Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Cái nhìn chính xác về nhân quyền ở Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà phủ nhận những kết quả tích cực đã đạt được trong việc bảo đảm nhân quyền. Nhân quyền là một lĩnh vực rộng, liên quan trực tiếp đến đời sống của con người, là tổng hợp của các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó, những quyền cơ bản, thiết yếu, thực tế nhất là quyền được sống, quyền được bình đẳng, quyền được phát triển trong một xã hội an toàn, quyền được học tập, quyền được lao động… Một vài số liệu dẫn chứng cho thấy Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong bảo vệ quyền con người là: Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020; đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tại Việt Nam không có khủng bố, người dân được sinh sống và lao động trong môi trường an ninh, an toàn, ổn định… Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2022 của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc quốc gia của Việt Nam xếp vị trí 77 (tăng 2 bậc so với năm 2021). Hiện nay, Việt Nam là một điểm đến được nhiều bạn bè quốc tế lựa chọn. Không chỉ đến với mục đích du lịch ngắn ngày, số người nước ngoài đến Việt Nam cư trú, lao động, học tập dài ngày ngày càng nhiều. Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, năm 2021, Việt Nam có 101.550 lao động nước ngoài, đến từ hơn 110 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong số đó, có không ít người là chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Như vậy thử hỏi, nếu tình hình nhân quyền của Việt Nam “hết sức tồi tệ” thì liệu điều này có thể xảy ra hay không? Xin nhắc lại lời than của “nhà dân chủ” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khi sống ở xứ sở cờ hoa trong mùa dịch COVID -19 rằng: “Nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ”. Rõ ràng, ở quốc gia nào cũng tồn tại những góc khuất, những vấn đề còn bức xúc trong đời sống xã hội, dù đó là những nước đang phát triển hay nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ cũng vậy. Vì vậy, không thể tuyệt đối nền dân chủ, nhân quyền của một quốc gia, một chế độ nào và coi đây là hình mẫu bắt buộc cho đất nước khác. Một quốc gia có nhân quyền hay không, có tốt đẹp hay không thì chỉ người dân đất nước đó mới có thể đánh giá. Đồng thời, trước khi đánh giá về tình hình Việt Nam, các quốc gia, tổ chức quốc tế hãy tự nhìn lại chính mình, tự xoá bỏ “bóng tối dưới chân đèn” của chính mình. (Trích Báo CAND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét