Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Ở Việt Nam không có chiến tranh dân tộc



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, hiện nay có 54 thành phần dân tộc, gồm dân tộc kinh và 53 dân tộc thiểu số. Dân tộc Kinh là dân tộc đa số. Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài nhưng cũng rất cấp bách của cách mạng Việt Nam. Trong các cương lĩnh, nghị quyết ở  các thời kỳ cách mạng, Đảng ta có nhiều quan điểm về xây dựng mối đoàn kết dân tộc, nhưng cô đọng, căn cốt nhất là vấn đề: Các dân tộc tôn trọng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Đây vừa là mục tiêu, nhưng cũng là biện pháp của cách mạng Việt Nam.
               Các dân tộc luôn tôn trọng lẫn nhau:
               Thứ nhất, Dân tộc Kinh luôn tôn trọng các DTTS; ngược lại các DTTS luôn tôn trọng dân tộc Kinh.
               Thứ hai: các DTTS luôn tôn trọng lẫn nhau.
               Các dân tộc giúp đỡ lẫn nhau:
                Dân tộc Kinh giúp các dân tộc thiểu số; các dân tộc thiểu số giúp dân tộc Kinh và giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó được minh chứng là trong xã hội vừa qua, ngoài việc trợ cấp xã hội của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số, và người nghèo, trong xã hội còn có rất nhiều phong trào giúp đỡ lẫn nhau của các tổ chức, cá nhân như  “ lá lành đùm lá rách”; “Ngọn lửa tình thương”; “Trái tim cho em”…Trong chống dịch COVID 19 vừa qua đã xuất hiện nhiều gương sáng trong hoạt động thiện nguyện như: ATM gạo; ATM sách; ATM mì tôm; quyên góp tiền, gạo, nhu yếu phẩm giúp đỡ người khó khăn…
               Từ vấn đề trên, cho nên trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện nay, các dân tộc Việt nam luôn bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển kinh tế- xã hội, nên đời sống nhân dân luôn được nâng cao. Chính vì vậy, ở Việt nam từ trước đến nay không có xung đột dân tộc, không có chiến tranh dân tộc, các dân tộc hòa thuận, đoàn kết, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.

Các dân tộc Việt nam là một



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Tuy nguồn gốc hình thành các dân tộc khác nhau, có dân tộc hình thành tại chỗ, có dân tộc di cư từ ngước ngoài, nhưng các dân tộc luôn sác định như anh em một nhà, như cây một gốc…
Vì sao các dân tộc ở Việt nam đoàn kết, có nhiều lý do, trong đó có ba lý do căn bản sau đây:
Trước hết, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm và chống trọi với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Khi có giặc ngoại xâm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên các dân tộc Việt nam phải đoàn kết mới tồn tại và phát triển cho đến ngày nay
Thứ hai, do con người Việt nam cũng như con người ở Đông nam Á và ở Châu Á nặng về tình cảm hơn là năng về lý trí so với người ở các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên như vậy chưa đủ, mà con người Việt Nam, những người được hình thành tại chỗ (gốc Việt) có sẵn bản tính là nhân hậu, nhân nghĩa, yêu nước, tôn trọng, thủy chung, son sắt, thông minh, chịu thương, chịu khó. Khi các tộc người nơi khác di cư đến, trải qua quá trình quan hệ, những đức tính tốt đẹp của người Việt gốc đã được họ tiếp thu, dần dần họ cũng có được những đức tính tốt đẹp của người gốcViệt.
Thứ ba, dân tộc Việt nam có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện cách mạng XHCN ở Việt nam. Đây là nguyên nhân chủ yếu mang tính quyết định đến sự đoàn kết các dân tộc ở Việt nam. Cách mạng XHCN ở Việt nam với mục tiêu là mang lại cuộc sống bình đẳng, bình quyền, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng XHCN ở Việt nam, đảm bảo ai cũng như ai, không ai bị bỏ lại phía sau, cho nên dân tộc Kinh cũng như dân tộc thiểu số đều như nhau…
               Từ ba lý do trên, cho nên các dân tộc ở Việt Nam luôn bình đẳng, đoàn kết như anh em một nhà.


Giá trị tốt đẹp ở các tôn giáo luôn được phát huy Ở Việt Nam



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú cả hình thức lẫn sự sùng đạo. Mỗi tôn giáo đều có giáo lý, giáo luật khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi tôn giáo, luôn có những giá trị tốt đẹp rất hợp với đạo đức truyền thống con người Việt nam mà cần phải phat huy.
               Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo lý tôn giáo dù khác nhau nhưng đều có điểm chung là đề cao tính nhân đạo, hướng thiện của con người. Người viết: “Chúa Giê su dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thíc Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” Tư tưởng bác ái của Chúa Giê Su, tư tưởng từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha của đức Phật và tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử có sự tương đồng với lý tưởng đọc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người trân trọng và đề
đồng bào chung sống đoàn kết giúp đỡ nhau cùng quá trình dựng nước và giữ nước. Tuy là một quốc gia có nhiều dân tộc, nhưng các dân tộc ở Việt nam luôn xác định như anh em một nhà, luôn coi là những người con cùng xuất thân từ một bào thai trăm trứng. Suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc Việt nam luôn gắn liền với hai tiếng “đồng bào” trong đối sử, trong đồng cam cộng khổ.
               Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Các dân tộc tôn trọng, bình đẳng, đoàn kết giúp nhau vừa là mục tiêu, cũng vừa là động lực thúc đẩy cách mạng Việt Nam. Vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
               Để thực hiện tốt quan điểm trên, bên cạnh Đảng, Nhà nước ta bên cạnh có nhiều chính sách đối với các dân tộc như trợ cấp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS, đồng bào nghèo… mà còn khuyến khích, động viên phát huy cao độ sự thiện nguyện trong xã hội. Từ yêu cầu trên, thời gian qua chúng ta có rất nhiều phong trào giúp đỡ nhau giữa các dân tộc như:“ lá lành đùm lá rách”; “Ngọn lửa tình thương”; “Trái tim cho em”…Trong chống dịch COVID 19 vừa qua đã xuất hiện nhiều gương sáng trong hoạt động thiện nguyện như: ATM gạo; ATM sách; ATM mì tôm; quyên góp tiền, gạo, nhu yếu phẩm giúp đỡ người khó khăn…
               Từ vấn đề trên, cho nên trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện nay, các dân tộc Việt nam luôn đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, đùm bọc yêu thương lẫn nhau cùng nhau xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN.

Các tôn giáo ở Việt Nam rất đoàn kết




               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Hiện nay ở Việt nam có 16 tôn giáo với 43 tổ chức giáo hội. Tôn giáo ở Việt nam có tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh; có tôn giáo truyền thống và tôn giáo mới. Có thể nói, Việt Nam như một bảo tàng thu nhỏ của tôn giáo thế giới, các tôn giáo rất phong phú đa dạng vè loại hình và tính chất tín ngưỡng. Là một quốc gia đa tôn giáo nhưng ở Việt nam, các tôn giáo sống rất ôn hòa, đoàn kết, không có mâu thuẫn, ở Việt nam không có chiến tranh tôn giáo. Vì sao ở Việt Nam, các tôn giáo ôn hòa, đoàn kết?, xin được chỉ ra ba lý do căn bản sau:
               Thứ nhất, do các dân tộc ở Việt Nam rất đoàn kết.
               Đoàn kết là sức mạnh của dân tộc Việt nam, là cơ sở bảo đảm dân tộc Việt nam tồn taị và phát triển. Trước khi là các tín đồ tôn giáo, mọi người đều là công dân Việt nam, mà đã là công dân Việt nam thì luôn gắn bó đoàn kết với nhau.
               Thứ hai, các tôn giáo ở Việt nam, đều biến đổi, mang đậm nét tập tục truyền thống, văn hóa con người Việt nam
               Các tôn giáo ở Việt nam, kể cả tôn giáo nội sinh và ngoại nhập muốn tồn tại và phát triển đều phải biến đổi theo phong tục, tập quán con người Việt Nam. Tập tục, truyền thống, văn hóa con người Việt nam rất phong phú, đa dạng, nhưng nhì chung đó là sự hiếu trung, kính trọng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, cho nên cho dù tôn giáo nào ở Việt Nam, cũng phải theo tập tục Việt nam. Ví dụ tập tục thờ cúng Việt nam; tập tục Sinh, Lão, Bệnh, Tử….Những tập tục đó là tác nhân để các tôn giáo ôn hòa, đoàn kết, kéo các tín đồ gần với nhau hơn.
               Thứ ba, Các dân tộc nói chung, các tôn giáo ở Việt nam nói riêng, luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam; thực hiện cách mạng XHCN ở Việt Nam.
                Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt nam; là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người ở Việt nam. Trong các cương lĩnh, nghị quyết ở  các thời kỳ cách mạng, Đảng ta có nhiều quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng cô đọng, căn cốt nhất là vấn đề: Đảng và Nhà nước Việt nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, tôn trọng, phát huy những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo trong đời sống xã hội; các tôn giáo ở Việt nam luôn bình đẳng và được pháp luật bảo hộ. Chính những quan điểm của Đảng như vậy, là cơ sở quan trọng để các tôn giáo có niềm tin hành đạo và đoàn kết lẫn nhau.
               Từ ba lý do trên khẳng định các tôn giáo ở Việt nam luôn ôn hòa, đoàn kết. Ở Việt nam không có mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh tôn giáo.

Việt Nam cần thận trọng khi “mở cửa” hiện nay



Hiện nay chúng ta về cơ bản đã chống được dịch COVID 19 và bắt đầu bước sang giai đoạn mới: Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên nhiều nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất lớn nếu như chúng ta không có cơ chế cụ thể để vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bởi vì Việt Nam đã khống chế được dịch bệnh, nhưng thế giới xung quoanh vẫn còn loay hoay với dịch bệnh. Một điều rất đáng quan tâm là nếu nền kinh tế của chúng ta tự cung tự cấp, thì trong điều kiện hiện nay không phải bàn, nhưng do nền kinh tế của chúng ta hội nhập quốc tế rất sâu rộng cho nên chúng ta phải mở cửa để đối tác bên ngoài vào làm ăn theo thỏa thuận. Vấn đề đặt ra là chúng ta mở như thế nào, mức độ ra sao. Đây mới là vấn đề cần bàn.
Hiện nay, nếu chúng mở cửa để nước ngoài vào, theo tôi cần làm tốt những vấn đề sau:
Một là, đối tượng vào phải cách ly xã hội theo thời gian quy định
Hai là, khi đối tượng đã cách ly xã hội và vào làm việc chúng ta phải quản lý được đối tượng trong quá trình ở Việt Nam hoặc khi đối tượng về nước (tạo ra khu vực quản lý riêng).
Ba là, người nước ngoài cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định phòng chống dịch như người Việt Nam.
Bốn là, không nên mở cửa để người nước ngoài vào du lịch
 Đây là việc làm rất khó khăn, không dễ vượt qua và rất tốn kém, nhưng chúng ta phải làm như vậy thì mới khống chế được dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho xã hội.


Một số kinh nghiệm khi truy cập Internet để đảm bảo an toàn thông tin
 Trước tình hình lây nhiễm mã độc, lộ lọt thông tin gây tổn hại cho người dùng cá nhân, các cơ quan, đơn vị đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, Để trở thành người dùng mạng thông minh, người dùng Internet cần tự nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ mình. Sau đây là một số nội dung cần ghi nhớ và thực hành liên tục trong quá trình truy cập mạng, dù là dùng máy tính, điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử nào. Đồng thời, cùng chia sẻ để người thân, đồng nghiệp của mình được biết.
Tuyệt đối thận trọng đối với các thông báo mời gọi trúng thưởng, có người tặng quà, tặng tiền,...
Thống kê cho thấy, hầu hết các thông báo dạng này là các thông báo lừa đảo, ít có ai cho không chúng ta cái gì mà người nhận còn không hề hay biết. Và nếu có thì người ta cũng thường sẽ không yêu cầu người dùng phải đặt cọc, ứng tiền hay làm gì liên quan tới tài sản của mình. Trong các trò chơi may mắn mà các thương hiệu tổ chức, thường họ sẽ mời người dùng lên tận nơi để nhận hàng hoặc xin thông tin để gửi hàng tới. Đặc biệt, các hãng lớn sẽ không bao giờ thu phí và cũng không tặng ai cái gì, chỉ có kẻ xấu lợi dụng để chiếm đoạn tiền của chúng ta mà thôi.
Để đảm bảo chắc chắn và cũng nhằm tránh thông tin cá nhân bị lợi dụng, người dùng cần xác minh người gọi cho mình đúng là “chính chủ”. Ví dụ, khi có ai đó nhắn cho chúng ta về việc trúng thưởng trên Facebook thì chỉ trả lời nếu họ nhắn từ fanpage hoặc từ một người bạn đã biết từ trước. Cẩn trọng hơn nữa, người dùng có thể gọi điện lên trung tâm chăm sóc khách hàng của công ty liên hệ với mình nhằm xác nhận trước khi cung cấp thông tin cá nhân.
Hãy nhớ kỹ các thông tin sau là thông tin cực kì nhạy cảm, có thể bị lợi dụng để làm chuyện xấu (và chúng ta sẽ phải gánh hậu quả) cần được giữ kín nhất có thể:
- Số điện thoại;
- Số chứng minh nhân dân, số căn cước;
- Số hộ chiếu;
- Thông tin thẻ tín dụng, bao gồm mã thẻ và mã bảo mật (CVV);
- Tất cả mọi loại mật khẩu và mã PIN thẻ ATM, thẻ tín dụng,...

Đại hội Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn xã hội



Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Cán bộ là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng XHCN. Cán bộ tốt thì cách mạng mới thành công. Ngược lại cán bộ không tốt, cách mạng sẽ suy yếu, thậm trí diệt vong. Đường lối là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho sự nghiệp cách mạng thắng lợi. Đường lối đúng cách mạng thắng lợi, đường lối không đúng cách mạng sẽ không phát triển, thậm chí thụt lùi và dẫn tới diệt vong.
Vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta từ khi thành lập cho đến nay, luôn quan tâm lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, đặc biệt luôn trú trọng công tác cán bộ và công tác xây dựng đường lối, coi hai mặt công tác này là vấn đề hệ trọng, mang tính sống còn sự nghiệp tồn tại, phát triển của Đảng và qua hoạt động thực tiễn, đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện hai mặt công tác này.Tuy nhiên trong từng thời điểm, từng cấp, từng ngành, từng cơ quan đơn vị còn bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; lơi lỏng, thiếu chặt chẽ, sơ sài trong xây dựng chủ trương, đường lối, nghị quyết. Nguyên nhân của vấn đề trên có nhiều, trong đó có việc tổ chức đại hội Đảng còn hình thức, sơ sài, không đúng quy trình ở nhiều cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị dẫn đến vẫn còn có những cán bộ yếu, không tốt chui vào cấp ủy, vẫn còn chủ trương, chính sách chưa phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Trên tinh thần đó, trước thềm đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc, chúng ta phải tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, chất lượng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội để phát huy dân chủ, đoàn kết, trí tuệ để từ đó tìm ra những người có tài, có đức vào trong cấp ủy, đồng thời để định ra những đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, góp phần đưa cách mạng Việt nam cập bến vinh quang.