Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Các tôn giáo ở Việt Nam rất đoàn kết




               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Hiện nay ở Việt nam có 16 tôn giáo với 43 tổ chức giáo hội. Tôn giáo ở Việt nam có tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh; có tôn giáo truyền thống và tôn giáo mới. Có thể nói, Việt Nam như một bảo tàng thu nhỏ của tôn giáo thế giới, các tôn giáo rất phong phú đa dạng vè loại hình và tính chất tín ngưỡng. Là một quốc gia đa tôn giáo nhưng ở Việt nam, các tôn giáo sống rất ôn hòa, đoàn kết, không có mâu thuẫn, ở Việt nam không có chiến tranh tôn giáo. Vì sao ở Việt Nam, các tôn giáo ôn hòa, đoàn kết?, xin được chỉ ra ba lý do căn bản sau:
               Thứ nhất, do các dân tộc ở Việt Nam rất đoàn kết.
               Đoàn kết là sức mạnh của dân tộc Việt nam, là cơ sở bảo đảm dân tộc Việt nam tồn taị và phát triển. Trước khi là các tín đồ tôn giáo, mọi người đều là công dân Việt nam, mà đã là công dân Việt nam thì luôn gắn bó đoàn kết với nhau.
               Thứ hai, các tôn giáo ở Việt nam, đều biến đổi, mang đậm nét tập tục truyền thống, văn hóa con người Việt nam
               Các tôn giáo ở Việt nam, kể cả tôn giáo nội sinh và ngoại nhập muốn tồn tại và phát triển đều phải biến đổi theo phong tục, tập quán con người Việt Nam. Tập tục, truyền thống, văn hóa con người Việt nam rất phong phú, đa dạng, nhưng nhì chung đó là sự hiếu trung, kính trọng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, cho nên cho dù tôn giáo nào ở Việt Nam, cũng phải theo tập tục Việt nam. Ví dụ tập tục thờ cúng Việt nam; tập tục Sinh, Lão, Bệnh, Tử….Những tập tục đó là tác nhân để các tôn giáo ôn hòa, đoàn kết, kéo các tín đồ gần với nhau hơn.
               Thứ ba, Các dân tộc nói chung, các tôn giáo ở Việt nam nói riêng, luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam; thực hiện cách mạng XHCN ở Việt Nam.
                Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt nam; là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người ở Việt nam. Trong các cương lĩnh, nghị quyết ở  các thời kỳ cách mạng, Đảng ta có nhiều quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng cô đọng, căn cốt nhất là vấn đề: Đảng và Nhà nước Việt nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, tôn trọng, phát huy những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo trong đời sống xã hội; các tôn giáo ở Việt nam luôn bình đẳng và được pháp luật bảo hộ. Chính những quan điểm của Đảng như vậy, là cơ sở quan trọng để các tôn giáo có niềm tin hành đạo và đoàn kết lẫn nhau.
               Từ ba lý do trên khẳng định các tôn giáo ở Việt nam luôn ôn hòa, đoàn kết. Ở Việt nam không có mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh tôn giáo.

1 nhận xét: