Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ đi
lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) là con đường tất yếu, đem lại tự do, bình đẳng và
hạnh phúc cho con người. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBNC) là một
giai đoạn trong tiến trình vận động của xã hội loài người, và với những điều
kiện mới ngày nay, các nước, các dân tộc hoàn toàn có thể đi lên CNXH, bỏ qua
chế độ TBCN. Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, và tiếp đó sự
ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, sự thành công của cách mạng
Trung Quốc với sự thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, và đặc
biệt là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là minh chứng cho dự báo thiên tài của các nhà kinh điển
chủ nghĩa Mác-Lênin về sự ra đời và phát triển của CNXH.
Tuy nhiên, trên bước đường phát triển “zíc zắc” của
xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được, CNXH cũng có những thăng trầm, có
những hạn chế, sai lầm do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó sự
sụp đổ mô hình CNXH ở Liên xô và Đông Âu, được xem như “một chấn động chính trị
khủng khiếp nhất thế kỷ XX”. Vin vào sự kiện này cùng những hạn chế, sai
lầm trên bước đường phát triển của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
(XHCN), các lực lượng chống đối CNXH hội luôn giọng điệu phủ nhận con đường
phát triển XHCN, xem đây là con đường bế tắc, không có tương lai…Họ cho rằng sự
sụp đổ của mô hình CNXH là do “sự lạc hậu, lỗi thời của bản thân chủ nghĩa Mác
- Lênin”; và bởi, “chủ nghĩa xã hội mà Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ
nghĩa xã hội “không tưởng”, không bao giờ thực hiện được”.
Nhưng thực tiễn phát triển đã và đang minh chứng cho con đường tất yếu này. Sự
cải cách, đổi mới thành công của một số nước đi theo con đường XHCN trong hơn 3
thập niên qua được cả thế giới thừa nhận, tiếp tục khẳng định tương lai phát
triển của CNXH. Thành công này khẳng định tính cách mạng và khoa học của chủ
nghĩa Mác-Lênin và sự sáng tạo của các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Bên cạnh sự đổi mới, cải cách phát triển của CNXH,
trước những thay đổi của điều kiện phát triển, CNTB cũng đã buộc phải điều
chỉnh, lợi dụng các thành tựu của khoa hoc công nghệ tạo ra bước phát triển
nhất định, song vẫn không thể khắc phục được các mâu thuẫn cơ bản vốn có trong
lòng CNTB. Chính những mâu thuẫn trong mô hình phát triển đã đẩy CNTB tiếp tục
lâm vào các cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ cũng như các cuộc khủng hoảng cơ
cấu trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: khủng hoảng y tế, chính trị,
môi trường… “Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã
hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị
giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng
lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình
huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển",
từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các
xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình
huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể
chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể
giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những
tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao
động và tư bản toàn cầu”.
Những điều đó cho thấy CNTB không phải là tương lai của xã hội loài người./.
T3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét