Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Cần có đánh giá đúng về nhân quyền

Vừa qua, cơ quan nghiên cứu của Nghị viện châu Âu công bố bản báo cáo về các hoạt động hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới của Liên minh châu Âu (EU Support for human rights defenders around the world). Đáng tiếc, nội dung của bản báo cáo nàychứa đựng những thông tin không khách quan, sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Theo nội dung của báo cáo mới được đưa ra, Liên minh châu Âu cho rằng, họ đã gặp nhiều giới hạn trong việc bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam; vu cáo những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền bị kiểm soát ngặt nghèo, chính quyền Việt Nam sẵn sàng đàn áp những người hoạt động nhân quyền “một cách trắng trợn”. Từ đó, đặt ra yêu cầu đòi hỏi Việt Nam thoả hiệp, thả các “tù nhân chính trị” để đạt được lợi ích… Để bảo vệ cho những luận điểm trên, cơ quan này đưa ra dẫn chứng về trường hợp của Phạm Đoan Trang, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… và kết luận việc bắt giữ, kết án các đối tượng này là “tuỳ tiện”, việc xét xử “không công bằng, làm oan người vô tội”?! Đây không phải là lần đầu Nghị viện châu Âu đưa ra những đánh giá, nhận định sai trái, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Điều này đã đi ngược lại lợi ích, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU. Phải khẳng định rõ, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo các quy định của pháp luật. Việt Nam luôn ủng hộ và chào đón các cơ quan, tổ chức quốc tế đến nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền trong nước trên cơ sở công bằng, minh bạch, khách quan, tôn trọng lẫn nhau. Đảng, Nhà nước Việt Nam sẵn sàng đối thoại một cách hết sức cởi mở trên lĩnh vực quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau với cộng đồng thế giới và đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm tốt của đất nước trong đảm bảo quyền con người. Nhiều năm qua, Việt Nam đã tham gia vào cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Thông qua cơ chế này, Việt Nam thể hiện rõ chính sách, nỗ lực cũng như thành tựu của đất nước trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. Thực tế, Việt Nam được bạn bè quốc tế công nhận, đánh giá cao trên lĩnh vực này và đã được tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 -2016.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét