1945, ĐCSVN đã tuyên bố tự giải tán để hoạt động với danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Hiến pháp năm 1959 cũng không thể có quy định như Điều 4, vì đất nước còn bị chia cắt, Đảng bộ miền Nam còn phải hoạt động bí mật trong sự kìm kẹp của kẻ thù. Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH, việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng trong các hiến pháp 1980, 1992 và nay được tái khẳng định tại Điều 4 của sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là cần thiết, tất yếu. Sự thừa nhận đó thể hiện tình cảm thiêng liêng, sự tin yêu, mối quan hệ máu thịt giữa nhân dân đối với Đảng; đồng thời, đó còn là cơ sở pháp lý để trừng trị những kẻ cố tình xuyên tạc, có hành vi làm tổn hại tới vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ nhân dân đối với Đảng.
Thử hỏi rằng, trong những năm đổi mới, hội nhập quốc tế vừa qua, ĐCSVN vẫn là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, được toàn xã hội và thế giới thừa nhận. Vậy mà, lại để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá, thực hiện mưu đồ xóa bỏ Điều 4, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng hòng chuyển hóa xã hội Việt Nam trở lại chế độ bóc lột, lệ thuộc vào ngoại bang thì thật là phi lý, không tưởng. Hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, hàng triệu đảng viên của Đảng và quần chúng cách mạng đã đổ mồ hôi, xương máu, hy sinh cả tính mạng để giành được thành quả như ngày nay. Nếu để cho các thế lực thù địch loại bỏ Điều 4 của sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thực hiện “không đánh mà thắng”, chuyển hóa chế độ chính trị, thì điều đó đồng nghĩa với sự phản bội lại hàng triệu đồng chí, đồng bào đã hy sinh, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. ĐCSVN với đội ngũ đảng viên kiên trung, trí tuệ và đầy nhiệt huyết cách mạng, trong chiến tranh không hề khuất phục trước kẻ thù hung bạo, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH, mà khi có chính quyền, có cơ đồ như ngày nay lại chịu khuất phục trước “thế lực thù địch” mà phần lớn đang sống lưu vong hoặc vô hình, giấu mặt trong bóng tối thì thật là phi lý và ảo tưởng biết bao! Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang, nhưng để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vẫn là quá trình dài. Chẳng lẽ chúng ta lại “dừng bước” khi chưa tới đích, càng là điều phi lý và ảo tưởng.
Với những điều phi lý và ảo tưởng ấy, việc loại bỏ Điều 4 của sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là điều không thể. Đây là toàn dân ta tham gia thảo luận, đóng góp về trí tuệ, vừa nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, nhất là nhận thức sâu sắc hơn vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và toàn xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét