Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Những “thẩm phán online” xin đừng phán xét mơ hồ nữa!

Pháp luật là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của một Nhà nước. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Do vậy, muốn phá hoại sự phát triển của một quốc gia, có thể phá hoại từ nền pháp luật.

Bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của mọi người
Tại Việt Nam, âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trong lĩnh vực pháp lý nảy sinh ngày càng nhiều. Từ quá trình lập pháp, chúng phá hoại bằng cách tác động thay đổi chính sách pháp của Nhà nước theo ảnh hưởng của pháp luật phương Tây. Cho đến hành pháp, tư pháp, chúng bằng mọi cách làm mất niềm tin của Nhân dân vào nền pháp luật quốc gia.
Trong những năm qua, với sự pháp triển của mạng xã hội, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm rất nhiều những “thẩm phán online”. Đây là những người sử dụng mạng xã hội một cách quá đỗi tự do và tự cho mình “quyền lực” phán xét mọi phải trái, đúng sai trong xã hội, kể cả đó là câu chuyện pháp luật. Tất nhiên, những thành phần như vậy xuất hiện càng nhiều dưới sự “châm ngòi” của những kẻ có chủ đích phá hoại.
Nhắc lại, câu chuyện oan, sai trong xét xử liên tiếp được mang ra để “phủ nhận” toàn bộ hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra, Toà án, Viện kiểm sát. Hay, bằng cách so sánh hình phạt đối với những người là cán bộ, công chức Nhà nước với những “người dân” không có chức vụ, dù trong hai vụ án có tính chất khác biệt, để phủ nhận sự công bằng của luật pháp. Đó đều là những thủ đoạn hiểm độc, đánh đồng vấn đề tổng thể bằng cái riêng, nhỏ. Đa phần dư luận khi tiếp cận thì dễ dàng tin theo, bị cuốn theo và rồi mất niềm tin…
Gần đây, câu chuyện Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó VKSND TP Đà Nẵng có hành vi ôm hôn, “sàm sỡ” bé gái trong thang máy chung cư cũng đã trở thành một “con bài” chủ lực để một số thành phần lợi dụng. Lưu tâm ở điểm, vụ việc chỉ được khởi tố sau đúng 20 ngày, kể từ ngày cơ quan chức năng nhận được tin báo tố giác.
Trước hết, xâm hại tình dục nói chung hay xâm hại tình dục trẻ em nói riêng là một tội ác bị lên án gay gắt không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Dựa vào đặc điểm này, câu chuyện về Nguyễn Hữu Linh được khơi mào để làm bùng phát sự phẫn nộ của cộng đồng. Sau khi dư luận đã ở mức đỉnh điểm, mà trong đó, không ít “thẩm phán online” đã xuất hiện để phán xét sự việc thay cho toàn bộ từ cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, công tố,… thì những lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt bắt đầu được tung ra. Chúng bịa đặt rằng nếu không có dư luận thì một người có “thẻ Đảng” như Nguyễn Hữu Linh sẽ miễn nhiễm trước luật pháp. Chúng tâng bốc dư luận để mọi người nghĩ rằng chỉ khi dư luận lên án gay gắt thì cơ quan chức năng mới buộc phải khởi tố vụ án vào ngày cuối cùng. Từ đó, chúng quy kết và cổ vũ cho suy nghĩ, “người dân đã mất hết niềm tin vào sự công bằng của pháp luật”! Và quả nhiên, trên mạng xã hội, đã xuất hiện vô số lời khẳng định rằng họ không còn tin vào pháp luật, không còn tin vào cơ quan pháp luật, bởi chỉ có sức mạnh của dư luận xã hội mới là thứ để bắt kẻ phạm tội phải chịu sự trừng phạt…
Cứ bị cuốn theo “cái bẫy” một chiều như vậy thì hẳn là nhiều người vẫn còn nghĩ rằng “hợp lý”. Nhưng, bình tĩnh suy xét sự việc thì dễ dàng nhận ra đó chính xác là những thủ đoạn bịa đặt, xuyên tạc, lôi kéo dư luận quá đà.
Hay mới đây, vụ việc “ông chủ Nhật Cường” Bùi Quang Huy bị truy nã vì tội buôn lậu cũng trở thành điểm nóng. Tuy nhiên, thay vì tăng cường trợ giúp cơ quan chức năng trong việc truy tìm thủ phạm, cung cấp tin, tình hình liên quan đến đối tượng, thì nhiều người lại “ngỏ ý” rằng Bùi Quang Huy trốn “không phải ngẫu nhiên”. Mặt khác, trong khi vụ án chưa được làm rõ mà chỉ mới ở quá trình điều tra thì nhiều người đã tự vẽ ra câu chuyện ông Huy bị bắt không chỉ do buôn lậu mà còn phải có tình trạng “sân sau, vườn nhà” ở Hà Nội,… Quả thực, những điều này chẳng giúp ích gì cho quá trình thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng.
Mâu thuẫn – điểm đầu tiên cần suy xét. Dư luận đang yêu cầu pháp luật phải được thực thi, kẻ thủ ác phải bị trừng trị nhưng lại không tin tưởng cơ quan chức năng và thiếu niềm tin vào luật pháp? Mâu thuẫn này chính là nguyên nhân tạo ra hệ quả về một bộ phận “thẩm phán online” hay việc phủ nhận toàn bộ hoạt động của các cơ quan công quyền. Khi đã phủ nhận, thì lấy gì để trông chờ cơ quan chức năng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tiếp đến là vấn đề về “thuộc tính bầy đàn” của dư luận xã hội. Từ việc xem nhẹ pháp luật, coi nhẹ trật tự xã hội, “thuộc tính bầy đàn” vốn có lại có dịp được bùng phát. Dư luận đang đắc thắng rằng mình có thể “trừng trị một kẻ ấu dâm” bằng cách gây áp lực lên cơ quan chức năng, bằng cách bôi nhọ cá nhân kẻ làm điều sai. Nhưng, lại quên rằng, sự quá đà làm dư luận đi lạc nhiều hướng.
Cũng về câu chuyện xâm hại tình dục trẻ em, mạng xã hội sau đó cũng xuất hiện bức thư của vợ ông Nguyễn Hữu Linh. Bà gửi tâm thư đến mạng xã hội rằng dư luận đang lên án hành vi ấu dâm nhưng lại bằng cách xỉ nhục cả gia đình bà. Nếu ông Nguyễn Hữu Linh có lỗi, thì đó cũng không phải lỗi của người vợ hay những đứa con của ông. Vậy mà, dư luận xã hội lệch hướng, “trừng phạt” một cá nhân người làm sai bằng cách chà đạp lên cả những người vô can khác. Nếu pháp luật hiện hữu, chắc chắn điều bất công này sẽ không xuất hiện. Nhưng với dư luận xã hội “bầy đàn”, thì hậu quả đã hiện hữu.
Rõ ràng, đây là một nguy cơ lớn. Mất niềm tin vào pháp luật thì dần dần người ta sẽ coi thường pháp luật và không tuân thủ luật pháp, cuối cùng là dẫn đến một xã hội không còn trật tự, an ninh. Mất niềm tin vào pháp luật cũng chính là mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Đây là mục đích tối cao mà các thành phần phản động, cơ hội chính trị luôn cố gắng đạt được.
Hãy nhìn lại, dư luận xã hội đang sai ở đâu, bị lợi dụng như thế nào? Đừng để những kẻ phản động, chống đối, biến dư luận thành vũ khí “diễn biến hoà bình” hiểm độc xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội!
(Theo butdanh.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét