Chủ nghĩa dân túy được ngành khoa học xã hội liên kết đến
một vài hiện tượng. Một mặt nó dùng để chỉ một phong cách chính trị cụ thể, một
hình thức hùng biện chính trị hay chiến lược để đạt
được quyền lực; mặt khác trong các nghiên cứu, nó được phân loại như là một
phần của các hệ tư tưởng khác nhau. Trong cuộc
tranh luận chính trị, thuật ngữ chủ nghĩa dân túy hay được đại diện của các
hướng khác nhau dùng để chỉ trích lẫn nhau, khi họ nghĩ rằng các tuyên bố của
các hướng đối ngược được ưa chuộng, nhưng không tưởng, cho đó là mị dân.
Chủ
nghĩa dân túy thường được đánh dấu bằng sự từ chối giới tinh hoa quyền lực và
một số tổ chức, chống trí thức, một sự xuất hiện dường như phi chính trị, cho
là chỉ dựa trên sự suy nghĩ lành mạnh và "tiếng nói của người dân",
phân cực, cá nhân hóa, đạo đức hóa và lập luận cho là của đa số hoặc tấn công
cá nhân.
Chủ
nghĩa dân túy hay nhấn mạnh sự tương phản giữa "nhân dân" với tầng
lớp "tinh hoa" và trong các tuyên bố cho là mình đứng về phía
"dân thường". Chủ nghĩa dân túy, tuy nhiên, không có hệ thống giá trị
cụ thể, cấu thành cốt lõi tư tưởng của mình để phân biệt nó với các hệ tư tưởng
khác. Do đó, nó có thể có quan điểm chính trị và mục tiêu rất khác nhau. Thường
thì nó là một thiết bị phong cách của các đảng phái và chính trị gia đối lập,
hoặc thậm chí của các phong trào xã hội. Nói
chung, các thuật ngữ thường xuyên được thảo luận là "chủ nghĩa dân
túy cánh tả" và "chủ nghĩa dân túy cánh hữu", cho biết
nhiều vấn đề có thể chồng chéo và không thể phân loại đơn giản.
Một
trong những nguyên nhân của xu hướng dân túy là thiếu sự gần gũi và một khoảng
cách lớn giữa lợi ích và ngôn ngữ của một cộng đồng và các nhà cai trị hoặc
những người có quyền lực trong xã hội.
Chủ nghĩa dân túy liệu có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới
nguy cơ của nó đang hiện hữu và có xu hướng mở rộng?
Chúng
ta phải hết sức cảnh giác với chủ nghĩa dân túy, khi đất nước đang chủ động hội
nhập sâu, rộng và toàn diện vào đời sống quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa,
đòi hỏi “dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội” trong điều kiện “nhận thức về dân chủ trong một
bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế”… “có lúc, có nơi, việc thực
hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân
chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ”. Mặt khác, phải thẳng thắn nhìn nhận
những yếu tố có tính nguyên nhân như phân tích ở trên đều tồn tại ở những mức
độ phức tạp khác nhau trong đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó,
“việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả… giảm nghèo chưa bền vững,
chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng” là những điều
kiện để các phát ngôn, hành động dân túy bộc phát.
Sự mong
muốn thực hành dân chủ trong một bộ phận nhân dân, khi điều kiện thông tin chưa
thật sự đầy đủ để có thể phân biệt rõ giữa dân chủ và dân túy, có thể dẫn đến
sự nhầm lẫn giữa dân chủ và dân túy. Trong khi đó những phần tử cơ hội chính
trị lợi dụng tình hình phức tạp để mưu đồ cá nhân, phe nhóm, dẫn đến nguy cơ
một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hào hứng đón nhận các phát ngôn, hành
động dân túy.
Để có
thể phòng ngừa chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam, điều quan trọng nhất là nâng cao
nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những tác hại của chủ nghĩa dân
túy, phải hạn chế tối đa “đất sống” của chủ nghĩa dân túy và cần lưu ý một số
vấn đề sau:
Nhận diện và cảnh giác với những biểu hiện của chủ
nghĩa dân túy trong đời sống chính trị Việt Nam. Có thể đánh giá, ở Việt Nam đã
có những biểu hiện bước đầu của phát ngôn, lời nói, hành động mang tính dân
túy.. Thực tế ấy đã được Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đã xuất hiện
những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều
lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên”. Ở một khía cạnh khác, những cá nhân, những
con người hành xử theo hướng dân túy như đã nói ở trên cũng đã thu được những
kết quả, trở thành “nhân vật của truyền thông”, thậm chí đã từng đạt đến vị trí
cao trong nấc thang quyền lực. Họ biết chọn thời điểm để tỏa sáng, thường là
những lúc người dân trong xã hội phải đối mặt với những khó khăn trở ngại trong
cuộc sống do suy thoái kinh tế, bất ổn an ninh;
Các cơ
quan công quyền từ trung ương đến địa phương phải hết sức có trách nhiệm tìm
hiểu và hành động để giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc, những nguyện
vọng, lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Hành động của bộ máy cơ quan
công quyền các cấp và của mọi cán bộ, công chức thực thi công vụ phải thực sự
vì lợi ích chung, vì lợi ích chính đáng của nhân dân và dân tộc, để hành động
theo đúng chỉ dạy của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”;
không chỉ và không thể chỉ vì lợi ích trước mắt, chỉ vì danh lợi cá nhân, chỉ
vì tương hợp với “lợi ích nhóm” của mình, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân,
của dân tộc;
Kiên
định thực hiện một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo chiến lược đối ngoại
trong hội nhập quốc tế, với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia -
dân tộc theo phương châm “hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ
động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối
đầu, bất lợi”;
Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng
trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức mà trung tâm
là đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng, có ý nghĩa sống còn với Đảng và chế độ ta, là một trong sáu nhiệm
vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng;
Tuyên truyền rộng rãi cho Nhân dân thấy rõ
những biểu hiện, nguy cơ và tác hại của chủ nghĩa dân túy. Trong nhiều trường
hợp, người dân không thể phân biệt được đâu là người theo hay không theo chủ
nghĩa dân túy, dễ nhầm lẫn giữa người vô nguyên tắc, vô chính phủ với người
mạnh mẽ đổi mới.
Đấu
tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là một quá trình bền bỉ,
dài lâu, gắn bó mật thiết với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, là một phần
rất quan trọng của đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Phải kiên trì làm công tác tư tưởng, đề cao
sự phòng ngừa. Điều này đòi hỏi sự tất yếu và cấp bách phải tăng cường lãnh đạo
chỉ đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc của báo chí, truyền thông và sự tham gia
tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
TL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét