Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

 


SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ - BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

 

 Cách đây 30, vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu đã từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Đó là “một chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX” theo cách nói của Tổng thống Nga V.Putin trong Thông điệp Liên bang năm 2005.

Xét trên phương diện lực lượng, đây là tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, đồng thời cũng là bước thụt lùi tạm thời của lịch sử nhân loại. Thành trì của chủ nghĩa xã hội (CNXH) sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã không còn, các nước XHCN còn lại đứng trước thử thách khốc liệt do hệ quả của sự tổn thất đó để lại. Song, khi thời gian đã qua đi, những nguyên nhân về sự sụp đổ của mô hình CNXH Xô viết đã được tổng kết, các nước XHCN còn lại trên thế giới cũng từng bước vượt qua được khủng hoảng, tìm ra những con đường mới để tiếp tục kiên định đi tới lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Sự kiện Liên Xô và Đông Âu tan vỡ có lẽ cũng cần được nhìn nhận dưới một góc độ ngày càng đầy đủ hơn, không chỉ là một tổn thất, mà còn là một sự kiện mang lại những bài học quý báu cho các nước XHCN. Sự phủ định biện chứng một mô hình sai lầm, nhiều khiếm khuyết là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của CNXH. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự kiện lịch sử đau đớn ngoài ý muốn của những người cộng sản chân chính đã có ý nghĩa to lớn đối với các nước XHCN, trong đó có Việt Nam để tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích sau đây:

Một là, phải thường xuyên chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, phát huy bản chất giai cấp công nhân, gắn bó mật thiết với nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định với những nguyên tắc xây dựng Đảng. Nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp, cán bộ cấp chiến lược. Thực hiện dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.

Hai là, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực,  trình độ, kinh nghiệm thực tiễn ngang tầm nhiệm vụ, gần dân, trọng dân và được sự tín nhiệm cao, bảo đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, suy thoái về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

Ba là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Bốn là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền, trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên phong. Nhận thức sâu sắc nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên xô và Đông Âu, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quán triệt kịp thời những nghị quyết đến cán bộ, đảng viên. Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Củng cố niềm tin có cơ sở khoa học của cán bộ, đảng viên, của nhân dân vào con đường đi lên CNXH trong giai đoạn hiện nay. Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tiến hành công tác chính trị tư tưởng, đặc biệt là phải phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ chuyên trách từ Trung ương đến cơ sở.

Năm là, Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc nắm chắc và chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là quân đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh, thực sự trung thành và tin cậy về chính trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ. Đảng cầm quyền phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang, luôn trung thành với Đảng, với nhân dân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị, quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn sàng nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong các tình huống không để bất ngờ xảy ra. Đảng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang, nhất là quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và công an vừa hồng, vừa chuyên... Sự vững mạnh của lực lượng vũ trang không chỉ là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, mà còn là đội quân lao động sản xuất, đội quân công tác, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Đây là lực lượng nòng cốt để cùng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ động xử lý kịp thời và đập tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá con đường đi lên CNXH.

Những bài học kinh nghiệm cơ bản được rút ra từ sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, trong điều kiện hiện nay kẻ thù sử dụng nhiều thủ đoạn rất thâm độc để tiếp tục tiến công nhằm xóa bỏ chế độ XHCN của các nước còn lại. Do đó, việc nghiên cứu nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu vận dụng vào thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay hiện nay vẫn là rất cần thiết, để tránh đi vào vết xe đổ trong lịch sử của nhân loại.

TRẢ GIÁ

Ngày 30/3/2021 Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà đưa ra xét xử vụ án hình sự đối với các bị cáo: Nguyễn Thị Cẩm Thúy, sn 1976, đăng ký thường trú tại thôn Tân Quý, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; Ngô Thị Hà Phương, sn 1996, đăng ký thường trú tại thôn Quảng Bình, xã Nghĩa Thắng, huyện Đăk R'lấp, tỉnh Đăk Nông; Lê Viết Hoà, sn 1962, đăng ký thường trú xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá.


Các bị cáo bị VKSND tỉnh Khánh Hoà truy tố về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" quy định tại điểm a khoản 1 điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.


Thuý từng là giáo viên tại Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Hiền, Cam Thành Bắc, Cam Lâm, có 1 cuộc sống bình dị như bao gia đình người Việt khác. Nhưng với bản tính ngông cuồng, coi thường tổ chức, đặt cái tôi của mình quá cao Thuý đã tự đào thải mình và sa chân vào con đường phạm pháp.


Từ giữa năm 2018, Thuý lên mạng xã hội Facebook và You Tube lập tài khoản cá nhân và thường xuyên lên mạng chửi bới, xuyên tạc chế độ, xuyên tạc lịch sử dân tộc, xúc phạm Chủ tịch HCM, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an. Đỉnh điểm vào dịp kỷ niệm 45 năm Thống nhất Tổ quốc (30/4/2020) thị đã chửi bới, xúc phạm và ngang nhiên châm lửa đốt cờ Tổ Quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ tịch HCM. Hành vi của Thuý đã nhận được sự giúp sức đắc lực từ Ngô Thị Hà Phương và Lê Viết Hoà (người tình hờ của thị) trong việc xây dựng, tán phát các video clip, nhận tiền từ các tổ chức, cá nhân phản động để thực hiện hành vi chống, phá Nhà nước.


Hôm nay, Thuý và những đồng phạm phải đối mặt với sự phán xét của pháp luật. Chắc chắn sẽ có những bản án nghiêm minh được đưa ra. Chỉ mong rằng, sau thời gian thụ án, Thuý và đồng phạm sẽ nhìn nhận được sai lầm của mình để trở về làm 1 người công dân có ích cho xã hội.


PS: Theo như thông tin của một người bạn ở Nha Trang thì sáng nay đám dân chủ cuội không dám bén mảng tới khu vực xử án, nghĩa là Thuý và đồng phạm bị bỏ rơi. 

Có câu: Đời không như là mơ, lúc bị xúi giục thì hung hăng thế, khi bị bắt thì đồng bọn cao chạy xa bay, âu cũng là cái giá cho tội mù quáng mà thôi

5 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ ĐÃ THEO ĐUỔI CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI NHÂN DÂN VIỆT NAM!

 Trong hơn hai thập niên, 5 đời tổng thống Mỹ đã theo đuổi cuộc chiến tranh vô nghĩa ở Việt Nam và để lại những dấu ấn khác nhau ở cuộc chiến tàn khốc nhất mà nước Mỹ tham gia trong nửa sau thế kỷ 20.


1. David D. Eisenhower (1890-1969) được coi là Tổng thống Mỹ đã khơi mào cuộc chiến tranh Việt Nam. Với chiến lược “Chiến tranh đơn phương”, ông đã dựng lên chế độ ngụy quyền độc tài Ngô Đình Diệm và biến miền Nam Việt Nam thành “thuộc địa kiểu mới” ở Đông Nam Á.


Dưới sự bảo trợ của Tổng thống Eisenhower, chính quyền tay sai bù nhìn Diệm – Nhu đã mở hàng loạt chiến dịch “tố Cộng”, “diệt Cộng”, lê máy chém đi khắp miền Nam Việt Nam để tàn sát những người kháng chiến và yêu nước.


2. Người kế nhiệm Eisenhower là Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (1917-1963). Với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Kennedy đã thúc đẩy việc xây dựng ngụy quân Sài Gòn mạnh với vũ khí, trang bị và cố vấn Mỹ.


Thời Kennnedy, chế độ ngụy quyền do Ngô Đình Diệm ra sức tiến hành “bình định”, lập “ấp chiến lược” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Sự nghiệp của Tổng thống Kenny kết thúc khi ông bị ám sát ngày 22/11/1963, ít ngày sau khi anh em Diệm – Nhu bị sát hại trong cuộc đảo chính do Mỹ giật dây.


3. Tổng thống Lyndon B. Johnson (1908-1973) để lại dấu ấn trong cuộc chiến tranh Việt Nam với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Với chiến lược này, Mỹ trực tiếp đưa quân sang Việt Nam, thực hiện “tìm và diệt” ở miền Nam và đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn.


Chính sách của Tổng thống Johnson không chỉ tàn phá nặng nề hai miền Việt Nam mà còn khiến quân đội Mỹ hứng chịu những tổn thất thảm khốc, khiến phong trào phản chiến ở Mỹ lan rộng với sự tham gia của hàng trăm nghìn người thuộc mọi tầng lớp quần chúng.


4. Richard Nixon (1913-1994) là vị Tổng thống Mỹ tai tiếng nhất thời chiến tranh Việt Nam. Dưới thời Nixon, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, có mục tiêu rút quân nhưng để lại cố vấn chỉ huy, viện trợ lớn cho chế độ ngụy quyền Sài Gòn, đồng thời đưa miền Bắc "về thời đồ đá".


Theo mệnh lệnh của Nixon, máy bay chiến lược B-52 của Mỹ đã thực hiện hàng nghìn lượt ném bom rải thảm mang tính hủy diệt vào Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị miền Bắc, bị truyền thông quốc tế lên án như tội ác chiến tranh không thể dung thứ.


5. Gerald Ford (1913-2006) là Tổng thống Mỹ cuối cùng dính líu đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông tiếp tục theo đuổi chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, hậu thuận cho quân ngụy Sài Gòn chống phá Hiệp định Paris và dùng lực lượng tấn công lớn trên chiến trường miền Nam.


Dù vậy chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” từng bước bị phá sản, buộc Mỹ phải bỏ rơi đồng minh chế độ của Nguyễn Văn Thiệu. Ngày 30/4/1975, Gerald Ford và giới chức Mỹ cay đắng nhìn cuộc chiến mà đất nước mình tiêu tốn hàng vạn nhân mạng kết thúc với thất bại toàn cục...

Yêu nước ST.

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ BẦU CỬ

 

       Hiện nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang được các cơ quan chức năng tích cực tiến hành. Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị vẫn đang tiến hành nhiều hoạt động với tính chất chống phá hết sức quyết liệt.

NGUYÊN TẮC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP LÀ BẢO ĐẢM Ý CHÍ CỦA NHÂN DÂN VÀ PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG TIẾN BỘ XÃ HỘI

BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ LÀ NHỮNG QUYỀN LỢI CHÍNH TRỊ CƠ BẢN CỦA MỖI CÔNG DÂN VIỆT NAM


    Đại biểu Quốc hội là đại biểu của nhân dân. Do vậy, nhân dân luôn có vai trò to lớn trong mọi khâu, mọi quy trình bầu cử. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta đã diễn ra được 14 khóa, từ khóa đầu tiên (6/1/1946) đến nay đều được tiến hành một cách dân chủ, công khai bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, nguyên tắc và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả và thành công của các cuộc bầu cử, một lần nữa góp phần khẳng định bản chất ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc Việt Nam. Đó là việc người dân luôn chủ động, trách nhiệm, thực hiện trọn vẹn trách nhiệm, bổn phận công dân đối với Tổ quốc. Mỗi cuộc bầu cử tuy diễn ra ở thời điểm cách mạng khác nhau, với những khó khăn, chông gai khác nhau, song toàn dân, toàn quân ta luôn một lòng hướng về Đảng và Quốc hội, đoàn kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, bổn phận, để mỗi kỳ bầu cử, số cử tri đi bầu luôn đạt tỷ lệ cao, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử.

NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ, MỌI QUYỀN HÀNH,LỰC LƯỢNG ĐỀU Ở NƠI DÂN, TẤT CẢ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN

 Điều này đã được chứng minh cả về mặt lý luận và thực tiễn. V.I.Lênin khẳng định: “Với việc phát triển chế độ dân chủ một cách đầy đủ, nghĩa là với việc làm cho toàn thể quần chúng nhân dân tham gia thực sự bình đẳng và thực sự rộng rãi vào mọi công việc của nhà nước”. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người vào điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong phần mở đầu khi viết tác phẩm “Dân vận” (1949): “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Tích cực đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong Quân đội

Công tác tư tưởng, văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận công tác tư tưởng – văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, một mặt hoạt động cơ bản, giữ vị trí quan trọng hàng đầu của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Hiện nay và trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và căng thẳng; các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh âm mưu "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, chống phá cách mạng nước ta quyết liệt hơn, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trước thềm bầu cử Quốc hội và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. Để góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, chiến sĩ cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây: Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ các cấp phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, chiến sĩ; nhận thức đúng và nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Chủ động bám sát tình hình thực tiễn; nhạy bén, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo; kịp thời định hướng về tư tưởng, nhất là trong những thời điểm phức tạp, nhạy cảm, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội Luôn giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, đề cao trách nhiệm của chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp trong thực hiện nhiệm vụ; xây dựng các tổ chức và đơn vị vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cấp ủy, cán bộ chủ trì, làm nòng cốt trong đấu tranh chống “DBHB”; gắn “xây” và “chống”, trong đó lấy “xây” là quyết định, “chống” là quan trọng; quan tâm xây dựng đơn vị có môi trường văn hóa trong sạch lành mạnh, không để các ấn phẩm văn hóa, thông tin xấu độc, lối sống thực dụng, tiêu cực thẩm lậu vào đơn vị. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Quân khu về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, các quy định về công tác phòng gian, giữ bí mật, bảo đảm an toàn, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn phòng ngừa những biểu hiện “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa"; chấp hành nghiêm quy định sử dụng mạng xã hội; không để kẻ địch, phần tử xấu móc nối, tác động vào nội bộ. Chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng, cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức có hiệu quả công tác tuyên truyền, tăng cường tần suất và số lượng các tin, bài chuyên sâu về đấu tranh phòng, chống “DBHB”; phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các chuyên trang, chuyên mục, đồng thời phối hợp đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương; kịp thời tuyên truyền, phổ biến, giáo dục định hướng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn, không để kẻ xấu lôi kéo kích động, tác động vào nội bộ; đa dạng về hình thức đấu tranh, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đấu tranh trực diện trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên không gian mạng./. TMT

BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN LÀ NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA MỌI NGƯỜI DÂN

     

 

NHIỀU BẠN TRẺ CHỬI TỤC KHÔNG CHÚT NGƯỢNG NGÙNG

Tôi ra quán nước trước cổng trường cấp hai, nghe nhiều học sinh chêm những từ tục tĩu khi nói chuyện.

Nơi tôi ở gần một trường cấp hai. Quán nước cạnh nhà tôi là nơi tụ tập sau khi tan học của kha khá học sinh trường này.

Vốn tính tò mò và muốn biết các em lứa 11- 15 tuổi hiện nay ngồi cạnh nhau sẽ nói những chuyện gì nên lựa lúc quán đông khách tôi ra gọi nước, giả vờ như là đang nhâm nhi thưởng thức cà phê nhưng cốt yếu để lắng nghe những âm thanh ồn ào xung quanh.

Suốt vài hôm như vậy tôi giật mình và bất ngờ khá nhiều lần trước những câu nói của các em. Không câu nào không có những tiếng đệm tục tĩu. Và những từ ngữ thô tục từ môi các em bây giờ thốt ra nó còn đa dạng và nhiều hơn hẳn những thứ mà tôi từng biết và nghe trước đây.

Các em buông những lời nói ấy rất tự nhiên như nước chảy hoa trôi không cảm thấy gì vướng víu, ngượng ngùng. Chứng tỏ việc đệm thêm những từ ngữ không đẹp đẽ đã được các em, chỉ mới là học sinh cấp hai, "thực hành" trong một thời gian dài trước đó.

Quay lại với việc biến tướng của những lời lẽ thô tục, có lẽ tôi cũng như quý vị đây cũng ít ai biết từ khi nào nó lại đa dạng và đua nở ngày càng nhiều như vậy. Một thời gian ngắn đi qua lại xuất hiện thêm những từ ngữ mới. Nó trở thành từ cửa miệng của nhiều người, thành trạng từ chỉ sắc thái miêu tả mọi trạng thái trong đời sống. Ví dụ như nóng, lạnh, vui, buồn... đều thêm được phía sau nó một từ ngữ thô tục chỉ trạng thái đó quá mức so với bình thường.

Chúng thành những từ để sỉ vả, mạt sát nhau khắp mọi nơi trên thế giới ảo. Theo quan sát của tôi, người trẻ dưới 25 tuổi đang sử dụng điên cuồng nhất những loại từ ngữ xấu xí như vậy.

Cũng từ quan sát cá nhân của tôi, từ ngữ thô tục không ngôn ngữ nào không có, nhưng đa dạng và màu sắc nhất, hay được dùng vô tội vạ nhất... có lẽ tiếng của nước ta đang chiếm một trong những vị trí đầu bảng.

Các bạn có giật mình như tôi khi phải nhìn, phải nghe những thể loại từ ngữ xấu xí như vậy không?

 

CÁI GÌ CŨNG XUYÊN TẠC LÀ TẠI SAO?

 

Trước thực trạng việc sử dụng hệ thống truyền thông, mạng xã hội để chống phá Việt Nam với vô số thủ đoạn bất lương ngày càng giảm tác dụng, các thế lực thù địch và một số tổ chức cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam càng tỏ ra cay cú và đi đến mức trơ tráo, bất chấp thực tế cố tình xuyên tạc cả những chủ trương, chính sách được Ðảng, Chính phủ Việt Nam công bố công khai, rộng rãi. Thậm chí, xuyên tạc cả các sự kiện, thông tin diễn ra vốn hằng ngày, hằng giờ trong đời sống xã hội bình thường mà bất kỳ một ai cũng sẽ hiểu.

Trong một video-clip công bố trên YouTube có liên quan việc anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu một cháu bé rơi từ tầng 13 tại một chung cư ở Hà Nội, ông Lợi Minh - người Mỹ gốc Việt mới về Việt Nam, đã tỏ ra rất bức xúc với phát biểu đại ý: "Các thành phần chống phá đổ lỗi cho cộng sản, bảo thể chế không cho làm hàng rào. Ðó là sự khốn nạn. Cái gì cũng xuyên tạc, không rõ não họ bị làm sao? Ở nước Mỹ tình trạng trẻ bị rơi từ nhà cao tầng, chung cư xảy ra khá nhiều, đáng tiếc là đã làm thiệt hại sinh mạng của một số em. Cha mẹ vô tình không để ý con cái thì không thể đổ lỗi cho thể chế, cho cộng sản. Lẽ ra cần phải khích lệ những người như Nguyễn Ngọc Mạnh, giúp giảm bớt rủi ro thì một số người lên mạng mổ xẻ, giúp bọn chống phá đất nước xuyên tạc". Bức xúc của ông Lợi Minh là chính đáng, vì sau sự kiện có kẻ đã vội vã lên trang mạng xã hội của tổ chức khủng bố "Việt tân" viết rằng, ở Việt Nam "tính mạng con người luôn bị coi rẻ do nhà nước và sự thờ ơ trong xã hội... cơ quan nhà nước làm việc vì tư lợi mà không vì nhân dân" nên "khi dân gặp nạn toàn thấy dân tự cứu nhau", hoặc có kẻ mang danh "nhà dân chủ" thì lên mạng xưng xưng quy kết sự kiện xảy ra là do "lỗi thể chế"!

              Nhìn rộng ra, câu hỏi "Không rõ não họ bị làm sao?" của Lợi Minh có thể đặt ra với rất nhiều trường hợp, như khái quát của Thái Thanh trên trang mạng canhco.net: "Không riêng gì chuyện "cái ban công", ngay cả chuyện người trẻ thất tình tự tử, khối kẻ bốc đồng cũng đổ lỗi cho chính quyền; người vi phạm pháp luật ở tù, cũng có kẻ đổ lỗi cho thể chế. Tất tần tật, bất cứ điều gì không như ý đều đổ lỗi hết cho thể chế, và không bao giờ đưa ra được biện pháp, đóng góp nào tích cực cho xã hội. Ðó là biểu hiện của những người đi thụt lùi, không có tinh thần xây dựng, ném vào xã hội thêm những rác rưởi". Hay trước hiện tượng sau khi lô vắc-xin phòng Covid-19 đầu tiên nhập về Việt Nam, trong khi mọi người phấn khởi vì Chính phủ quan tâm bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho toàn dân, thì mấy kẻ tự nhận hoặc tự tán dương nhau là "nhà dân chủ" lập tức thể hiện thái độ tiêu cực, bỉ ổi bằng cách dè bỉu, hoài nghi, thậm chí để gây hoang mang trong dư luận. Có kẻ bịa đặt mọi vắc-xin phòng Covid-19 nhập về Việt Nam đều đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, không có tác dụng phòng virus, khiến người được tiêm bị nhiễm bệnh, tăng nguy cơ tử vong! Câu hỏi về mục đích và thiện chí đối với Việt Nam cũng cần đặt ra với BBC tiếng Việt khi đăng bài "Tiêm vắc-xin Covid ở VN: vì sao quân đội và công an được ưu tiên?".

Trước hết, phải nói rằng kiểu rút "tít" của BBC có thể khiến người đọc lầm tưởng ở Việt Nam chỉ quân đội, công an mới được ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19, và như thế là bất lương. Chưa kể việc viện dẫn ý kiến của bác sĩ HTA (được BBC giới thiệu là "Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số, Hà Nội", như thông tin trên trang mạng ccihp.org thì "Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số" là "doanh nghiệp xã hội làm việc như một tổ chức phi lợi nhuận", viết tắt: CCIHP) khi người này cho rằng "các nhóm yếu thế như người nghèo, người khuyết tật... gần như chưa được nói gì đến trong kế hoạch tiêm phòng của Việt Nam", và như vậy là nói bừa.

                Ðáng lẽ trước khi công khai rộng rãi, BBC và bác sĩ HTA phải tìm hiểu Quyết định số 1210/QÐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 9-2-2021 về việc phê duyệt kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối, sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 trong giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility (Giải pháp tiếp cận vắc-xin phòng Covid-19 toàn cầu) hỗ trợ. Tại thời điểm đó, Bộ Y tế xác định 11 nhóm đối tượng cần tiêm vắc-xin phòng Covid-19 sau khi vắc-xin hỗ trợ chuyển đến Việt Nam (khoảng 4,8 triệu liều), trong đó có ba nhóm là: "Người trên 65 tuổi; những người mắc các bệnh mãn tính; người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ". Như vậy, phải chăng theo bác sĩ HTA, thì trong ba nhóm được ưu tiên đó lại không có người thuộc các nhóm yếu thế? Và quan trọng hơn, ngày 26-2-2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP (Nghị quyết 21) về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên với số lượng khoảng 150 triệu liều. Nghị quyết 21 quy định rất cụ thể về 9 nhóm được xác định là các đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí, trong đó có ba nhóm: "Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi", "Người sinh sống tại các vùng có dịch", "Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội". Dù có thể là thiếu cẩn trọng khi nắm bắt thông tin, thì phát ngôn của bác sĩ HTA trên BBC cũng không đúng sự thật, và đã bị BBC lợi dụng để tùy tiện công bố, khiến cho người đọc có thể hiểu sai về một chủ trương, chính sách rất nhân văn của Chính phủ Việt Nam.

              Thời gian qua, các sự kiện như: smartphone (điện thoại thông minh) của VinSmart thuộc Tập đoàn Vingroup gia nhập thị trường Nga, Tây Ban Nha,... rồi VinSmart ký hợp đồng với một công ty của Mỹ sản xuất hai triệu chiếc điện thoại; tiếp đó, Phòng Quản lý phương tiện cơ giới (DMV) tại Ca-li-phoóc-ni-a (Mỹ) cấp chứng chỉ thử nghiệm xe điện tự lái cho VinFast,... đã làm nức lòng người dân trong nước. Nhiều người gốc Việt ở nước ngoài cũng công khai thể hiện niềm tự hào, họ không chỉ đặt mua mà còn hô hào cộng đồng cùng mua để ủng hộ đất nước. Thế nhưng, ngay từ năm 2018, sau khi VinFast giới thiệu hai mẫu xe Sedan và SUV tại Paris Motor Show ở Pháp thì trên BBC tiếng Việt có người Việt trong nước lại coi đó là việc làm "đánh đúng vào tâm lý nhược tiểu thích kỷ lục của người Việt"! Chưa kể gần đây, xuất hiện luận điệu có nội dung như muốn làm tổn hại uy tín của doanh nghiệp trong nước khi đưa ảnh sản phẩm xe ô-tô được sản xuất tại Việt Nam "gãy trục phía trước" và dựa vào đó xưng xưng nói rằng chúng ta đang sống trong sự ngược đãi của chính xã hội ta đang sống. Mạng người trở nên rẻ mạt chưa từng có, và nó hoàn toàn bị thách thức một cách hết sức thản nhiên và công khai"? Ðoạn trích cho thấy bàn chất lượng xe chỉ là cái cớ, mà mục tiêu họ nhắm đến là la lối bị xã hội "ngược đãi", "mạng người rẻ mạt"! Trước luận điệu này, ngày 22-2-2021 nhà báo N.P viết trên trang Facebook cá nhân:

BẮT NẠT TRÊN MẠNG XÃ HỘI BẰNG NHÓM “BÓC PHỐT”

THÀNH TỰU VÀ NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

 


Trên các diễn đàn quốc tế lớn về phát triển, bảo đảm quyền con người, Việt Nam luôn được nhắc tới như là một hình mẫu thành công trong các nỗ lực về bình đẳng giới và đảm bảo quyền con người. Để có được thành công đó, bên cạnh những nỗ lực trong việc hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật quốc gia về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam từ hàng chục năm qua luôn chủ trương đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt là việc tham gia thực hiện về cơ bản đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người nhằm thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước ta trong việc thúc đẩy và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho người dân Việt Nam theo đúng các chuẩn mực quốc tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền dân chủ, quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến. Các quyền con người được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật; việc đảm bảo quyền con người là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Hiến pháp năm 1992 chỉ rõ mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật. Những nỗ lực không mệtt mỏi của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người đã mang lại những thành tựu ấn tượng, được đánh giá cao. Trong Báo cáo Phát triển con người năm 2019 có tiêu đề “Bất bình đẳng trong phát triển con người thế kỷ XXI: Không chỉ thu nhập, mức trung bình và hiện tại” do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) công bố, tổ chức chịu trách nhiệm chính về phát triển này của Liên Hợp quốc đã công bố những chỉ số cùng sự đánh giá cao các thành tựu và phát triển con người của Việt Nam. UNDP nhìn nhận, chỉ số HDI của Việt Nam đang ở gần  mức trên của nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức trung bình..

Năm 2020 là năm cuối Việt Nam thực hiện mục tiêu bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Những thành tựu đạt được đã khẳng định, Việt Nam là nước tích cực và tiên phong trong lĩnh vực bình đẳng giới, đặc biệt về mặt chính sách và khuôn khổ chính sách. Đây còn là một trong những mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đây cũng là vấn đề của tiến bộ xã hội của nhân loại nhưng là một cuộc cách mạng đối với phụ nữ. Thực tế cho thấy Việt Nam đã đạt được thành tựu về nâng cao quyền năng của phụ nữ. Lần đầu tiên, Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội. Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là 20/200 ủy viên, đạt 10% (tăng 1% so với khóa XI). Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 là 27,06%, tăng 2,54% so với nhiệm kỳ 2011-2016; cao hơn mức trung bình của toàn cầu (23,4%) và của châu Á (18,6%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động nữ Việt Nam là 71,2%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tương ứng của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương là 61,1% và thế giới là 49,6%. Việt Nam đứng thứ 6/57 quốc gia về tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp; 56/156 quốc gia (69,7 điểm) trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và 26/156 (79,8 điểm) quốc gia trong thực hiện mục tiêu 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; 77/149 quốc gia về chỉ số khoảng cách giới.

Với vai trò “kép” là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội rộng mở nhưng đồng thời cũng là thách thức cần phải thể hiện mình hơn nữa trong việc bảo đảm và thực thi những quyền liên quan đến yếu tố con người. Điều này cần sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, cũng như sự tham gia tích cực của mọi người dân./.

 

 

 MỘT CHẾ ĐỘ LẤY TỔ QUỐC, NHÂN DÂN LÀM TRUNG TÂM, CHẾ ĐỘ ĐÓ LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH, LÀ THẮNG LỢI, LÀ ẤM NO!

Cổ nhân dạy: "Vương giả dĩ dân vi thiên, nhi nhân dân dĩ thực vi thiên”. “Thiên” là trời, là cao nhất, quan trọng nhất. Muốn chấn hưng đất nước, vương triều vững vàng thì vua phải coi dân là cao nhất, còn dân coi việc ăn là cao nhất. Ngày nay cái ăn đã không còn là vấn đề đối với người Việt Nam. Vậy nên câu nói trên của cổ nhân áp dụng cho hiện nay có nghĩa là, Đảng lấy tổ quốc, nhân dân làm trung tâm, vì nhân dân mà phục vụ, mà phụng sự. Nhân dân thì lấy sự ấm no, hạnh phúc làm thước đo của sự tin tưởng vào chế độ.
Khi chưa có Đảng, chưa có chế độ dân chủ cộng hòa, nhân dân ta chỉ có đêm trường nô lệ mà không có ngày, khổ đau, cùng cực chứ không có tự do, hạnh phúc! Chính Đảng cộng sản Việt Nam đã đem lại cho ta quyền làm chủ vận mệnh của mình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, người dân từ phận nô lệ thành người làm chủ đất nước. Sau hơn 30 năm đổi mới, từ chỗ đói ăn, lạm phát hơn 700% năm 1986, thu nhập bình quân đầu người chỉ 96 USD, thấp nhất khu vực Đông Nam Á và top dưới cùng của thế giới. Chúng ta đã lột xác, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với 10.000 USD tính theo sức mua tương đương (IMF). Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình.
Năm 2020, chiến đấu cùng lúc trên nhiều mặt trận là phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch covid 19, phòng chống thiên tai, lụt bão... Dù chỉ tiêu từ đầu năm không đạt nhưng chúng ta phải tự hào về con số tăng trưởng 2,91,% đó. Theo liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF, kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên 10.000 USD.
Đây là minh chứng cho thấy, Việt Nam đã vững bước trên con đường đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Thực tế cho thấy, năm 2020, dưới tác động của Covid-19, nhiều nước trên thế giới đã rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì tăng trưởng dương (+2,91%), dịch bệnh được kiểm soát, bảo đảm an sinh xã hội. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8%/năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất...
Ngày xưa người ta bảo: Việt Nam là đói nghèo, là lạc hậu, là độc tài. Thế nhưng qua mùa covid 19 năm nay, nhiều công dân của các nước muốn có tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới là Việt Nam. Họ thích cái anh "độc tài cộng sản" hơn là đất nước tự do, dân chủ! Nhìn bức tranh của cả thế giới khi đón năm mới 2021 để thấy rằng, chúng ta may mắn có Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ luôn luôn lấy nhân dân làm trung tâm, vì hạnh phúc nhân dân mà phục vụ. Đúng là "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", cán bộ, đảng viên đã thật sự làm tốt hai vai của mình là lãnh đạo và đầy tớ của nhân dân. Một chế độ lấy dân làm gốc, dĩ quốc dân vi bản. Chế độ đó là đạo đức, là văn minh, mãi mãi được nhân dân yêu quý.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang đến gần. Nhân dân Việt Nam mong chờ với một niềm tin son sắt vào sự thành công, trông chờ vào những nhân tố mới, kết hợp với đội ngũ những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm, tâm huyết, sẽ đưa đất nước tiến lên để sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, không có một tổ chức nào đủ sức và xứng đáng lãnh đạo toàn dân tộc ngoài Đảng cộng sản Việt Nam. Đất nước vẫn ngày một tiến lên, tiêu cực, tham nhũng càng bị trừ bỏ, quyền lực bị nhốt "trong lồng cơ chế". Tin tưởng vào Đảng, vì đó là cội nguồn của thắng lợi, là người lái thuyền vĩ đại, sẽ chèo lái con thuyền Việt Nam đến với bến bờ của ấm no, tự do, hạnh phúc./.

 ĐỊNH “CHUI SÂU LEO CAO” VÀO QUỐC HỘI ĐỂ CHỐNG PHÁ THÌ ĐÃ BỊ BẮT

Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia cho rằng trong 47 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội, một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động, thậm chí còn được cung cấp tài chính để vận động, tranh thủ số phiếu của cử tri.
Điển hình là ngày 29-3, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với bị can Lê Trọng Hùng (42 tuổi, trú tại ngách 325/59 Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015.
Sau khi Viện KSND thành phố phê chuẩn các quyết định tố tụng, cảnh sát đã thi hành lệnh bắt và khám xét nơi ở của bị can Hùng.
Vụ án đang được Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra mở rộng và xử lý nghiêm bị can theo quy định.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản




Cần xử lý nghiêm các hành vi chống phá, gây bất ổn trật tự xã hội.

 Thời gian vừa qua, các thế lực thù địch, phản động sử dụng nhiều thủ đoạn, chiêu bài tuyên truyền, xuyên tạc về Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt, cứ mỗi kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước lại tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, gây mất ổn định về an ninh trật tự, chúng sử dụng nhiều thủ đoạn, chiêu bài tuyên truyền, xuyên tạc về Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Nguy hiểm hơn, nhiều tổ chức phản động hoạt động có tính chất khủng bố, sử dụng bạo lực, vũ trang để gây bất ổn về an ninh trật tự. Nhưng dù hoạt động rất tinh vi, nhiều thủ đoạn thì các hành vi này đều bị các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, đấu tranh và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Phương thức hoạt động của chúng như:

Sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, xuyên tạc

Gần đây, thủ đoạn tuyên truyền chống phá của các đối tượng thù địch nổi lên một số vấn đề đáng chú ý. Đó là lợi dụng các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, tổ chức các hội, nhóm tập hợp những đối tượng có tư tưởng chống đối cả ở trong và ngoài nước để hoạt động tuyên truyền một cách bài bản, có tổ chức chặt chẽ, tinh vi.

Đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Những hành vi này đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị tuyên truyền, kích động gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước, cần xử lý nghiêm minh mới có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.

Đầu tháng 1 vừa qua, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử vụ án cựu nhà báo Phạm Chí Dũng và các đồng phạm về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Từng là một đảng viên, một nhà báo, tuy nhiên sau đó, Phạm Chí Dũng đã "biến chất," bẻ cong ngòi bút của mình, móc ngoặc với nhiều đối tượng ở trong và ngoài nước để đăng tải những bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật; từ năm 2014, Phạm Chí Dũng và các đồng phạm thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị ở trong và ngoài nước. Từ đó, Dũng nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền nên đã khởi xướng thành lập cái gọi là "Hội Nhà báo độc lập Việt Nam"; sau khi thành lập hội, Phạm Chí Dũng giữ vai trò Chủ tịch Hội; cùng các đối tượng khác thành lập các chi hội miền Trung, miền Nam và hải ngoại. Phạm Chí Dũng cùng đồng phạm tạo lập website và blog "Việt Nam Thời báo" do Dũng quản trị, tiếp nhận và duyệt đăng thông tin, bài viết của mình, của hội viên và các cộng tác viên. Phạm Chí Dũng sử dụng nhiều bút danh khác nhau để viết, đăng tải 1.530 tin, bài viết trên trang "Việt Nam Thời báo" của "Hội Nhà báo độc lập Việt Nam," có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bản án nghiêm minh mà Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên là hình phạt thích đáng đối với Phạm Chí Dũng và các đồng phạm. Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến của công dân được pháp luật bảo đảm và được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, với những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật, việc xử lý những người vi phạm là cần thiết, được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương đã triển khai lực lượng tổ chức xác minh, đấu tranh với hàng nghìn đối tượng, củng cố tài liệu, chứng cứ, xử lý hình sự, hành chính hàng trăm đối tượng, giáo dục, thuyết phục hàng nghìn đối tượng có hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, tung tin sai sự thật, phá rã hàng trăm hội, nhóm trái pháp luật trên không gian mạng có hoạt động chống phá Đại hội Đảng; kiên quyết xử lý, kể cả xử lý về hình sự những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.

Khủng bố, gây bất ổn về an ninh trật tự

Cùng với tuyên truyền kích động, nguy hiểm hơn, một số tổ chức phản động còn hoạt động mang tính chất khủng bố, sử dụng bạo lực, vũ trang để gây bất ổn về an ninh trật tự ở Việt Nam. Cũng đầu tháng 1/2021, Bộ Công an Việt Nam phát đi thông báo về tổ chức khủng bố mang tên "Triều đại Việt" do các đối tượng nguyên là thành viên tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" thành lập tháng 1/2018. Tổ chức khủng bố này đặt trụ sở tại Canada; tổ chức này có nhiều trang web và các kênh truyền thông để truyên truyền chống phá như: "Triều đại Việt," "Free Bibet," "Hoàng Kỳ," "Giải độc chính trị," "Việt Nam today," "Việt tự do," "Radio tiếng nói quốc dân," "Phung Nguyen," "Scott Huynh," "Jeffrey Thai," "Tin tức hàng ngày TV24". Nhưng nguy hiểm hơn, tổ chức khủng bố "Triều đại Việt" hoạt động theo phương thức bạo động vũ trang và phương châm "đốt sạch," "giết sạch," "phá sạch," "cướp sạch"; hỗ trợ tiền, chỉ đạo số cơ sở trong nước tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại; kích động người dân xuống đường biểu tình, bạo loạn cướp chính quyền; tổ chức khủng bố "Triều đại Việt" đã gửi hàng chục ngàn USD, hàng trăm triệu đồng cho một số đối tượng trong nước mua sắm vũ khí, chế tạo bom, mìn, may cờ, in truyền đơn, khẩu hiệu phản động. Ngay sau khi tách khỏi tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời," những kẻ cầm đầu tổ chức khủng bố "Triều đại Việt" đã chỉ đạo số cơ sở nội địa đồng loạt lập ra các "Quân khu" tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, Nam Trung bộ và các tỉnh phía Bắc. Nhiệm vụ của các "Quân khu" là tìm cách móc nối, phát triển lực lượng, mở rộng địa bàn hoạt động; mua sắm vũ khí, chế tạo thuốc nổ và khảo sát, lên kế hoạch tấn công khủng bố nhằm vào trụ sở các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, mục tiêu bảo vệ và các địa điểm công cộng, nhưng đều bị lực lượng chức năng của Việt Nam phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa kịp thời.
Ngoài ra, tổ chức khủng bố "Triều đại Việt" còn có ý đồ thành lập một số nhóm vũ trang hoạt động độc lập như "Trung đoàn Tây Đô," "Biệt động quân," "Thủy quân lục chiến," "Cảnh sát Đại Việt," "Không quân," "Hải quân"… gồm những đối tượng cực đoan, sẵn sàng thực hiện các vụ tấn công khủng bố, bất chấp hậu quả, nhưng đều bị Cơ quan An ninh đấu tranh, ngăn chặn kịp thời; ngày 12/6/2018, các đối tượng thuộc tổ chức này đã sử dụng thuốc nổ TNT tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, khiến 1 người bị thương, làm hư hỏng 6 xe máy. Nhóm này còn chuẩn bị sẵn 8 quả nổ, 38 kíp nổ khác và đã lên kế hoạch tấn công khủng bố nhà riêng một số đồng chí lãnh đạo địa phương nhưng bị lực lượng chức năng Việt Nam ngăn chặn; tháng 7/2018, nhóm đối tượng tiến hành gây nổ tại cổng sau Công an tỉnh Hậu Giang nhưng không gây thiệt hại về người, tài sản. Ngoài ra, các đối tượng đã tổ chức những nhóm từ nước ngoài, xâm nhập về Việt Nam theo đường tiểu ngạch để gây nổ, sát hại lực lượng chức năng và người dân. Nhưng âm mưu của chúng đều bị lực lượng chức năng Việt Nam kịp thời phát hiện, ngăn chặn. Đến nay, cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, truy tố, xét xử 17 đối tượng; ra quyết định truy nã 2 đối tượng là thành viên của tổ chức khủng bố "Triều đại Việt" về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" theo Điều 113 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Để giữ vững an ninh, trật tự, các lực lượng chức năng Việt Nam đã chủ động nắm chắc tình hình, an ninh chính trị nội bộ, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng, an ninh xã hội, âm mưu, hoạt động chống phá; kịp thời tham mưu giải quyết có hiệu quả các yếu tố tiềm ẩn phức tạp đối với an ninh quốc gia gắn với đấu tranh phòng, chống tội phạm, xây dựng, củng cố xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn và lành mạnh.

 

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - cơ sở hình thành nền dân chủ ở Việt Nam

 


Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải tự giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”[1] phải giành lấy dân chủ với ý nghĩa trực tiếp là giành lấy quyền lực nhà nước và tồ chức quyền lực đó thành nhà nước dân chủ vô sản. Theo hai ông, giai cấp công nhân giành được chính quyền là dấu mốc làm xuất hiện một nền dân chủ mới, khác về chất so với các nền dân chủ trước đó - dân chủ vô sản.

Công xã Pari năm 1871 là mầm mống đầu tiên của dân chủ xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin viết: “Công xã dường như đã thay bộ máy nhà nước bị đập tan, bằng một chế độ dân chủ “chỉ” hoàn bị hơn mà thôi... từ chỗ là dân chủ tư sản đã biến thành dân chủ vô sản, từ là nhà nước (= lực lượng đặc biệt đề trấn áp một giai cấp nhất định) nó biến thành một cái gì thực ra không phải là nhà nước hiểu theo nghĩa thật sự nữa”[2].

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) vĩ đại với sự xuất hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Nhà nước Xôviết, xây dựng nền dân chủ phục vụ lợi ích cho đa số người lao động - nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt đầu ra đời.

Như vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ được xác lập sau khi giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là đảng cộng sản giành được chính quyền, tiến hành cải tạo và xây dựng xã hội mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới các hình thức khác nhau.

Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sản. Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải là nền dân chủ của thiểu số và cho thiểu số bóc lột, có đặc quyền đặc lợi và muốn dành thêm đặc quyền, đặc lợi; ngược lại, nó là nền dân chủ của đa số và vì đa số. Do đó, về nguyên tắc, nỏ bài trừ đặc quyền, đặc lợi và vì lợi ích của đa số nhân dân lao động, nó phải gạt bỏ những kẻ đặc quyền, đặc lợi ra khỏi vị trí quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Bản thân nền dân chủ này cũng phát triển từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Nhưng càng hoàn thiện bao nhiêu, nó càng tự tiêu vong bấy nhiêu. Thực chất của sự tiêu vong này theo V.I.Lênin, đó là tính chính trị của dân chủ sẽ mất đi trên cơ sở không ngừng mở rộng dân chủ đối với nhân dân, xác lập địa vị chủ thể quyền lực của nhân dân, tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng đông đảo và ngày càng có ý nghĩa quyết định vào sự quản lý nhà nước, quản lý xã hội (xã hội tự quản). Quá trình đó làm cho dân chủ trở thành một thói quen, một tập quán trong sinh hoạt xã hội.. để đến lúc nó không còn tồn tại như một thể chế nhà nước, một chế độ, tức là mất đi tính chính trị của nó.

Như vậy, quá trình tiêu vong của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với quá trình làm sâu, rộng hơn các thành quả dân chủ, đưa nó lên những trình độ phát triển mới, tiến dần tới dân chủ trọn vẹn, dân chủ hoàn toàn, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại từ “vương quốc tất yếu” sang “vương quốc tự do”. Đây là quá trình lâu dài, khi xã hội đã đạt trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không còn nữa.

Cho đến nay, sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chỉ trong một thời gian ngắn, ở một số nước có xuất phát điểm về kinh tế, xã hội rất thấp, lại thường xuyên bị kẻ thù tấn công, gây chiến tranh, do vậy, mức độ dân chủ đạt được ở những nước này hiện nay còn nhiều hạn chế ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngược lại, sự ra đời, phát triển của nền dân chủ tư sản có thời gian cả mấy trăm năm, lại ở hầu hết các nước phát triển (do điều kiện khách quan, chủ quan). Hơn nữa, trong thời gian qua, để tồn tại và thích nghi, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều lần điều chỉnh về xã hội, trong đó quyền con người đã được quan tâm ở một mức độ nhất định (sự điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản). Nền dân chủ tư sản có nhiều tiến bộ, song nó vẫn bị hạn chế bởi bản chất của chủ nghĩa tư bản.

Để có một chế độ dân chủ thực sự quyền lực thuộc về nhân dân, ngoài yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo (mặc dù là yếu tố quan trọng nhất), đòi hỏi cần nhiều yếu tố như trình độ dân trí, xã hội công dân, việc tạo dựng cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và quyền tham gia vào các quyết sách của nhà nước, điều kiện vật chất để thực thi dân chủ.



[1]  C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.4, tr.623-624.

[2]   V.I.Lênin. Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2005, t.33, tr52.