Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

Nhật Bản - Mỹ - Hàn Quốc và chiến lược tam giác Đông Bắc Á

 Cuộc gặp này diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ phóng thử tên lửa, trong khi các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên vẫn bế tắc, dự kiến, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn lần này, các nhà lãnh đạo sẽ tái khẳng định quan hệ hợp tác trong việc đối phó với Triều Tiên, và tăng cường hợp tác nhằm hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Mục tiêu chính

Hội nghị 3 nước diễn ra ngay lập tức sau khi Hội nghị Nhóm G7 vừa kết thúc tại Đức, trong đó Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp song phương bàn bạc, thống nhất và thỏa thuận nhiều vấn đề liên quan đến hợp tác kinh tế, an ninh, quốc phòng… giữa hai quốc gia. Hai bên cũng đề cập tới tăng cường hợp tác với Hàn Quốc trong vấn đề làm sao để thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Và như vậy, cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Hàn-Mỹ có những điểm đáng chú ý sau đây;

Thứ nhất, cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh thế giới trong hơn 2 năm qua đối diện với đại dịch Covid-19 khiến chiều hướng xã hội có những thay đổi. Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine, cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa thể giải quyết, sự phân cực giữa các nước có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản, Mỹ cần có những ứng xử phù hợp trong quan hệ đa phương.

Thứ hai, sau 4 năm, Hội nghị thượng đỉnh 3 nước mới được diễn ra nhưng cùng lúc 3 quốc gia đều có lãnh đạo mới, trong đó có Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol chỉ vừa nhậm chức chưa đầy 2 tháng. Mặc dù lập trường của ông Yoon Suk-yeol mong muốn cải thiện quan hệ với Nhật Bản, tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, nhưng đây cũng là dịp để Nhật Bản và Mỹ xác nhận lại một cách rõ ràng hơn quan điểm của Hàn Quốc trong các vấn đề mà 3 bên mong muốn thúc đẩy hợp tác mà trọng tâm là vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, hay công dân Nhật Bản bị bắt cóc, hợp tác hỗ trợ nhân đạo trong cuộc xung đột Nga - Ukraine…

Thứ ba, sau đại dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine, có lẽ sự phân cực giữa các nước lớn, sự dao động về quan điểm giữa các nước ngày càng rõ. Nhật Bản và Mỹ đang thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở và mong muốn có sự tham gia, ủng hộ của các nước mà đầu tiên là Hàn Quốc. Do vậy, cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên lần này thực chất là mong muốn sự thống nhất về những vấn đề quốc tế có sự tham gia của cả 3 bên, tránh xâm phạm lợi ích cá nhân.

Cải thiện quan hệ Nhật-Hàn

Có ý kiến cho rằng, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn là cơ hội để cải thiện quan hệ Seoul và Tokyo, hai đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á, do những bất đồng kéo dài suốt 4 năm qua.

Trở lại thời gian trước đó, vào tháng 4 khi mà ông Yoon Suk-yeol đắc cử Tổng thống Hàn Quốc, ngay lập tức ông đã phái đoàn đại biểu cấp cao do Phó Chủ tịch Quốc hội tới thăm Nhật Bản. Dư luận cho rằng ông Yoon Suk-yeol sẽ có chính sách cải thiện quan hệ mạnh mẽ với Hàn Quốc khi cha của ông có quan hệ thân thiết với các nhà khoa học trong ngành thống kê của Nhật Bản, và bản thân ông cũng có tình cảm nhất định do ảnh hưởng từ cha. Khi Tổng thống Yoon Suk-yeol tổ chưc Lễ nhậm chức thì Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi đã tới dự trực tiếp và gặp riêng rẽ với Tổng thống.

Trong các cuộc gặp, hai bên đều tỏ rõ thành ý mong muốn đối thoại hướng tới giải quyết những vấn đề khúc mắc giữa hai bên, đồng thời khẳng định mối quan hệ bình thường giữa hai nước là không thể thiếu nhằm thực hiện một trật tự quốc tế có nguyên tắc, vì hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực và thế giới. Trong bối cảnh trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đang bị đe dọa, thì hợp tác chiến lược giữa Nhật Bản-Hàn Quốc và liên minh Nhật-Mỹ-Hàn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đồng thời việc cải thiện quan hệ Nhật-Hàn là điều cần thiết và không thể chờ đợi lâu hơn.

Các đoàn cấp cao cũng như chính phủ sẽ nhanh chóng tiến hành thảo luận để giải quyết các mối quan ngại càng sớm càng tốt như vấn đề lịch sử, vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại của các nạn nhân bị cưỡng ép lao động thời chiến, trong đó Tòa án Hàn Quốc đang tiến hành quy trình bán tài sản của doanh nghiệp Nhật. Trong một phát biểu mới nhất thì ngay cả Thủ tướng Kishida Fumio cũng khẳng định sẽ xúc tiến cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.

Tuy nhiên, Tokyo đang liên lục yêu cầu Seoul phải đề ra giải pháp cụ thể cho vấn đề này, nên việc đạt tiến triển như thế nào lại vẫn cần thời gian. Giải quyết vấn đề không chỉ dừng lại ở các cuộc gặp mà chính xác là những giải pháp cụ thể nào có thể đưa ra. Nhưng dù vậy, dự kiến cuộc gặp song phương Hàn-Nhật sẽ được diễn ra nhân dịp này và hy vọng hai bên sẽ có những thỏa thuận ban đầu nhằm từng quyết giải quyết mâu thuẫn còn tồn tại.

Tam giác chiến lược Đông Bắc Á

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở đang được thực hiện bởi Mỹ-Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Mục đích chính của chiến lược này là có những ứng xử thích hợp trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy cả về tiềm lực kinh tế, quốc phòng…cũng như sức ảnh hưởng và hy vọng mở rộng “tràn” ra thế giới trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ.

Hàn Quốc và Nhật Bản đều là đồng minh của Mỹ, có tiềm lực kinh tế mạnh của cả thế giới và khu vực. Sức ảnh hưởng của hai nước này rất lớn, ngay cả Trung Quốc chưa hẳn trong lĩnh vực nào cũng có sức cạnh tranh. Về vị trí địa lý thì thuận lợi cho sự ra vào của Mỹ. Hơn thế nữa, Mỹ đang hỗ trợ mạnh mẽ cho an ninh quốc phòng 2 nước này, sự trao đổi cũng thể hiện rất rõ ràng trong vấn đề này. 

Hàn Quốc dĩ nhiên có sự ủng hộ đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng tham gia ở mức độ nào thì vẫn còn cân nhắc, bởi nước này vẫn mong muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc. Điều này Mỹ và Nhật Bản thấy rõ nhưng cũng không thể can thiệp bởi đó là quan điểm riêng mỗi nước trong lợi ích của họ.

Tuy vậy, dù sao Hàn Quốc-Mỹ-Nhật Bản vẫn là tam giác quan hệ quan trọng trong khu vực Đông Bắc Á mà ít nhóm quan hệ nào có thể vượt mặt. Chính nó có thể tạo ra sức mạnh làm cân bằng mâu thuẫn ở khu vực nào đó trên thế giới trong đó có chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

vov.vn

5 vấn đề "nổi cộm" tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid

 Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng các đồng minh tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid (Tây Ban Nha) trong tuần này, dự kiến tập trung vào việc thống nhất và phối hợp giữa các thành viên trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. 

Cuộc họp diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 tại Đức, cũng được cho là sẽ đề cập đến một loạt vấn đề ngoài cuộc xung đột Nga-Ukraine, trong đó có việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Dưới đây là năm điều đáng chú ý tại cuộc họp NATO.

Thứ nhất, thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ tư và các nhà lãnh đạo NATO dự kiến ưu tiên hàng đầu thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Ukraine. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu đối với Tổng thống Biden, người đã đưa sự ủng hộ của Ukraine vào vị trí trung tâm trong chương trình nghị sự của mình.

Trước thềm hội nghị, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết: “Tổng thống Biden sắp tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, nơi liên minh thực sự chưa bao giờ có sự thống nhất hơn thế".

Ông Biden, trong chuyến thăm Ba Lan hồi tháng 3, đã nói rằng Moskva không thể chia rẽ NATO và nhấn mạnh điều quan trọng nhất là Mỹ và các đồng minh phải luôn phối hợp. Ông cũng củng cố cam kết của mình đối với nguyên tắc phòng thủ tập thể trong Điều 5 của NATO, trong đó quy định rằng một cuộc tấn công nhằm vào 1 nước thành viên đồng nghĩa với một cuộc tấn công toàn Liên minh. 

Thứ hai, bất đồng của Thổ Nhĩ Kỳ với Phần Lan và Thụy Điển liên quan đến tiến trình gia nhập NATO.

Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO nhưng các nước Bắc Âu đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã phản đối tư cách thành viên do hai nước ủng hộ các nhóm người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố.

Về mặt lý thuyết, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phủ quyết việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, tư cách thành viên đòi hỏi sự nhất trí của tất cả các nước trong Liên minh.

Không rõ liệu ông Biden, người đã lên tiếng ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển, có gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để trao đổi về vấn đề này hay không. Các quan chức chính quyền cấp cao Mỹ, khi được hỏi về một cuộc gặp, đã chỉ ra cơ hội cho các nhà lãnh đạo gặp gỡ bên lề hội nghị ngay cả khi không có cuộc họp nào được lên kế hoạch theo lịch trình.

Daniel Fried, cựu Đại sứ Mỹ tại Ba Lan và là chuyên gia tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng ông Biden nên can dự trực tiếp vào việc giải quyết những bất đồng với người đồng cấp Erdogan.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố rằng họ không coi hội nghị thượng đỉnh này là thời hạn cuối cùng để quyết định có chấp nhận các nước Bắc Âu hay không. Với việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục phản đối tư cách thành viên của họ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã không đưa ra mốc thời gian về thời điểm Phần Lan và Thụy Điển có thể chính thức gia nhập. 

Rose Gottemoeller, cựu Phó Tổng thư ký NATO, dự đoán sẽ mất ít nhất một năm để hai nước gia nhập liên minh nếu Thổ Nhĩ Kỳ rút lại sự phản đối. 

Thứ ba, yếu tố Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến thông qua một khái niệm chiến lược mới - khái niệm chiến lược đầu tiên kể từ năm 2010 - để giải quyết rõ ràng những thách thức do Trung Quốc đặt ra. 

Ông Kirby tuần trước nói với các phóng viên rằng khái niệm chiến lược được xây dựng dựa trên nhiều tháng đối thoại về mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra đối với an ninh quốc tế.

“Tôi nghĩ rằng đó là sự phản ánh mối quan tâm của các đồng minh đối với ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế của Trung Quốc, vấn đề sử dụng lao động, bản quyền trí tuệ và hành vi quyết đoán không chỉ trong khu vực mà còn ở những nơi khác trên thế giới. Các nước thành viên cho rằng điều quan trọng là phải đưa Trung Quốc vào khái niệm chiến lược mới”, ông Kirby nói.

Trong khi NATO sẽ coi Nga là mối đe dọa trực tiếp nhất, thì Trung Quốc được coi là mối đe dọa nhiều mặt và lâu dài hơn. Do đó, Liên minh này dự kiến sẽ thảo luận về các mối đe dọa kinh tế và an ninh mạng xuất phát từ Trung Quốc cũng như an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương. 

Các quan chức chính quyền Tổng thống Biden từng khẳng định rằng họ tiếp tục tập trung vào Trung Quốc ngay cả khi đang giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Mỹ chắc chắn sẽ phải phân tán sự chú ý giữa an ninh ở châu Âu và châu Á. Bà Gottemoeller nhận định: “Mỹ đang thực hiện nhiều hành động cân bằng hơn".

Thứ tư, các quốc gia đẩy mạnh cam kết về tăng cường thế trận.

Các thành viên NATO dự kiến đưa ra các cam kết tăng cường lực lượng để củng cố khả năng phòng thủ trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Các quan chức chính quyền Biden cho biết các kế hoạch mới sẽ giúp củng cố NATO và ngăn chặn cuộc tấn công tiềm tàng của Nga.

Theo ông Fried, sẽ có các cuộc thảo luận cụ thể về việc tăng cường sự hiện diện của NATO ở các nước Baltic và Ba Lan, những nước láng giềng gần gũi với Ukraine. “NATO nên tăng cường các hoạt động triển khai ở phía sườn phía Đông để phát huy sức mạnh”, ông Fried lưu ý. 

Thứ năm, tập trung vào chi tiêu quốc phòng.

Thảo luận về việc tăng chi tiêu quốc phòng đã là một chủ đề gây tranh cãi đối với NATO, đặc biệt là trong chính quyền Mỹ trước đó khi cựu Tổng thống Trump gây áp lực buộc các nước phải chi nhiều hơn để đáp ứng mục tiêu 2% GDP cho quốc phòng. 

Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến các quốc gia cam kết chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, đặc biệt là Đức, nước đã cam kết đầu năm nay sẽ chi trên 2% GDP sau nhiều năm ở dưới mức đó. Bà Gottemoeller cho biết: “Trong cuộc khủng hoảng này, các nước NATO đã cam kết chi tiêu quốc phòng nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng tất cả các nước thành viên sẽ xem xét lại việc chi tiêu ngân sách quốc phòng của họ".

Một quan chức chính quyền cấp cao Mỹ cho biết Washington hy vọng "quỹ đạo tăng" chi tiêu quốc phòng trong bảy năm qua sẽ tiếp tục và tăng tốc, điều này nhằm đảm bảo liên minh có nguồn lực tốt.  

baotintuc.vn

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chính sách đất đai

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nội dung này được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ. Bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động, cực đoan thường xuyên tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc chính sách đất đai của Việt Nam, âm mưu làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Xét từ góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay thể hiện tính đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể của nước ta cũng như định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta lựa chọn. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu có thể thực hiện vai trò kiểm soát, quản lý và điều tiết các quan hệ đất đai trên cơ sở bảo đảm sự bình đẳng của người dân trong việc thực hiện các quyền với tư cách là chủ sở hữu thật sự đối với tài nguyên đất nhằm hưởng lợi tối đa từ nguồn tài nguyên này một cách công bằng; khắc phục và hạn chế ở mức thấp nhất những vấn đề liên quan đến sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập từ đất đai. Hơn nữa, việc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước Việt Nam có thể sử dụng nguồn tài nguyên này phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Như vậy, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai là nhằm mục đích để tài nguyên đất được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của nhân dân. Do đó, việc các thế lực thù địch đưa ra luận điệu cho rằng “sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên hình thức còn thực tế đã tước quyền sở hữu của nhân dân bởi thực chất, đất đai thuộc quyền sở hữu, quản lý của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức và những người trong bộ máy Nhà nước” là đánh tráo khái niệm nhằm mục đích dẫn đến cách hiểu sai lầm về bản chất của chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam.

Bịt kín "khoảng trống", "kẽ hở" để không thể tham nhũng, tiêu cực

 


Sáng 30/6, tại Hà Nội, Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 đã diễn ra với gần 500 đại biểu dự họp trực tiếp và hơn 80.000 đại biểu dự họp trực tuyến tại hơn 4.000 điểm cầu trong cả nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội Chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Phan Đình Trạc dự Hội nghị.

Bài học quý, có giá trị lý luận và thực tiễn

Phát huy kết quả và rút kinh nghiệm về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong các giai đoạn trước, trong 10 năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.

Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua, có thể rút ra nhiều bài học quý, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

"Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Nói phải "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" cơ chế là với ý nghĩa như vậy,” Tổng Bí thư nói.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phòng, chống tham nhũng, là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, "không nghỉ," "không ngừng" ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng"; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng"; và một cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng."

Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không thể chủ quan, nóng vội, thỏa mãn; không được né tránh, cầm chừng; trái lại, phải rất kiên trì, không "ngừng", không "nghỉ"; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe, không để xảy ra tham nhũng, vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng. Để chủ động, tích cực phòng ngừa, cần phải tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về kinh tế - xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, trong phát hiện, xử lý, phải quán triệt nguyên tắc: Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng; can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể.

Phải tiến hành đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự. Kỷ luật của Đảng thực hiện trước, tạo tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự. Việc xử lý phải lấy giáo dục, răn đe, phòng ngừa làm chính, kết hợp giữa trừng trị với khoan hồng; đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng...

“Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; của nhân dân, cơ quan truyền thông và báo chí, doanh nghiệp, doanh nhân trong phòng, chống tham nhũng; phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân là gốc"; dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng nghe dư luận để chọn lọc, tiếp thu cái đúng, nhưng không đơn giản "theo đuôi," chạy theo dư luận. Triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng,” Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư lưu ý, kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng.

Các giải pháp phòng, chống tham nhũng phải phù hợp với bối cảnh yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hóa của Dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài. Đồng thời, mỗi ngành, cơ quan, đơn vị phải xây dựng được văn hóa công vụ. Văn hóa công vụ sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ.

Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

“Đây là nhiệm vụ không mới, nhưng rất quan trọng. Bởi tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp căn bản để nâng cao nhận thức, tinh thần, ý thức, đạo đức, xây dựng liêm chính, chống tha hóa, biến chất. Phải quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về sự nguy hại của tham nhũng, tiêu cực,... tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương,” Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, phải kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm khiết, chính trực; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực.

Mọi cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ sâu sắc lời căn dặn của Bác Hồ rằng: Đảng ta là đảng cầm quyền; Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Đảng phải luôn luôn dựa vào Dân, lắng nghe Dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; việc gì có lợi cho Dân thì phải hết sức làm và làm cho bằng được; ngược lại, việc gì có hại cho Dân thì phải hết sức tránh. Việc gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm. Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, phải tăng cường phối hợp, chủ động công khai, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chú trọng thông tin tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt; khắc phục tình trạng thông tin một chiều, thông tin không chính xác, mang tính kích động, gây hoang mang. Những người làm báo tích cực, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng phải được bảo vệ, khen thưởng, động viên kịp thời; đồng thời kiên quyết vạch trần, phê phán, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước ta; xử lý nghiêm việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt, gây hậu quả xấu.

Thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện đồng bộ; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống," "kẽ hở" để "không thể tham nhũng, tiêu cực."

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phân tích: “Thể chế nói chung, thể chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng, cùng với chuẩn mực đạo đức trên các lĩnh vực và cơ chế kiểm soát quyền lực là yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng, tiêu cực. Phải xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của "nhóm lợi ích," "sân sau," "tư duy nhiệm kỳ"; ngăn chặn nguy cơ nẩy sinh tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, luật pháp. Khẩn trương hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; bảo vệ người tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng; ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt"; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

"Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và công khai, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực, về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa." Bởi vì hai mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau; phải kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ đầu các hành vi sai phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm đều phải bị xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh, công khai,” Tổng Bí thư nêu rõ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Tổ chức bộ máy phải tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các cơ quan nội chính từ Trung ương đến địa phương.

“Xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định để ngăn ngừa có hiệu quả sự tác động tiêu cực, không lành mạnh vào hoạt động của các cơ quan này. Đặc biệt, phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch; không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào của tổ chức, cá nhân; bất cứ sự cám dỗ, mua chuộc nào của những kẻ phạm tội. Có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Tôi đã nhiều lần nói: Phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước hết và ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực!” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Bày tỏ tin tưởng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và đạt hiệu quả cao hơn nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi; góp phần xây dựng Đảng ta, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và xứng đáng với niềm tin yêu, sự mong đợi của nhân dân. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: Nhận thức phải chín; tư tưởng phải thông; quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng; góp phần từng bước làm chuyển biến tình hình, thực sự có kết quả rõ ràng, cụ thể.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn tất cả các đồng chí, những cán bộ "rường cột" của Đảng và Nhà nước, những "Bao Công" của thời đại ngày nay, hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm và dũng khí trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, gương mẫu, đi đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Vietnam+

Lời Bác dạy

Lời Bác dạy: Ngày 01/7/1942 “Ong kia yêu giống, yêu nòi, Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi. Bây giờ ta thử so bì, Ong còn đoàn kết, huống chi là người!” Khổ thơ trên của Hồ Chí Minh được trích trong bài thơ:“Con cáo và tổ ong”, đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 130, ngày 01 tháng 7 năm 1942. Đây là thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt, ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật, cơ hội giải phóng dân tộc đã xuất hiện, cần phải nhanh chóng tổ chức đoàn kết tập hợp toàn dân đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Thông qua những câu thơ trên, Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở mọi người về tình yêu thương giống nòi và sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống "lấy nhỏ chống mạnh", nhưng được nâng lên thành phương pháp hành động và tư tưởng chỉ đạo cách mạng. Thực hiện lời dạy của Người, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh tiến hành cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân. Tư tưởng của Người được Đảng ta vận dụng thành công trong suốt hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc để giành được những thắng lợi vẻ vang. Đã gần 80 năm trôi qua, lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị, kêu gọi mọi người dân hợp sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày nay xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự cạnh tranh lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gay gắt đang đặt ra cho dân tộc ta cả thời cơ và thách thức to lớn. Thực tế đó đòi hỏi hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để có thể phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa. (Sưu tầm).

Tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

 


Sáng 30/6, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới.

Phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) Phan Đình Trạc trình bày báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022.

Báo cáo nêu rõ trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng.

Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 3 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 50 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, 50 cán bộ diện Trung ương quản lý đã bị kỷ luật, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 20 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân sai phạm; kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 975.000 tỷ đồng, gần 76.000 ha đất; chuyển cơ quan điều tra gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm, kiến nghị xử lý hơn 2.000 văn bản có sơ hở pháp luật.

Đặc biệt, từ sau khi Thường trực Ban Chỉ đạo ban hành cơ chế chỉ đạo phối hợp phát hiện, xử lý các sai phạm qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo ngày 18/3/2021), các cơ quan chức năng đã chuyển đến cơ quan điều tra xem xét, xử lý hơn 330 vụ việc có dấu hiệu tội phạm trước khi ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra (tăng hơn 3 lần so với các năm trước).

Trong 10 năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; trong đó tội phạm về tham nhũng đã khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can, truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét xử sơ thẩm 2.439 vụ/5.647 bị cáo.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã khởi tố, điều tra gần 4.200 vụ/7.572 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế (trong đó, các tội về tham nhũng đã khởi tố, điều tra 455 vụ/1.054 bị can).

Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ.

Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 180 vụ án, 133 vụ việc; các cơ quan chức năng đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 120 vụ án/1.083 bị cáo, có 37 bị cáo nguyên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Đặc biệt thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã tập trung điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến tích cực; cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61.000 tỷ đồng, đạt 34,7% (năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%).

Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50.000 tỷ đồng, đạt 41,3%.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh.”

Số địa phương không phát hiện, khởi tố vụ án tham nhũng mới hàng năm có xu hướng giảm dần. Riêng năm 2021, 100% các địa phương đã khởi tố các vụ án mới về tham nhũng.

Một số tỉnh, thành phố phát hiện, khởi tố vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Thái Nguyên...

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được quan tâm hơn, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng, tiêu cực.”

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 300 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hơn 2.000 nghị định, quyết định; các bộ, ngành, địa phương đã ban hành hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời thể chế hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về quản lý kinh tế-xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả.

Công tác cán bộ có nhiều đổi mới, dân chủ, công khai, minh bạch. Nhiều vấn đề tồn tại trước đây trong công tác cán bộ đã được chỉ đạo giải quyết. “Chống chạy chức, chạy quyền” đã trở thành tuyên ngôn mạnh mẽ. Kiểm soát tài sản, thu nhập, thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, đã góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.

Trong 10 năm qua, đã có 8.445.300 lượt người kê khai tài sản (đạt 99,5%). Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức kiểm tra việc công khai, minh bạch tại 78.108 cơ quan, tổ chức, đơn vị; qua kiểm tra đã phát hiện, chấn chỉnh 1.068 đơn vị vi phạm.

Cả nước hiện có trên 80 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 44 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động; hơn 90% giao dịch nộp thuế của doanh nghiệp được thực hiện qua ngân hàng; 42% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; 42% số người hưởng và 39% số tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trong toàn quốc chi trả qua tài khoản cá nhân.

Cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương và địa phương đã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Hơn 8 triệu cuốn sách, tài liệu về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được phát hành.

Hơn 722.000 lớp tập huấn, hội nghị phổ biến, quán triệt, giới thiệu chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng đã được tổ chức với hơn 32 triệu lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân tham dự.

Các cơ quan chức năng đã chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí thông tin kịp thời kết quả các phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo; chủ động thông tin, công khai, minh bạch về kết quả xử lý kỷ luật của Đảng, kết quả thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Các cơ quan thông tấn, báo chí đã tích cực đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tăng cường giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện và nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp.

Từ năm 2013 đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành 26 cuộc giám sát chuyên đề về phòng, chống tham nhũng và có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

Dưới sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo, hoạt động của Ban Chỉ đạo có nhiều đổi mới, nền nếp, bài bản, khoa học, quyết liệt và hiệu quả; vừa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; vừa quyết liệt chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, với nhiều cơ chế, giải pháp, cách làm bài bản, hiệu quả và không chịu tác động không trong sáng của tổ chức, cá nhân nào; vừa chọn những khâu yếu, việc khó trong công tác phòng, chống tham những, tiêu cực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chú trọng tổng kết thực tiễn, kịp thời sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngày 16/9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 32-QĐ/TW bổ sung, mở rộng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương để chỉ đạo cả công tác phòng, chống tham nhũng và công tác phòng, chống tiêu cực.

Các cơ quan nội chính, kiểm tra của Đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được củng cố, kiện toàn, phối hợp ngày càng chặt chẽ, kịp thời, thực sự phát huy vai trò nòng cốt trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Ban Bí thư đã ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Các tỉnh ủy, thành ủy đang khẩn trương quyết định thành lập và triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở

Đến ngày 27/6/2022, cả nước đã có 34 tỉnh, thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Kiên trì, liên tục, bền bỉ

Nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả rõ rệt, đột phá, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã khẳng định những mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Những kết quả trên có được là nhờ chủ trương đúng, với quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là sự gương mẫu, nói đi đôi với làm của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; của các đồng chí đứng đầu và lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành; sự nỗ lực, cố gắng, phối hợp nhịp nhàng của các cấp ủy, tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương, nhất là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó là sự kế thừa, tiếp nối của quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiên trì, liên tục, bền bỉ qua nhiều nhiệm kỳ; sự cộng hưởng của những kết quả tích cực, rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; sự đồng lòng, nhất trí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của báo chí, truyền thông và toàn xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng được các đại biểu dự Hội nghị nêu lên như: công tác tuyên truyền, giáo dục có mặt còn hạn chế, nhất là giáo dục liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm không tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức.

Cơ chế, chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn hình thức, hiệu quả chưa cao.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ nét. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ vẫn là khâu yếu.

Công tác giám định, định giá tài sản vẫn còn khó khăn; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn thấp; hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chưa cao.

Các đại biểu dự Hội nghị đề nghị thời gian tới, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy đảng, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật; tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để không thể tham nhũng, tiêu cực.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần tiến hành đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, cán bộ, đảng viên thực hiện trách nhiệm nêu gương; phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, cơ quan truyền thông, báo chí và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được kiện toàn, nâng cao hiệu quả; nhất là triển khai có hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước.

Vietnam+

Tính nhân đạo, nhân văn của đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

Có thể thấy, nguyên nhân của lối suy diễn tiêu cực nêu trên trước hết là do nhận thức của một số cá nhân chưa đúng, bị tác động bởi những luận điệu sai trái do các thế lực thù địch và phần tử phản động rêu rao, xuyên tạc. Những biểu hiện này không phải đến bây giờ mới diễn ra mà nó tồn tại âm ỉ, là một mặt trái của đời sống xã hội, khi có tình huống tác động lại bùng lên cục bộ. Chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go, phức tạp. Trong xã hội có giai cấp, không một quốc gia, dân tộc nào có thể triệt tiêu hoàn toàn tham nhũng. Vai trò của đảng cầm quyền và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật chỉ có thể ngăn chặn, xử lý, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi tham nhũng. Ở nước ta, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chính là để làm trong sạch bộ máy, để hệ thống chính trị phục vụ ngày một tốt hơn quyền và lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy, việc điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, tiêu cực, không có mục đích nào khác ngoài việc để cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị xứng đáng hơn với niềm tin và sự phó thác của nhân dân. Với bản chất nhân đạo, nhân văn xã hội chủ nghĩa, việc kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực là để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn, với tinh thần “chặt cành để cứu cây”, “kỷ luật một người để cứu muôn người”... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần phát biểu, khẳng định, kỷ luật, xử lý đồng chí, đồng đội của mình là rất day dứt, đau xót, nhưng đó là việc phải làm, không thể khác được. Phải làm nghiêm, làm mạnh để ai cũng phải có ý thức giữ mình trong sạch, ai đã trót “nhúng chàm” thì phải tự gột rửa để xứng đáng hơn với niềm tin, sự gửi gắm của nhân dân. Như vậy, để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh thì việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và hệ thống chính trị phải làm thường xuyên, kiên trì, kiên quyết. Việc nhiều cán bộ cấp cao, đứng đầu một số bộ, ngành, địa phương... suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng bị điều tra, xử lý là một tổn thất, một nỗi đau của Đảng, nhưng để cơ thể khỏe mạnh, không thể không “phẫu thuật” cắt bỏ những “khối u”, những “tế bào” độc hại...

Chấn chỉnh nhận thức lệch lạc, suy diễn tiêu cực

Trong những ngày qua, sau khi cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc bị khởi tố, bắt tạm giam, dư luận xã hội xuất hiện những thông tin mang tính võ đoán, suy diễn cực đoan, tiêu cực. Trên không gian mạng, những đối tượng có tư tưởng thù địch, chống đối đã suy diễn rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay thực chất là “cuộc thanh trừng nội bộ”, là “các phe phái trong Đảng đấu đá lẫn nhau”... Những cụm từ như “bê bối”, “đụng đến đâu sai đến đó”, “tham nhũng cả hệ thống”, “càng chống, tham nhũng càng nhiều”... được họ sử dụng để chứng minh cho kiểu suy diễn sai lệch, tiêu cực nói trên. Vấn đề này được nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt có tư tưởng thù địch ở hải ngoại tập trung khai thác, làm căn cứ để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, chống phá đất nước với quy mô, cường độ ngày càng tăng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... nảy sinh tư tưởng làm việc cầm chừng, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám đột phá, sáng tạo... Những biểu hiện tư tưởng, luồng thông tin tiêu cực ấy ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường văn hóa, trận địa tư tưởng chính trị trong Đảng, nhất là tổ chức đảng các cấp ở những bộ, ngành, địa phương... có cán bộ chủ chốt tham nhũng, tiêu cực vừa bị bắt tạm giam. Cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị giống như là những “đầu tàu”. Khi “đầu tàu” gặp trục trặc, bị hỏng hóc phải thay thế, tất yếu sẽ có ảnh hưởng nhất định đến cả hệ thống. Những dao động, xáo trộn về tâm lý, tình cảm... trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức của hệ thống ấy là trạng thái tâm lý bình thường. Tuy nhiên, nếu để nó diễn biến theo chiều hướng cực đoan, tiêu cực, làm nảy sinh tư tưởng chán nản, bi quan, thậm chí là bất mãn, có những phát ngôn thiếu tinh thần xây dựng, để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước... thì đó là điều không thể chấp nhận. Trong cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị, những biểu hiện đó cũng chính là mầm mống của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm, cần được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

Một số biểu hiện cơ bản của tính đảng trong thông tin báo chí

Trước hết, về nội dung, yêu cầu của tính đảng trong hoạt động báo chí, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản đề cập, tựu trung lại có mấy vấn đề quan trọng: Một là, tuyên truyền, giáo dục lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hai là, đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá sự nghiệp cách mạng của đất nước. Ba là, tuyên truyền, giáo dục tinh thần đại đoàn kết dân tộc và đấu tranh bảo vệ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bốn là, đấu tranh chống những biểu hiện bảo thủ, lạc hậu, những thói hư tật xấu trong cộng đồng, những rào cản văn hóa trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trong bất kỳ thể chế xã hội nào, báo chí dù trực tiếp hay gián tiếp, là phương tiện và phương thức đi đầu trong cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng; do đó, báo chí trong môi trường truyền thông số luôn phải thể hiện là phương tiện và phương thức siêu kết nối công chúng-xã hội, tức là tận dụng khả năng siêu kết nối của nền tảng số để kết nối nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng. Đó là quá trình báo chí, truyền thông đại chúng tham gia can thiệp xã hội, tức là tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội đã và đang đặt ra. Trong quá trình này, lợi ích chính trị của Đảng, Nhà nước luôn được thể hiện như sợi chỉ đỏ, có tính nguyên tắc. Sức mạnh chính trị, lợi ích chính trị của Đảng, trước hết thể hiện ở niềm tin chính trị của nhân dân. Do đó, báo chí cách mạng cần phải đề cao trách nhiệm chính trị trong xây dựng, kết nối niềm tin từ công chúng và nhân dân. Đảng, Nhà nước đã nêu rõ quan điểm xây dựng “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” và thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. (Trích báo QĐND)

Tính đảng trong thông tin báo chí là hiển nhiên

Trong báo chí, phản ánh thực tế bao giờ cũng có những thuộc tính vốn có của nó. Đó là, phản ánh cái khách quan và phản ánh luôn mang tính mục đích, vì lợi ích nào đó; và tất nhiên là người phản ánh, đưa ra thông tin không thể làm hại đến lợi ích của bản thân mình. Phản ánh do đó có tính chọn lọc. Việc chọn lọc này vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật và thể hiện năng lực của chủ thể sáng tạo, tức là “gói được” bức tranh hiện thực trong phạm vi phản ánh và làm nổi bật bản chất sự kiện, vấn đề thông tin. Những thuộc tính vốn có này, xét cho cùng, cũng trả lời câu hỏi: Phản ánh, thông tin để làm gì, vì lợi ích của ai? Vậy nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn các nhà báo, khi cầm bút, phải tự trả lời được mấy câu hỏi: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? Và cuối cùng mới viết như thế nào? Đây là những câu hỏi nằm lòng mà các nhà báo luôn ghi nhớ, bất kỳ anh ta làm việc ở cơ quan báo chí nào. Bản chất hoạt động báo chí là hoạt động truyền thông đại chúng, hướng tới và phục vụ đông đảo công chúng, xã hội và vì lợi ích cộng đồng. Mỗi cộng đồng, xã hội đều do một giai cấp, một chính đảng thống trị/cầm quyền/lãnh đạo; sự vận động, phát triển xã hội ấy chịu sự chi phối quan điểm, chính sách của đảng cầm quyền. Chẳng hạn ở Hoa Kỳ, quan điểm/chính sách thời ông D.Trump làm tổng thống khác với thời ông J.Biden làm tổng thống, thậm chí có chính sách bài trừ nhau, mặc dù đều là do giai cấp tư sản thống trị. Báo chí Hoa Kỳ, về cơ bản thông tin theo định hướng chính sách của đảng cầm quyền thông qua quyết sách của tổng thống. Như vậy, báo chí ý thức tự giác được quá trình thông tin đứng trên lập trường của đảng phái nào, thông tin vì lợi ích giai cấp nào, cái đó người ta gọi là tính giai cấp của báo chí. Khi báo chí nhận thức được rằng, thông tin phục vụ lợi ích của đội tiền phong và đại biểu lợi ích trung thành của giai cấp, của chính đảng-đó gọi là tính đảng. Như vậy, tính đảng là sự biểu hiện tập trung nhất, đậm đặc nhất, tinh túy nhất của tính giai cấp. Đó là nhìn từ phương diện tư tưởng-chính trị. Còn về lợi ích dân sinh, cần phải xem, lợi ích đó có đáp ứng nhu cầu lợi ích cơ bản, cấp bách của đông đảo nhân dân hay không. Vậy nên, dòng thông tin báo chí thể hiện sâu sắc tính đảng, nếu gắn chặt với tính nhân dân, tính dân tộc, thì báo chí sẽ quy tụ và thể hiện được sức mạnh thực tế. Lợi ích căn bản và cấp bách của nhóm xã hội lớn, được báo chí ủng hộ và bảo vệ, đồng thời báo chí sẽ khơi nguồn, hình thành dư luận xã hội. (Trích báo QĐND)