Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo xử lý nhiều vụ án quan trọng có liên quan đến các cán bộ, đảng viên. Đã cách chức, giáng chức, giáng cấp, khai trừ, kỷ luật hàng nghìn cán bộ, đảng viên có vi phạm. Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp của Đảng, sĩ quan cao cấp trong LLVT đã bị truy tố do vi phạm pháp luật. Trong số các vụ án nói trên có không ít vụ là do các đối tượng đã lợi dụng danh nghĩa, danh tiếng của cá nhân, tổ chức để làm liều. Điển hình là các vụ án như vụ Phan Văn Sào Nam, lợi dụng, cấu kết với một số cán bộ để tổ chức đánh bạc và rửa tiền; vụ Phan Văn Anh Vũ lợi dụng chức vụ, quyền hạn, núp bóng cấp trên, lôi kéo, tha hóa cán bộ và đã phạm nhiều tội nghiêm trọng như: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ; Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản. Hoặc như phạm nhân Trịnh Xuân Thanh (bị tòa án xét xử năm 2018), trước khi bị khởi tố đã có một quá trình vi phạm pháp luật, tham nhũng, nhưng lợi dụng các mối quen biết, tiếp tục “luồn lách” “chui sâu, leo cao” và được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Sở dĩ Thanh tham nhũng, vi phạm pháp luật trong thời gian dài có một nguyên nhân rất quan trọng đó là dựa bóng cấp trên, dựa vào sự bao che của cấp trên để phóng tay làm liều, biết sai mà vẫn làm. Việc Thanh bị báo chí phanh phui từ hành vi sử dụng chiếc xe ô tô tư nhân đắt tiền, nhưng lại gắn biển xe công vụ thực chất chỉ là giọt nước tràn ly và cũng là xuất phát từ thói huênh hoang, khoe mẽ, “coi trời bằng vungˮ của một cán bộ đã nhiễm thói hư, tật xấu từ lâu...
Trên
đây chỉ là một số vụ án lớn, điển hình về sự tha hóa của cán bộ có nguyên nhân
khởi nguồn từ thói dựa hơi, dựa tiếng cấp trên, thậm chí tha hóa cán bộ cấp
trên để tạo tấm bình phong cho mình làm liều, làm bậy, vi phạm pháp luật nghiêm
trọng. Trong thực tế cuộc sống, cũng còn nhiều cán bộ, đảng viên mới có một
chút chức quyền trong tay nhưng đã bộc lộ thói huênh hoang, làm liều, như: Dọa
nạt, hành hung cán bộ, nhân viên khi họ đang thi hành công vụ; mạt sát, coi
thường, sách nhiễu nhân dân khi người dân có việc cần đến cơ quan công quyền;
nịnh trên, nạt dưới, vi phạm dân chủ ở cơ quan, đơn vị... Thậm chí có cả những
người có học hàm, học vị, giữ chức vụ quan trọng ở một nhà trường, nhưng lại
nói năng lỗ mãng, hống hách, ứng xử thiếu văn hóa với khách đến tìm hiểu về cơ
quan, đơn vị mình. Những hiện tượng này đang xảy ra khá phổ biến và đã được các
cơ quan báo chí đăng tải, phê phán, nhưng xem ra việc khắc phục, sửa chữa
chuyển biến tiến bộ còn rất chậm. Mới đây, phát biểu trong Hội nghị Văn hóa
toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra một số thói hư, tật xấu,
thiếu văn hóa... của một số cán bộ, đảng viên và thói học đòi, tiếp thu thiếu
chọn lọc văn hóa nước ngoài. Sự ý nhị của Tổng Bí thư khi đọc bài thơ “Chân quêˮ
của Nguyễn Bính, trong đó nhấn mạnh mấy câu cuối của bài thơ này: “Hoa chanh nở
giữa vườn chanh/Thầy u mình với chúng mình chân quê/Hôm qua em đi tỉnh về/Hương
đồng gió nội bay đi ít nhiều” là lời nhắc nhở sâu sắc cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, xây dựng và duy trì lối
sống trong sáng, lành mạnh, có văn hóa...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét